Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
Hỏi đáp nhanh
 
 
 
Kết quả
Vietgle Tra từ
Chuyên ngành Anh - Việt
Distributed Object Computing
|
Tin học
Tính toán Đối tượng Phân tán Việc tính toán bằng các đối tượng phân tán giúp ta tạo ra các đoạn mã chương trình có khả năng tái sử dụng, thường được gọi là các “đối tượng” hay các “thành phần” và giao diện chuẩn sẽ tạo điều kiện cho chúng phân tán, truyền thông với nhau. Chúng có thể giao tiếp nhau bất kể vị trí nào trên mạng. Thế các đối tượng là gì? Ở đây, các đối tượng chính là những đoạn chương trình nhỏ thực hiện một số tác vụ đặc biệt. Toàn bộ một ứng dụng có thể được tạo nên từ các đối tượng nầy. Nhiều người cho rằng chúng như là các “hộp đen”. Nội dung bên trong của chúng là không quan trọng. Điều cốt lõi là chúng cho ra những gì. Một đối tượng giống như một cái hộp có các nút là điều kiện vào và tạo ra sản phẩm tùy thuộc vào cách ta đưa điều kiện vào thế nào. Mỗi đối tượng độc lập với nhau, có thể kết nối với bất kỳ một đối tượng khác. Do đó giao diện của các đối tượng nầy phải được chuẩn hóa để cho các thành phần khác nhau có thể giao tiếp nhau dễ dàng hơn. Ý tưởng sử dụng các đối tượng giống như các khối bê tông tạo nên toàn bộ một ứng dụng với đầy đũ các tính năng là rất tuyệt vời. Trong môi trường mạng, có một số đối tượng chạy trên các ứng dụng của người dùng, của server …Nếu như các ứng dụng cần nâng cấp thì chỉ có các đối tượng liên quan bị thay đổi mà thôi. Các người dùng có thể tiếp nhận tự động các thay đổi nầy khi họ đăng nhập vào một server nào đó. Nếu người dùng yêu cầu thêm một số chức năng mới, hệ thống sẽ mang đến các đối tượng cần thiết để bổ sung vào. Tất cả các việc nầy đều có thể diễn ra trên bất kỳ một mạng nào. Hai kỹ thuật dùng đối tượng quan trọng đó là Java và ActiveX. Cả hai đều rất quen thuộc trên Internet và các liên mạng intranet. Chắc chắn rồi đây sẽ phát triển mạnh công nghệ chuẩn hóa các kiểu đối tượng phân tán giúp cho tất cả các đối tượng đều giao tiếp được với nhau. Sau đây là phần trình bày chi tiết. Các Môi trường Đối tượng Phân tán Các kỹ thuật đối tượng phân tán có thể được dùng ở mức độ cá nhân, trong mạng diện hẹp hay trên cả Internet. Các ứng dụng ở mức độ cá nhân có thể lưu trú trên nhiều server khác nhau. Trong một tổ chức, các đối tượng được sử dụng ở khắp nơi. Có một số đối tượng là cấu trúc cốt lõi của một hệ xử lý dữ liệu rộng lớn. Trên thượng tầng kiến trúc nầy, các phòng ban hay các nhóm có thể kết nối thêm một số đối tượng phục vụ cho các mục đích chuyên biệt của họ. Vì với giao diện chung của các đối tượng, điều nầy rất dễ thực hiện. Nếu như nhiều công ty có quan hệ thương mại với nhau, thì kỹ thuật nầy sẽ giúp tích hợp các tiến trình thương mại lại. Tất cả những gì cần thiết là tạo ra một giao diện các đối tượng chuẩn cho phép truy xuất dữ liệu chung giữa các đối tượng. Nhưng có lẽ kỹ thuật nầy được phát huy mạnh mẽ hơn ở các ứng dụng trên Internet. Ví dụ việc cập nhật trình duyệt Web. Cụ thể để thể hiện được không gian ba chiều, bạn có thể kết nối với thành phần VRML. Điều nầy giúp mở rộng chức năng của một chương trình chỉ bằng cách chép xuống các đối tượng có hình thức là các logo mà thôi. Một số các đối tượng tạm thời ở dạng logo (biểu tượng) được tải vào vùng nhớ (cache) của server trong một thời gian ngắn. Nếu như trong thời gian đó có ai đến thăm trang web nầy thì server sẽ đưa các logo nầy ra từ cache chứ không cần lấy về từ các vị trí nguyên thủy. Nhưng cũng có những đối tượng được lưu trú lâu dài trong cache ví dụ như các tiện ích quản lý danh sách chứng khoán. Các mô hình phần mềm xây dựng trên nền tảng của thành phần luôn gồm ba phần. Bản