Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
Hỏi đáp nhanh
 
 
 
Kết quả
Vietgle Tra từ
Chuyên ngành Anh - Việt
Routing Protocols and Algorithms
|
Tin học
Giao thức và thuật toán định tuyến Một liên mạng như mạng intranet dựa trên TCP/IP hay Internet bao gồm rất nhiều bộ định tuyến và các kết nối giữa các bộ định tuyến nầy. Mạng nầy bắt buộc phải có lược đồ cấu trúc để các bộ định tuyến xác định hoạt động với các gói sẽ được truyền đến các mạng và các máy khác. Bộ định tuyến sử dụng các giao thức và thuật toán định tuyến tự động lập lược đồ cấu trúc mạng và chia xẻ thông tin đó với bộ định tuyến khác. Vì thế, giao thức định tuyến cung cấp cấu hình định tuyến động (dynamic routing configuration). Nếu không có các giao thức định tuyến, nhà quản trị mạng phải tự cấu hình bảng định tuyến trong mỗi bộ định tuyến. Cách nầy được gọi là định tuyến tĩnh (static routing). Các bộ định tuyến lưu trữ thông tin trên bảng và kiểm tra bảng nhằm xác định đường đi tối ưu trên mạng cho các gói. Nếu mạng bị tắc nghẽn hay nối kết thất bại, các tuyến thay thế khác có thể được tìm thấy trên bảng. Sau vài năm, một số các giao thức định tuyến được phát triển. Phần lớn tập trung vào các giao thức dùng cho Internet. Bạn sẽ tìm thấy thông tin liên quan trong “IP (Internet Protocol)” và “Routers”. Các giao thức định tuyến theo véctơ khoảng cách Các giao thức định tuyến distance-vector xác định các tuyến dựa trên số lượng các hop (bước nhảy) hoặc các chi phí được tính trước tới một đích đến. Thông tin nầy được cung cấp bởi các bộ định tuyến gần nhất. Kỹ thuật nầy chủ yếu dựa trên thuật toán Bellman-Ford. Một giao thức định tuyến distance-vector phổ biến là RIP (Routing Information Protocol - Giao thức thông tin định tuyến). Một bộ định tuyến với vài cổng như hình R-10 có chi phí được gán cho mỗi cổng. Các chi phí nầy được cài đặt bởi các nhà quản trị mạng thể hiện sự ưu tiên của bộ định tuyến nầy so với các bộ định tuyến khác. Các bộ định tuyến nầy thông báo cho các bộ định tuyến khác về chi phí gắn kết vào nó, và các bộ định tuyến kế tiếp sẽ cộng dồn chi phí để xác định lộ trình hiệu quả nhất trên mạng. Ví dụ: Cổng 1 cước phí 10 + cước phí kế 17 = 27 Cổng 2 cước phí 20 + cước phí kế 5 = 25 Cổng 3 cước phí 30 + cước phí kế 7 = 37 Trong trường hợp nầy, bộ định tuyến sẽ gửi gói theo cổng 2 vì cước rẻ nhất tới điểm đích. Bộ định tuyến kế tiếp kết nối với cổng 2 sẽ dự tính các lộ trình kế tiếp, nếu cần thiết. Chú ý rằng các tuyến khác được dùng trong lưu thông tắc nghẽn hoặc lưu thông ưu tiên. Hình R-10 Định tuyến theo véctơ khoảng cách Các thông tin định tuyến được trao đổi giữa các bộ định tuyến khoảng 30 giây một lần. Với thông tin trên nầy, các bộ định tuyến tạo lại bảng định tuyến bằng cách thêm vào các lộ trình mới hoặc xoá các lộ trình cũ. Bảng định tuyến bao gồm địa chỉ mạng, số cổng, chi phí lộ trình, và địa chỉ của hop kế tiếp. Tuy nhiên thuật toán định tuyến distance-vector không thích hợp cho các mạng lớn có hàng trăm bộ định tuyến hay mạng thường xuyên được cập nhật. Trên các mạng lớn, quá trình cập nhật bộ định tuyến mất nhiều thời gian làm cho bảng của bộ định tuyến ở xa nhất không đồng bộ với các bảng khác. Giao thức định tuyến “link state” (tình trạng nối kết) thích hợp hơn trong trường hợp nầy, được đề cập trong phần “Link State Routing Protocols”. RIP (Giao thức thông tin định tuyến) RIP là một giao thức thông tin định tuyến bên trong sử dụng thuật toán định tuyến distance-vector. RIP được dùng trong mạng sử dụng