Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
Hỏi đáp nhanh
 
 
 
Kết quả
Vietgle Tra từ
Chuyên ngành Anh - Việt
Web Middleware and Database Connectivity
|
Tin học
Mô hình Web ban đầu rất đơn giản: tạo các trang HTML tĩnh, lưu chúng trong Web server, và để cho người dùng web truy cập chúng bằng giao thức HTTP. Vì văn bản được tạo và lưu trữ trên máy chủ, mọi người dùng web đều truy cập đến cùng văn bản nầy. Tiếp theo là CGI (Common Gateway Interface) được hình thành. Giao diện nầy cho phép người dùng yêu cầu các văn bản động từ web server bằng cách điền vào các trang nhập liệu để đặc tả thông tin họ cần. Web server ngay sau đó tạo văn bản động và gởi đến người dùng. Tuy vậy, tiếp cận nầy là chậm và tương đối giới hạn về chức năng. Trong nhiều trường hợp, các thao tác trên web server còn bị hạn chế vì có thể web server bị quá tải. Web trở thành môi trường rất tinh vi, và người dùng yêu cầu truy cập đến dữ liệu lưu trữ trên các máy chủ back-end và các máy tính mainframe. Người dùng web phải có truy cập trực tiếp hơn đến các dữ liệu back-end. Thế là các middleware dựa trên web và các sản phẩm kết nối CSDL ra đời. Hình W-3. Mô hình ba tầng cung cấp truy cập co giãn được (scalable access) đến dữ liệu back-end. Kiến trúc kết nối CSDL web có dạng mô hình ba tầng trên hình W-3. Mô hình ba tầng chứa tầng biểu diễn (Trình duyệt trang web), tầng lôgíc (business logic - WEb server) và tầng dữ liệu (CSDL back-end và các hệ mainframe). Mô hình nầy hỗ trợ hoàn toàn thiết kế phần mềm và xây dựng các trang web động. Mô hình nầy cũng rất linh động - có thể bổ sung các máy chủ vào tầng giữa và tầng CDSL để xử lý truy cập càng tăng của người dùng. Trong mô hình ba tầng, tầng giữa thực hiện nhiều công việc hơn là chỉ phản hồi các yêu cầu HTTP và gởi các trang web tĩnh hoặc động. Mô hình nầy còn cung cấp các dịch vụ ứng dụng, các chức năng TP (xử lý giao tác), và các phần mềm thành phần tạo bởi Java, ActiveX và các công nghệ khác. Để biết thêm chi tiết về phần mềm thành phần (component software), xem “Component Software Technology”, “CORBA (Common Object Request Broker Architecture)”, và “Distributed Object Computing”. Hạn chế của HTTP là chỉ thiết đặt các kết nối tạm thời để lấy về các trang web và các đối tượng trên trang web. Mỗi lần nhấp chuột có thể thiết đặt kết nối mới và sau đó tắt kết nối, nhưng các ứng dụng khách/chủ tinh vi không thể chạy trong môi trường không hỗ trợ kết nối bền bỉ và không hỗ trợ lưu tạm thời thông tin về lần làm việc hiện hành trên máy khách lẫn chủ. Ví dụ, các giao tác thương mại điện tử có thể đòi hỏi thay đổi các CSDL khác nhau ở nhiều nơi khác nhau cũng như thay đổi thông tin trên máy khách. Tất cả những thay đổi nầy phải xảy ra một cách đồng bộ và được giao phó toàn bộ ở mọi vị trí. Nếu một nơi nào đó không hoàn tất một giao tác, tất cả các hệ thống phải thực hiện lại từ đầu những thay đổi đã thực hiện. HTTP không thể cung cấp tính toàn vẹn cần thiết để thực hiện những giao tác nầy. Do đó, nhiều nhà cung cấp và các ủy ban về chuẩn đã mở rộng web để các giao tác được thương mại an toàn và bảo đảm hơn. CORBA (Common Object Request Broker Architecture) và IIOP (Internet Inter-ORB Protocol) là các ví dụ, và được thảo luận trong các mục tương ứng của cuốn sách nầy. Các mục khác có thể tham khảo là “Middleware and Messaging”, “MOM (Message-Oriented Middleware)”, và “Transaction Processing”. Các hệ xử lý giao tác Tuxedo (BEA Systems) và Encina (Transarc - IBM) ngày nay hỗ trợ web. Người dùng web yêu cầu đến web server như bình thường, nhưng những yêu cầu nầy được xử lý bởi các bộ kiểm tra TP, rồi chuyển chúng đến máy chủ thích hợp để xử lý. Một khía cạnh quan trọng của hệ TP là giảm bớt gánh nặng của các web server. Ban đầu, người dùng liên lạc với web server, và các yêu cầu được gởi đến các web server khác. Điều nầy có ưu điểm là cho phép các yêu cầu được phân phối trên nhiều máy chủ, và như thế gánh nặng chuyển tải cũng được phân phối. MTS (Microsoft Transaction Server) là sản phẩm để phát triển và dùng các ứng dụng phân tán đòi hỏi phải kiểm tra việc xử lý giao tác một cách tin cậy. MTS được thiết kế để làm việc với các ứng dụng