thân các thành phần; vật chứa nó -là các giá dùng lắp ráp các bộ phận thành chương trình và chạy chương trình; thành phần thứ ba là kịch bản (script) hướng dẫn các thành phần phối hợp hoạt động lại với nhau. Các vật chứa chính yếu là ActiveX và JavaBeans. Các ngôn ngữ kịch bản là JavaScript và ActiveX Script. Bạn có thể xem trình duyệt Web là một nơi chứa tất cả các đối tượng mà bạn đã thu nhặt được từ Internet và là nơi chạy các đối tượng nầy. Đến đây vấn đề gì sẽ xảy ra cho các ứng dụng phân tán trên các mạng. Đó là vấn đề khi có một thành phần gặp sự cố sẽ gây ảnh hưởng lên toàn ứng dụng. Vì thế bộ giám sát giao dịch là rất cần thiết. Microsoft Transaction Server là một ví dụ điển hình cho vấn đề nầy. Xem “Transaction Processing” để biết thêm chi tiết. Object Request Brokers Tác nhân trung gian trong việc nhận các yêu cầu về đối tượng sẽ xử lý các vấn đề lưu thông mạng để đảm bảo cho giao tiếp của các đối tượng trên mạng với nhau. Ví dụ một đối tượng đang chạy trên client muốn gởi thông điệp đến cho một đối tượng đang chạy trên server, chúng sẽ trao đổi thông qua giao diện của tác nhân trung gian ở mỗi bên. CORBA có thể nói là một kiến trúc điển hình của kỹ thuật nầy do OMG đưa ra và kiểm soát. Hãy thăm địa chỉ: http://www.omg.org để biết thêm chi tiết. Sau đây là một số tác nhân tận dụng tính năng ưu việt của CORBA: DEC’s ObjectBroker site http://www.digital.com Expersoft’s PowerBroker site http://www.expersoft.com Hewlett-Packard’s ORB Plus site http://www.hp.comIONA Orbix’s site http://www.iona.com Visigenic’s VisiBroker site http://www.visigenic.com Các kỹ thuật đang cạnh tranh với CORBA là COM và DCOM của Microsoft. DCOM là phiên bản của COM, có thể chạy trên mạng và là nền tảng cho kỹ thuật ActiveX của hãng nầy. Microsoft mong muốn sẽ phát triển DCOM thành chuẩn công nghiệp. Hãy thăm http://www.opengroup.org http://www.activex.org để biết thêm chi tiết. CORBA và DCOM, cả hai đều được phát triển nhiều năm nay. Mặc dù DCOM xuất hiện sau nhưng nó là một phần của Windows nên dễ dàng được chấp nhận hơn. Bù lại, CORBA hấp dẫn trong môi trường Internet và các mạng khác. Netscape đã ứng dụng CORBA vào trình duyệt Web và thế là một kỹ thuật mới ra đời,“ORBBlets”, cho phép các ứng dụng thành phần Java giao tiếp với các đối tượng theo yêu cầu CORBA. Thế mạnh của DCOM là đặt nền tảng trên môi trường Windows. Thật vậy, hàng nghìn lập trình viên đã quen thuộc và rất nhiều các ứng dụng hiện tại chạy rất hiệu quả trên môi trường nầy. Khác hẳn với DCOM và CORBA, Sun Microsystems triển khai RMI (Remote Message Invocation) cho phép các đối tượng Java giao tiếp với mạng khác chỉ bằng phương thức cục bộ. RMI có thể được dùng giữa khách hàng Java và máy chủ Java. TỪ MỤC LIÊN QUAN ActiveX; COM (Component Object Model); Component Software Technology; Compound Documents; CORBA (Common Object Request Broker Architectures); DCOM (Distributed Object Model); IBM Network Computing Framework; Java; Middleware and Messaging; Netscape ONE Development Environment; Object Technologies; OMA (Object Management Architectures);Oracle NCA (Network Computing Architectures); ORB (Object Request Broker); RMI (Remote Message Invocation); và Sun Microsystems Solaris NEO. THÔNG TIN TRÊN INTERNET ComponentWare Consortium, Inc. http://www.componentware.com Microsoft Corporation http://www.microsoft.com Netscape Communications Corp. http://www.netscape.com OMG (Object Management Group) http://www.omg.org The Open Group http://www.opengroup.org The Open Group’ ActiveX site http://www.activex.org Software AG Americas, Inc. http://www.sagus.com Sun Microsystems’ Solaris NEO site http://www.sun.com/solaris/neo