TCP/IP và Netware IPX/SPX (Internetwork Packet Exchange / Sequence packet exchange). Trước kia, RIP được dùng phổ biến, nhưng giờ đây OSPF đã có thể thay thế được vị trí của RIP. Các bộ định tuyến dựa trên RIP yêu cầu thông tin định tuyến từ các bộ định tuyến khác để cậạp nhật bảng định tuyến của nó, trả lời các yêu cầu từ các bộ định tuyến khác, thường xuyên thông báo sự hiện diện của nó để các bộ định tuyến khác biết được cấu hình mạng, và thông báo các thay đổi về cấu hình mạng khi chúng tìm thấy. Đặc tính của RIP là các gói giới hạn dưới 15 hop và bảng định tuyến được trao đổi với các bộ định tuyến khác khoảng 30giây/lần. Nếu một bộ định tuyến không thông báo trong vòng 180 giây, đường đi qua bộ định tuyến nầy được xem như không dùng được. Các vấn đề có thể xảy ra trong lúc tạo lại bảng định tuyến nếu bộ định tuyến nầy được kết nối với một mạng diện rộng chạy chậm. Hơn nữa, trao đổi các bảng làm mạng thường xuyên quá tải, gây tắc nghẽn và các trì hoãn khác. RIP phiên bản 2 mở rộng RIP nguyên bản, cung cấp format thông báo cho phép các bộ định tuyến dùng chung các thông tin quan trọng được thêm vào cho việc xác nhận, thông báo diện rộng và các tính năng khác. Nhóm IETF phát triển thêm phiên bản RIP nầy. Tuy các giao thức định tuyến mới hơn như “link state” rất quan trọng, RIP vẫn rất hữu dụng với các mạng nhỏ. RIP ít khi bị quá tải và dễ dàng cài đặt và quản lí hơn so với các giao thức mới. Giao thức định tuyến trạng thái nối kết Định tuyến Link State đòi hỏi quá trình xử lý nhiều hơn so với kỹ thuật Distance-Vector nhưng kiểm soát hầu hết quá trình định tuyến và đáp ứng nhanh với những thay đổi. Các lộ trình có thể dựa trên việc tránh những vùng tắc nghẽn, vận tốc của đường truyền, chi phí sử dụng đường truyền, hay các mức độ ưu tiên khác. Thuật toán Dijkstra được dùng tính toán các lộ trình dựa trên các bước sau: Số lượng các bộ định tuyến một gói phải đi qua để đến đích. Con số nầy gọi là hop, và số hop càng nhỏ càng tốt. Tốc độ của các dòng truyền tải giữa các mạng LAN. Vài đường truyền dùng các nối kết không đồng bộ có tốc độ chậm, trong khi các đường truyền khác nối kết kĩ thuật số có tốc độ cao. Chậm trễ gây ra bởi tắc nghẽn lưu thông. Nếu một máy đang truyền tải một tập tin lớn, bộ định tuyến phải truyền gói qua tuyến khác để tránh tắc nghẽn. Chi phí của lộ trình, được xác định theo mét bởi nhà quản trị mạng, thường dựa trên phương tiện truyền dẫn. Tuyến rẻ nhất không phải là tuyến nhanh nhất, nhưng thích hợp cho một số loại lưu thông. Giao thức định tuyến Link State phổ biến nhất là OSPF (Open Shortest Path First) và giao thức OSI IS-IS (Intermiditae System-to-Intermidiate System). OSPF được nhóm Proteon phát triển từ phiên bản mới nhất của OSI IS-IS.. OSPF được dùng để định tuyến lưu thông IP trên Internet và mạng TCP/IP. Định tuyến Link State, khi so sánh với định tuyến Distance-Vector, đòi hỏi quá trình xử lý nhiều hơn nhưng kiểm soát hầu hết quá trình định tuyến và đáp ứng nhanh với những thay đổi. Việc cập nhật bảng định tuyến OSPF chỉ thi hành lúc cần thiết. Ưu điểm của kỹ thuật nầy là giảm lưu thông và tiết kiệm băng thông. Các lộ trình trên mạng được chọn dựa trên các tiêu chuẩn xác định bên trên. Một nhà quản trị mạng có thể lập trình các lộ trình trên mạng dựa trên các loại lưu thông. Ví dụ, một lộ trình sử dụng nhiều hop trên mạng sẽ được ưa chuộng hơn nếu đường truyền có tốc độ cao. Hoặc là, một lộ trình được lập trình cho các lưu thông kém hấp dẫn hơn (như e-mail) đối với đuờng