Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
Hỏi đáp nhanh
 
 
 
Kết quả
Vietgle Tra từ
Chuyên ngành Anh - Việt
SNA (Systems Network Architecture)
|
Tin học
Kiến Trúc Hệ Thống Mạng SNA được giới thiệu vào năm 1974 - là hệ thống của IBM để kết nối họ sản phẩm 3270 của hãng nầy. SNA được thiết kế trong giai đoạn mà có rất nhiều trạm không lập trình được kết nối vào hệ thống IBM. SNA cung cấp đường dẫn cố định giữa các máy kết nối để cho người sử dụng đang làm việc ở một trạm nầy có thể truy cập bất kỳ đến máy khác cũng đang kết nối với hệ thống nầy. Vì SNA được thiết kế để tập trung môi trường chỉ gồm máy tính lớn IBM do đó nó không phù hợp cho môi trường mạng ngang hàng, khách/chủ, đa cung cấp hay đa giao thức. IBM đưa ra giải pháp như APPC (Giao tiếp cao cấp giữa chương trình và chương trình) và APPN (Mạng ngang quyền cải tiến) cho phép các hệ thống lớn nhỏ hoạt động bình đẳng. Bắt đầu từ năm 1996, nhiều trang Web của IBM đã thấy được khả năng chuyển sang TCP/IP hơn là dùng hệ thống mạng IBM, Thực vậy, IBM và các nhà cung cấp khác như Cisco Systems đang phát triển những phần cứng và phần mềm để kết hợp những hệ thống cũ vào mạng TCP/IP. Điều nầy sẽ được thảo luận trong mục “Kết nối máy chủ IBM”. SNA Ngăn xếp của giao thức SNA được so sánh với ngăn xếp của giao thức OSI trong hình S-6. Cần nhớ rằng ISO (Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa) dùng ngăn xếp giao thức SNA của IBM như là một mô hình bắt đầu cho ngăn xếp OSI. Ngăn xếp giao thức bao gồm những tầng sau: Tầng vật lý (physical layer): cho phép nhiều dạng kết nối vật lý khác nhau. Tầng liên kết dữ liệu (data link layer): định nghĩa SDLC (kiểm soát liên kết dữ liệu đồng bộ) và giao thức LAN như Token Ring. Tầng kiểm soát đường dẫn (path control layer): kiểm soát đường dẫn có thể chia nhỏ dữ liệu và tổng hợp chúng lại cho dễ truyền. Tầng truyền (Transmission layer): cung cấp những phục vụ hướng đến kết nối mà có thể thiết lập kết nối giữa hai điểm cuối để theo dõi dòng dữ liệu và đảm bảo sự phân phát dữ liệu. Tầng dòng dữ liệu (data flow layer): theo dõi dòng dữ liệu và quản lý các “đối thoại” giữa hai điểm cuối để phòng tràn dữ liệu. Tầng trình bày (presentation layer): thực hiện vũảc trao đổi dữ liệu và trình bày các giao diện ứng dụng. Tầng giao dịch (transaction layer): cung cấp ạ giao diện của dịch vụ mạng cho các ứng dụng. Như đã đề cập trong mục “Môi trường máy tính lớn IBM”, một mạng SNA IBM gồm có hệ thống chủ, các trạm (hay các máy tính cá nhân chạy những phần mềm mô phỏng) và máy in, bộ kiểm soát cluster, bộ kiểm soát truyền thông và những thành phần khác. Các trạm và các máy in được nối với các bộ kiểm soát cluster và lần lượt các bộ kiểm soát cluster nầy kết nối vào máy chủ hay bộ kiểm soát truyền thông nếu chúng ở xa máy chủ quá. Những phần cứng nầy và những phần mềm được cài trong chúng được gọi là các nút (node) và các nút nầy kết nối với các kết nối dữ liệu. Nút là những điểm trung gian hay điểm cuối của nhiều loại mạng bao gồm mạng loại 2 (máy tính, trạm và máy in), loại 4 (bọâ kiểm soát truyền thông) và loại 5 (máy chủ). Phương tiện kết nối các nút là dây đồng, dây cáp quang hay sóng vi ba. Giao thức BISYNC (truyền thông nhị phân đồng bộ) , Token Ring, và gần đây là Ethernet, Frame Relay, ATM và gần nhất là Internet kiểm soát các kết nối dữ liệu. Khi người sử dụng chạy một ứng dụng, anh ta sử dụng một ca làm việc. Ca làm việc là một kênh kết nối vào một đơn vị có địa chỉ trên mạng. Mạng SNA bao gồm các đơn vị luận lý hay các LU (các cổng để truy cập tài nguyên mạng) và các đơn vị vật lý hay các PU điều khiển các hoạt động quản lý mảng và kiểm soát các kết nối viễn thông. Phần mềm SSCP (Điểm kiểm soát phục vụ hệ thống) chạy trên máy chủ và quản lý mọi tài nguyên trong phạm vi máy chủ. Phần mềm NCP (chương trình kiểm soát mạng) chạy trên các bộ kiểm soát truyền thông (bộ xử lý đầu - cuối) để giải thoát máy chủ ra khỏi những quá trình như dẫn đường, quản lý khu vực, thiết lập bộ nhớ trung gian cho dữ liệu vào ra, tìm lỗi và chỉnh sửa trong truyền thông và những công việc khác. Hình S-6 So sánh ngăn xếp giao thức SNA và OSI Các thành phần khác nhau của một mạng SNA như trong hình S-7. Một tính năng SNI (kết nối mạng SNA) cung cấp một các thức kết nối đến hai hệ thống chủ riêng biệt ở những vùng khác nhau gọi là subareas hay domain. SNI trộn lẫn và ánh xạ tên và địa chỉ các tài nguyên mạng lên hệ thống kết hợp và cho chúng những tên riêng (bí danh) để tránh nhầm lẫn. SNI cũng đôi khi được dùng trong các ứng dụng EDI (Trao đổi dữ liệu điện tử) giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất hay giữa hai công ty kết hợp. Kiến trúc hệ thống mạng (SNA) trong môi trường mạng mới SNA là một vấn đề trong hầu hết các môi trường mạng. SNA cho phép duy trì tính kế thừa của các hệ thống nhưng SNA là một giao thức không có khaí nầng âặnh tuÀẳn nghĩa là nó không thể đi theo các ranh giới được kết nối theo một tuyến nhất định. Một vài tổ chức xây dựng hai cơ sở hạ tầng cho truyền thông - một cho khả năng tải SNA không có khả năng định tuyến và một cho khả năng tải TCP/IP. Một giải pháp khác là kết hợp SNA vào các gói của giao thức theo tuyến như IP được gọi là “tạo đường hầm” (tunneling). DLSw (đảo liên kết dữ liệu) là một tiêu chuẩn cho việc tạo đường hầm hay kết hợp IBM SNA (Kiến trúc hệ thống mạng) và ứng dụng NetBIOS qua mạng IP (giao thức Internet). Xem “DLSw” để biết thêm chi tiết. Hình S-7 Các hệ máy chủ SNA và kết nối liên mạng Còn một giải pháp khác là cài cổng SNA cho phép những server kết nối hệ thống SNA vào mạng LAN và cung cấp mọi sự biên dịch cần thiết để tải thông tin giữa những hệ thống nầy. Microsoft SNA server là một hệ thống như vậy. Ngày nay, khuynh hướng là mở rộng mạng TCP/IP đến những hệ thống máy tính lớn chạy giao thức TCP/IP. Do đó, mọi hệ thống dùng giao thức như nhau sẽ không cần cổng. Những bộ duyệt Web cho phép kết hợp dữ liệu theo một cách khác thậm chí ngay cả khi dữ liệu được trữ trong những hệ thống máy tính lớn dùng giao thức không Web (non-Web protocol). Ví dụ, những bộ duyệt Web có thể cho truy cập đến những ứng dụng SNA qua mạng nội bộ dựa trên TCP/IP hay những kết nối xa. IBM và những nhà cung cấp khác cải tiến kỹ thuật cho phép truy cập SNA thông qua bộ duyệt Web. Vấn đề nầy sẽ được nói thêm trong phần “Kết nối máy chủ IBM”. Từ mục liên quan AnyNet, IBM; APPC (Truyền thông cải tiến chương trình đến chương trình); APPN (Mạng bình đẳng cải tiến); DLSw (đảo liên kết dữ liệu); Mạng doanh nghiệp; HPR (High - Performing Routing), IBM; IBM (Máy tính kinh doanh quốc tế); Kết nối máy chủ IBM; Môi trường máy tính lớn IMB và Thiết kế mở IBM (IBM Open Blueprint). thông tin trên Internet Công ty IBM http://www.ibm.com Sản phẩm IBM http://www.ibm.com/Products Phần mềm IBM http://www.software.ibm.com Mạng IBM http://www.networking.ibm.com Giới thiệu của H. Gilbert http://www.pclt.cis.yale.edu/pclt/COMM/SNA.HTM Về SNA