dựa trên thành phần hoạt động trên intranet hay Internet. Đặc biệt là MTS đơn giản hóa việc phát triển các ứng dụng đòi hỏi xử lý giao tác. Xem “Microsoft Transaction Server” để biết thêm chi tiết. Database Development Tools for the Web Ngày nay có rất nhiều công cụ tạo thông tin CSDL trên các máy chủ để người dùng web truy cập được qua Internet hay intranet. Một mục đích của những công cụ nầy là giúp các web server truy cập thông tin trên CSDL back-end và xây dựng các trang web dựa trên thông tin yêu cầu bởi người dùng. Một mục đích khác là cung cấp người dùng Internet/intranet công cụ cần thiết để truy cập trực tiếp CSDL sau khi kết nối đến một website. Một số ví dụ về các chuẩn và công cụ về phát triển CSDL web liên thông là: ODBC (Open Database Connectivity). Đây là kiến trúc chuẩn mở định nghĩa cách khách truy cập dữ liệu trên các CSDL không đồng nhất. Ban đầu được định nghĩa bởi Microsoft nhưng bây giờ được dùng phổ cập. Xem “ODBC (Open Database Connectivity), Microsoft” để biết thêm chi tiết. Microsoft OLE DB. Đây là mở rộng của ODBC định nghĩa truy cập đến kiểu dữ liệu phổ dụng (như dữ liệu multimedia, gồm ảnh, âm, và video). Xem “OLE DB” để biết thêm chi tiết. Microsoft ADO (ActiveX Data Object). Tập các giao diện theo ODBC thể hiện tất cả các chức năng của CSDL hiện đại thông qua các đối tượng truy cập. Có thể dùng ADO với hầu hết các ngôn ngữ mô tả, như Javascript, VB Script, và Perl. Microsoft dbWeb. Sản phẩm nầy hỗ trợ web server kết nối với các trình điều khiển ODBC. JDBC (Java Database Connectivity). JDBC cung cấp chức năng tương tự ODBC và ngoài ra còn hỗ trợ các chương trình viết bằng Java và JavaScript. Xem “Java” để biết thêm chi tiết. J/SQL. Đây là chuẩn mở của Oracle để tạo các ứng dụng Java có thể truy cập đến CSDL quan hệ. Oracle NCA (Network Computing Architecture). NCA là tập các công nghệ cho phép tất cả khách, kể cả PC và máy tính mạng, truy cập thông tin trên web server, database server, và các hệ khác. Xem “Oracle NCA (Network Computing Architecture)”. Universal Databases Với web, các nhà cung cấp CSDL cuối cùng bị áp đặt phải xét đến trạng thái có quá nhiều kiểu dữ liệu, không chỉ dữ liệu có cấu trúc. Khi người dùng web truy cập đến đến website, máy chủ ở đây phải xây dựng các trang web, dựa trên yêu cầu người dùng, và chứa không chỉ văn bản, mà còn ảnh, âm và video. Các nhà cung cấp CSDL đã giới thiệu cái gọi là CSDL phổ dụng để xử lý điều nầy. Mỗi nhà cung cấp có cách riêng để cung cấp chức năng CSDL phổ dụng. Oracle cài đặt các cartridge phần mềm, còn Informix dùng các datablade. Cả hai nhà cung cấp hỗ trợ các kiểu dữ liệu và chức năng mới. Sybase dựa trên middleware OmniConnect. Xem them các website của IBM, Informix, Oracle và Sybase dưới đây để biết thêm chi tiết. TỪ MỤC LIÊN QUAN Component Software Technology; Database Conectivity; DBMS (Database Management System); Distributed Applications; Distributed Computer Networks; Distributed Database; Distributed Object Computing; IBM Host Connectibity; IIOP (Internet Inter-ORB Protocol); Middleware and Messaging; Multitiered Architectures; Object Technologies; ODBC (Open Database Connectivity), Microsoft; NCA (Network Computing Archtecture); OLE DB; Oracle ORB (Object Request Broker); SQL (Structured Query Languange); Transaction Processing; và Web Techgnologies and Concepts THÔNG TIN TRÊN INTERNET Database Magazine http://www.onlineinc.com/database DBMS Magazine http://www.dbmsmag.com Object Magazine http://www.sigs.com/omo BEA Systems, Inc. http://www.beasys.com Bluestone Software’s Sapphire http://www.bluestone.com Expersoft’s PowerBroker expersoft.com IBM’s DB2 Universal Database http://www.software.ibm.com Informix’s Universal Database http://www.informix.com Innergy’s Gateways to Data, http://www.innergy.com/webdata.html A Web-to-D0atabase Tool Sampler IONA Technologies’s Orbix http://www.iona.com Microsoft Corp. http://www.microsoft.com Oracle’s Universal Server http://www.oracle.com Sybase’s Adaptive Server http://www.sybase.com Transarc’s Encina http://www.transarc.com Visigenic’s VisiBroker http://www.visigenic.com AFP Technology Ltd. http://www.afptech.com