Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
Hỏi đáp nhanh
 
 
 
Kết quả
Vietgle Tra từ
Chuyên ngành Anh - Việt
Classless Interdomain Routing
|
Tin học
Tuyến liên vùng không phân lớp (viết tắt CIDR)
Một vấn đề đi cùng với sự bùng nổ Internet là các địa chỉ IP ( Internet Protocol) ngày càng trở nên ít đi. CIRD là một giải pháp tạm thời cho vấn đề này. Nó được bổ sung lần đầu tiên vào đầu thập niên 1990. Trong khi về lý thuyết không gian địa chỉ IP 32 -bit có thể cung cấp hai tỷ địa chỉ, một hệ thống phân lớp được cho là không có hiệu quả khi sử dụng các địa chỉ này. Hệ thống phân lớp này được thiết lập vào những ngày đầu Internet được thiết lập, khi đó không ai ngờ là nó có thể lớn như ngày nay. Về cơ bản, hệ thống phân lớp này được phát triển để cung cấp phạm vi và các địa chỉ mạng khác nhau và để những tổ chức khác nhau có thể lựa chọn các lược đồ địa chỉ phù hợp với nhu cầu của họ. Tất cả có 126 mạng lớp A với 16 triệu máy chủ ( host ) mỗi mạng 16384 mạng lớp B với 65536 máy chủ mỗi mạng, và trên hai triệu mạng lớp C với 254 máy chủ mỗi mạng. Các mạng lớp A đều đã được chọn, còn các mạng lớp C thì quá nhỏ đối với nhiều tổ chức. Sau đó, tất cả mạng lớp B cũng được chọn vì chúng phù hợp với lợi nhuận của nhiều công ty, tổ chức. Mặc dù thế, nhiều địa chỉ máy chủ ở lớp B không được các tổ chức sở hữu sử dụng đến. Đây là chổ lãng phi các địa chỉ IP của hệ thống phân lớp. Bây giờ coi như mọi địa chỉ IP được chia làm hai phần. Một phần chỉ mạng và phần còn lại chỉ máy chủ ( host) trên mạng đó. Nếu chỉ có các lược đồ địa chỉ lớp A được sử dụng thì chỉ có 126 mạng trong giản đồ tuyến và mỗi bộ định tuyến ( router ) chỉ cần theo dõi vị trí của các mạng này. Tuy nhiên các mạng lớp C nhanh chóng được dùng, tạo thành một Internet với hàng triệu mạng. Với số lượng mạng như thế các bộ định tuyến không thể theo dõi hết được. Thay vào đó, các bộ định tuyến trao đổi các bảng thông tin theo tuyến. Nếu những bảng này quá lớn, nó có thể thu hẹp băng thông mạng và dễ gây lỗi trong khi chuyển giao dữ liệu. CIDR, như được định nghĩa trong RFC 1519, được sử dụng để giải quyết một phần nào vấn đề địa chỉ này. Hướng chủ đạo là gán các khối địa chỉ lớp C vào một trạm ( site ) dựa trên số địa chỉ máy chủ ( host ) mà trạm đó cần. Điều này ngăn cản việc lãng phí địa chỉ như đã xảy ra với địa chỉ lớp B. Thêm vào đó, không gian địa chỉ lớp C được chia làm 4 vùng ( Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung và Nam Mỹ, và Châu á Thái Bình Dương). Mỗi vùng được gán 32 triệu địa chỉ. Lược đồ mới mày giúp các bộ định tuyến phâm phối những bãng theo tuyến lớn. Nếu một bản đồ đến từ Mỹ tới một địa chỉ Châu á, nó chỉ đơn giản là chyển tới một cổng Châu á. Xem thêm IP ( Internet Protocol), Routing Protocol and Algorithms , và TCP/IP ( Transmission Control Protocol)