truyền chậm và chi phí rẻ. Môi trường tự trị Việc định tuyến trên Internet (thông qua chuẩn TCP/IP) và việc định tuyến OSI dùng khái niệm AS (hệ thống tự trị), hoặc AD (administrative domain - miền quản trị), được xem như là một domain (miền). Về cơ bản, domain là một mạng cục bộ của một tổ chức, một tập hợp các máy và các bộ định tuyến quản trị bởi một quyền duy nhất, như trong hình R-11. Nói cách khác, domain là mạng được quản trị bởi một đại học hoặc một công ty. Internet là một tập hợp các hệ thống tự trị được liên kết với nhau bao gồm các viện giáo dục, các tổ chức chính phủ và các công ty. Môi trường nầy có các giao thức định tuyến bên trong và bên ngoài. Các giao thức bên trong dùng để định tuyến các gói trong một domain. Các giao thức bên trong cổng giao tiếp bao gồm RIP và OSPF. Tại các biên của domain tự trị là các bộ định tuyến nhằm trao đổi thông tin với các bộ định tuyến trong các domain tự trị khác sử dụng các giao thức định tuyến bên ngoài. BGP (Border Gateway Protocol) là giao thức định tuyến bên ngoài thông dụng của mạng Internet. Hình R-11 Các môi trường tự trị Lý do của việc dùng các giao thức khác nhau nầy và sự phân chia các domain trên một mạng lớn như Internet, ở chỗ nếu như chỉ có các bộ định tuyến theo dõi tất cả các hệ thống trên mạng thì không khả thi. Có hàng triệu địa chỉ trên Internet! Các thông tin định tuyến được thiết lập sao cho mỗi thiết bị định tuyến chỉ cần có đủ thông tin để truyền các gói tới bộ định tuyến quan trọng kế tiếp. Phiên bản mới nhất của BGP là phiên bản 4, được trình bày trong RFC 1771. Phiên bản nầy sử dụng thuật toán Distance-Vector và có vài đặc tính của thuật toán Link State. Ví dụ, trong lần “giao tiếp” đầu tiên, các bộ định tuyến trao đổi toàn bộ bảng định tuyến nhưng các lần sau thì chỉ trao đổi thay đổi trong bảng để giảm lưu thông trên mạng. BGP được dùng để thông báo với các mạng tự trị khác về lộ trình bên trong một mạng cục bộ. Trang web của BGP trong Web site của Avi Freedman (xem địa chỉ cuối phần nầy) trình bày một cách ngắn gọn:”Mục đích chính của BGP4 là thông báo các lộ trình cho các hệ thống tự trị khác. Khi bạn thông báo các lộ trình nầy cho hệ thống tự trị khác, điều đó có nghĩa là bạn có thể truyền dữ liệu đến những địa chỉ IP nằm trong những lộ trình nầy.” Từ mục liên quan Backbone Networks; Data Communication Concepts; Internet; Internet Backbone; IP (Internet Protocol); IP Switching; Network Concepts; NHRP (Next Hop Resolution Protocol); và Routers Thông tin trên Internet IETF Routing Information Protocol (rip) Working Group (lists related RFPs) http://www.ietf.org/html.charters/rip-charter.html IETF Open Shortest Path First IGP (ospf) Working Group (lists related RFPs) http://www.ietf.org/html.charters/ospf-charter.html. Border Gateway Protocol 4 (RFC 1771) http://www.internic.net/rfc/rfc1771.txt Avi Freedman’s BGP routing paper (rất phong phú) http://www.netaxs.com/~freeman/bgp.html IETF Inter-Domain Routing (idr) Working Group http://www.ietf.org/html.charters/idr-charter.html IETF New Internet Routing and Addressing Architecture (nimrod) Working Group http://www.ietf.org/html.charters/nimrod-charter.html The Routing Arbiter Project (Access Merit / ISI collaboration) http://www.ra.net Sangoma’s TCP/IP and IPX Routing Tutorial htttp://www.sangoma.com/fguide.htm Routing on the Internet paper http://www.scit.wlv.ac.uk/~jphb/comms/iproute.html Cisco System’s Routing Basics http://www.cisco.com/univercd/data/doc/cintrnet/ito/55171.html