Tin học
Định tuyến liên vùng không phân lớp
Một trong các vấn đề về sự bùng nổ của Internet là các địa chỉ IP (Internet Protocol) ngày một khan hiếm. CIDR là một giải pháp tạm thời (interim) cho vấn đề nầy. Lần đầu tiên nó được thực hiện vào đầu những năm 1990. Trong khi không gian địa chị IP 32 bit về lý thuyết có thể cung cấp lên đến hai tỉ địa chỉ, một hệ phân lớp được cài đặt làm việc sử dụng các địa chỉ nầy không hiệu quả. Hệ phân lớp được thực hiện vào những ngày đầu của Internet khi không ai nhận thức được rằng Internet lại phát triển rộng lớn như ngày nay.
Về cơ bản, hệ phân lớp được phát triển để cung cấp một phạm vi và nhiều địa chỉ mạng khác nhau và cho phép các tổ chức khác nhau chọn lựa sơ đồ địa chỉ IP phù hợp với các yêu cầu nội bộ của họ. Có 126 mạng thuộc lớp A với hơn 16 triệu máy chủ cho mỗi mạng, 16,384 mạng thuộc lớp B với 65,534 máy chủ cho mỗi mạng, và có trên 2 triệu mạng thuộc lớp C với 256 máy chủ cho mỗi mạng. Các địa chỉ mạng lớp A đã phân bổ xong, và hầu hết các tổ chức là quá lớn không dùng được mạng lớp C. Do vậy tất cả các mạng lớp B được sử dụng vì nó phù hợp với hầu hết các công ty và tổ chức. Tuy vậy, nhiều địa chỉ mạng (host address) chưa được sử dụng bởi các tổ chức có địa chỉ lớp B. Đây là sự lãng phí địa chỉ IP của hệ phân lớp. Chúng ta xét mỗi địa chỉ IP được chia ra làm hai phần. Một phần dùng cho mạng, phần kia cho máy chủ trên mạng. Nếu chỉ sử dụng sơ đồ địa chỉ lớp A thì chỉ có 126 mạng trong sơ đồ định tuyến và mỗi bộ định tuyến chỉ cần lưu lại vị trí của các mạng nầy. Tuy nhiên, các mạng lớp C nhanh chóng được phân bố, tạo ra hàng triệu mạng trên Internet. Đây là một số lượng mạng quá lớn để khiến các bộ định tuyến rất khó có thể theo dõi được. Ngoài ra, các bộ định tuyến còn trao đổi các bảng thông tin định tuyến. Nếu các bảng nầy lớn, chúng có thể làm thu hẹp băng thông mạng và dể xảy ra lỗi trong khi truyền.
CIDR, được mô tả trong RFC 1519, giải quyết một phần vấn đề địa chỉ. Ý tưởng cơ bản là gán các khối lớp C cho một nơi dựa trên số các máy chủ tại nơi đó. Điều nầy tránh được sự lãng phí địa chỉ như đã xảy ra với địa chỉ lớp B. Hơn nữa, không gian địa chỉ lớp C được chia ra làm 4 khu vực trên thế giới (châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Nam Mỹ, và Châu á Thái Bình Dương). Mỗi vùng được gán 32 triệu địa chỉ. Sơ đồ nầy giúp cho bộ định tuyến không cần dùng bảng định tuyến lớn. Nếu một gói dữ liệu (datagram) đến một bộ định tuyến ở Mỹ với một địa chỉ Châu A,Á nó được chuyển tiếp đến một cổng (gateway) ở Châu Á.
TỪ MỤC LIÊN QUAN
IP (Internet Protocol); Routing Protocol and Algorithms; TCP/IP(Transmission Control Protocol/ Internet Protocol)