Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
Hỏi đáp nhanh
 
 
 
Kết quả
Vietgle Tra từ
Chuyên ngành Anh - Việt
Network Concepts
|
Tin học
Các khái niệm về mạng Mạng máy tính (Network), là một hệ thống truyền thông cho phép người sử dụng (user) truy cập tài nguyên của các máy vi tính khác, và cho phép trao đổi các thông điệp giữa các user với nhau. Nó cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên trên máy tính của họ với các người dùng khác trên mạng cũng như cho phép user truy cập hệ thống trung tâm tại địa phương hay hệ thống đặt tại văn phòng xa xôi nào đó. Nó còn cho phép thiết lập các kết nối với Internet (mạng toàn cầu) hay với mạng nội bộ của các tổ chức khác. Việc nối kết vào mạng cho phép người sử dụng giải quyết công việc của họ ngay tại nhà hay ngay trên đường đến công sở. Phạm vi hoạt động của mạng Mạng máy tính là hệ thống truyền thông liên kết giữa hai hay nhiều máy tính và các thiết bị ngoại vi. Như được trình bày ở hình N-10, mạng máy tính gồm một sợi cáp nối liền các thiết bị thông qua NICs (network interface card: card giao tiếp mạng). Hình N-11 minh họa cấu trúc logic một hệ thống mạng truyền thông. Các user tác động lẫn nhau qua các phần mềm ứng dụng chạy trên mạng để đưa ra những yêu cầu (ví dụ như: lấy một tập tin về máy mình, hay in một tập tin ra máy in trên mạng). Các ứng dụng liên lạc với nhau qua các phần mềm mạng, cũng như các phần mềm mạng có thể tác động trên phần cứng của mạng. Các phần cứng có trách nhiệm chuyển giao thông tin đến các thiết bị khác trên mạng. Mạng Cục Bộ Mạng cục bộ (Lan), là mạng máy tính trải ra trên một diện tích tương đối nhỏ, ví dụ như mạng của một dãy cửa hàng, hay của một khối các văn phòng. Về mặt kỹ thuật, LAN bao gồm sự chia sẻ môi trường giữa các máy con (workstation: trạm làm việc) với nhau bằng phương pháp truyền thông phát tán. Với phương pháp nầy, bất kỳ thiết bị nào trên mạng cũng có thể truyền đi những thông điệp mà tất cả các thiết bị còn lại có thể nhận được. Như vậy, thiết bị nào được chỉ định địa chỉ sẽ nhận được ngay thông điệp đó. Xin xem phần “LAN (Local Area Network)” để có thêm chi tiết. Hình N-12. Thiết kế mạng tuyến tính (trái) và mạng cấu trúc (phải) Hình N-12 minh họa 2 phương pháp xây dựng mạng LAN. Bên trái là mô hình mạng LAN tương đối nhỏ được xây dựng bằng cáp nối đi dây theo sơ đồ “vòng cánh hoa” (daisy chain), nối từ phòng ban nầy đến phòng ban khác. Mỗi phân đoạn của mạng được liên kết thông qua một cầu nối. Cầu nối cho phép mở rộng mạng để tạo ra phạm vi truyền thông rộng hơn, chúng cũng lọc bỏ các khung dữ liệu không phải của máy trạm trong phân đoạn đích khi được chuyển qua cầu. Phía bên phải là hình ảnh nhiều mạng LAN liên kết với nhau thông qua thiết bị Hub (hộp điều phối) trung tâm có nhiệm vụ vận chuyển dữ liệu liên mạng Lan. Để biết thêm chi tiết, xin xem phần “Bridges and Bridging” và “Hub/Concentrators/MAUs”. Mô hình bên phải trong hình N-13 trình bày một cấu trúc hệ thống theo kiểu đi dây có thứ bậc. Các cáp từ hub trung tâm rẽ nhánh ra hub của từng nhóm con. Hệ thống cáp và hub liên mạng nầy thường được miêu tả như là xương sống (backbone: đường trục) của mạng máy tính. Bạn xem phần “Backbone network” để biết chi tiết. Hai công nghệ mạng LAN nổi tiếng nhất hiện nay là Ethernet và token ring. Xin xem phần “Ethernet” và “Token Ring Network” để biết thêm chi tiết. Liên mạng Tương phản với mạng LAN, Liên Mạng là sự tập hợp các mạng cục bộ, nối lại với nhau thông qua các bộ định tuyến (router). Thông tin phát tán trên mạng LAN nầy không thể vượt qua router để đến một mạng LAN khác được, nhưng các router sẽ gửi tiếp gói dữ liệu có địa chỉ đến thiết bị trên mạng LAN khác được nối trong liên mạng. Hình N-13 minh họa một kiểu liên mạng đơn giản. Hình N-13. Một internetwork tiêu biểu. Mỗi mạng LAN trên Internetwork được gọi là mạng thứ cấp (subnetwork). Giao thức liên mạng (Internetwork protocol), như TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol), hay IPX (Internetwork Packet Exchange), cho phép các thiết bị liên lạc được với nhau thông qua các router liên kết trên mạng. Phần IP trong giao thức TCP/IP cung cấp danh sách các địa chỉ duy nhất của mỗi mạng LAN cho việc liên lạc trên liên mạng. Các router sẽ ghi nhớ các địa chỉ nầy. Mỗi gói dữ liệu truyền qua liên mạng phải có một địa chỉ để nhận dạng mạng và node trên mạng đó. Sau đó router sẽ chuyển tiếp gói tin đó đến mạng đã được xác định. Tham khảo thêm mục “Internetwork”, “IP (Internet Protocol)”, “Routers”, và “Routing Protocols and Algorithms” để biết chi tiết hơn. Mạng diện rộng Mạng WAN nối các văn phòng cách xa nhau của một tổ chức thông qua các kênh truyền thông công cộng hay dành riêng. Cách đây không lâu, chỉ có ít cách để làm điều nầy. Bạn có thể nối mạng các văn phòng bằng các modem quay số chậm chạp hay nối qua các đường truyền thuê bao. Các line nầy có thể truyền dẫn thông tin với tốc độ cao nhưng phải trả cước phí khá lớn vì giá cước sẽ tăng theo khoảng cách. Cấu trúc bên trái trong hình N-14 minh hoạ một trường hợp 4 site liên kết hoàn toàn với nhau trên một liên mạng. Sáu line thuê bao được sử dụng để tạo ra liên mạng nầy, kết quả là phải thanh toán một hóa đơn tiền điện thoại khổng lồ. Một phương pháp thay thế được trình bày ở bên phải trong hình N-14. Ở phương pháp nầy, một line nội hạt cho mỗi site sẽ nối với nhà cung cấp dịch vụ mạng kiểu chuyển mạch gói (packet-switched network) của quốc gia. Trong trường hợp nầy, chỉ yêu cầu 4 line thuê bao nội hạt là đủ. Ta thấy rằng mạng kiểu switch nầy rất giống với Internet. Hình N-14. Các mạng diện rộng. Xem mục “Communication Service Providers”, “Leased Line”, “Packet and cell switching”, “VPN (Virtual Private Network”, và “Wan (Wide Area Network)” để biết thêm thông tin. Các đề tài khác liên quan Còn nhiều đề tài khác trong sách nầy cung cấp thông tin hữu ích cho các thiết kế viên và quản trị mạng. Một vài đề tài được liệt kê sau đây: Client/Server Computing Mô hình đang chiếm ưu thế trong việc thiết kế hệ điều hành mạng và các ứng dụng cho mạng máy tính. Data Communication Concepts Khái niệm cơ bản về cách thức để các thiết bị liên lạc với mạng máy tính và các mối liên kết khác. Communication Services Mô tả các công nghệ và dịch vụ trong việc xây dựng mạng diện rộng. Distributed Computer Network Các kỹ thuật cung cấp cho người sử dụng nhiều khả năng truy cập thông tin hơn, bất kể họ đang ở đâu trên mạng. Distributed Object Computing Mô tả các kỹ thuật hướng đối tượng mới cho các mạng intranet và Internet. Enterprise Networks Mạng trải rộng toàn bộ một tổ chức với tất cả các tài nguyên thông tin trên đó. Intranets and Extranets Các mô hình biến thể và dùng tiêu chuẩn và giao thức của Internet. Mobile Computing Cách thức cung cấp thông tin cho user di động. Network Architecture Các yếu tố cấu thành kiến trúc mạng Network Design and Construction Cách xây dựng một mạng máy tính. Network Management Quản trị mạng máy tính như thế nào. Network Operating System Hệ điều hành được thiết kế cho mạng máy tính. Protocol Concepts Khái niệm, cách thức hoạt động của các protocol Security Bảo vệ mạng máy tính như thế nào. Servers Thông tin về các thiết bị máy chủ. Transport Protocols and Services Cách thức hai hệ thống tổ chức một “cuộc đối thoại” để chuyển giao thông tin và chia sẻ dữ liệu. Virtual Networks Cách thức xây dựng các mạng có thể cạnh tranh với những mạng khác. Voice/Data Networks Làm cách nào mạng máy tính có thể truyền cả âm thanh và dữ liệu. VPN (Virtual Pricate Network) Cách xây dựng mạng diện rộng “nội bộ” trên Internet. WAN (Wide Area Network) Xây dựng Mạng diện rộng như thế nào. Web Technologies and Concepts Internet và công nghệ Web đang làm thay đổi các mạng máy tính ra sao. Wireless Communications Xây dựng mạng truyền thông không dây.