Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
Hỏi đáp nhanh
 
 
 
Kết quả
Vietgle Tra từ
Chuyên ngành Anh - Việt
Internet Backbone
|
Tin học
Đường Trục của Internet Cấu trúc đường trục của mạng Internet đã thay đổi rất nhanh qua các năm. Không chỉ tốc độ truyền dữ liệu tăng mà cấu trúc liên kết mạng của nó cũng có nhiều thay đổi. Chủ đề nầy mô tả cấu trúc đường trục của Internet và các nhà ISP (Internet service providers) cục bộ, vùng, quốc gia và tòan cầu, cùng tham gia vào một bức tranh toàn cảnh truyền thông Internet. Như đã giải thích trong chủ đề “Internet”, mạng Internet khởi thủy từ ARPANET vào cuối năm 1960. Mạng nầy đã phát triển trong suốt những năm 1970 với qũy lấy từ chính phủ Mỹ, đã cung cấp việc nối mạng Bộ Quốc Phòng Mỹ, các tổ chức chính quyền, các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu với nhau. Năm 1985, mạng đã bị tắc nghẽn đến nỗi NSF (National Science Foundation) bắt đầu tính đến việc thiết kế mạng mới. Mạng NSFNET đã được xây dựng, gồm 6 site với các đường 56 Kbit/sec. Giao thức TCP/IP liên kết các phân đoạn mạng với nhau và cung cấp định tuyến lưu thông thông qua các cổng (bây giờ được gọi là router). NSFNET đã tạo ra hạt nhân để các mạng vùng khác nhau có thể nối với nhau. Chú ý: Sơ lược về lịch sử NSFNET cùng với các bản đồ và hình ảnh minh họa nằm ở điạ chỉ http://www.nlanr.net/INFRA/NSFNET.html. Trong suốt những năm từ 1987 đến 1990, đường trục đã được nâng cấp lên T1, và việc điều hành đã được chuyển sang cho Merit. NSF cũng nhận thấy rằng không thể bao cấp cho NSFNET mãi mãi được. Ngoài ra, nhiều tổ chức cá nhân muốn tham dự và họ có tài nguyên để hỗ trợ cho mạng. Năm 1990, NSF đã bắt đầu quá trình thương mại hóa mạng. Điều nầy đã gíup Merit, IBM, và MCI hình thành ANS (Advanced Network and Service), nắm điều khiển NSFNET và kết quả là nâng cấp đường trục lên tốc độ DS-3 (45 Mbits/sec). Năm 1992, NSF đã xác định môt kiến trúc mới sẽ thay thế cho NSFNET. Mạng mới gồm các tính năng và thành phần sau: vBNS (Very high speed Backbone Network Service) cung cấp băng thông 155 Mbits/sec để nối các trung tâm máy siêu vi tính, các phương tiện nghiên cứu và các tổ chức giáo dục. Mạng dùng làm phương tiện cho nghiên cứu và giáo dục NAP (network access point) bốn điểm truy cập mạng cấp vùng đã được yêu cầu để cung cấp một điểm nối và làm phương tiện trao đổi lưu thông cho các mạng vùng và các nhà cung cấp dịch vụ mạng. NAP cung cấp chuyển mạch cao tốc hoặc LAN chia sẻ, cho phép nhiều nhà cung cấp trao đổi lưu thông với nhau. NSP (network service provider) các nhà cung cấp dịch vụ mạng được yêu cầu để nối với ba trong số các NAP và cung cấp việc nối kết cho các mạng vùng để hỗ trợ nghiên cứu và học tập. Routing Arbiter điều phối định tuyến cung cấp bảng tìm đường chung cho tất cả các router được nối với NAP và các trao đổi Internet khác, nhờ đó loại trừ nhu cầu trao đổi thông tin định tuyến giữa các router với nhau. Năm 1994, NSF đã giao hợp đồng về vBNS cho MCI, hợp đồng Routing Arbiter cho Merit (đã là thành viên của Viện nghiên cứu thông tin ở Viện Đại học Nam California) và hợp đồng NAP cho truyền thông MFS ở Washington D.C, Sprint ở New York; Ameritech và Bellcore (bây giờ là Lucent) ở Chicago, Pacific Bell và Bellcore ở Sanfrancisco. vBNS được mô tả trong phần “vBNS (Very high speed Backbone Network Service)”. Phần còn lại của chủ đề nầy sẽ phác thảo cấu trúc hiện hành của Internet dựa vào thiết kế NSF và các hợp đồng trong năm 1994. NAPs and MAEs NAP là các điểm trao đổi thông tin trên Internet. ISP nối vào các điểm nầy để làm hai việc: trao đổi lưu thông với ISP khác (gọi là peering) và bán các dịch vụ vận chuyển cho các ISP khác. Các dịch vụ vận chuyển được dùng bởi các ISP vùng nhỏ và cục bộ cần gửi lưu thông ngang qua mạng ISP quốc gia. Các trao đổi Internet cung cấp dịch vụ chuyển mạch tầng 2, không định tuyến. Sự thoả thuận chung của người dùng NAP là họ trao đổi thông tin định tuyến và lưu thông đi qua NAP không được lọc, giám sát, hay quấy nhiễu. Ngoài bốn NAP ban đầu được bao cấp bởi NSF, nhiều trao đổi Internet khác đã được xây dựng: MAEs (metropolitan area exchanges) về cơ bản MAEs cung cấp cùng một chức năng như NAPs, nhưng không được tài trợ bởi NSF. Các công ty tư nhân đã xây dựng MAEs để bổ sung cho nhu cầu luôn luôn mở rộng của mạng Internet. LAP (local access point) được phát triển ban đầu bởi các dịch vụ mạng CRL, LAP được thiết kế để định tuyến lưu thông với đích tới là các điểm trong một khu vực đô thị. CIX (commercial Internet exchange) dịch vụ trao đổi Internet được hình thành bởi một tập đoàn các nhà cung cấp dịch vụ. (thoạt đầu CIX được phát triển để khảo sát việc sắp xếp của ISP). Hãy đến địa chỉ http://www.cix.org để có thêm thông tin. Các truyền thông MFS duy trì những MAE, bao gồm MAE EAST ở Washington D.C, để nối các ISP chính cũng như các nhà cung cấp tại châu Âu. Vào tháng 6 năm 1996, chuyển mạch FDDI của MAE EAST đạt tốc độ chuyển mạch 380 Mbits/sec. MFS cung duy trì MAE WEST trong Silicon Valley của California, cũng như MAE CHICAGO, MAE DALLAS, MAE HOUSTON, MAE LOS ANGELES, và MAE NEW YORK. Một NFS MAE điển hình chứa một platform chuyển mạch, là một tổ hợp gồm một chuyển mạch Ethernet, một bộ tập trung FDDI, và/hoặc một chuyển mạch FDDI. Tất cả các thiết bị đều được liên kết với FDDI và cung cấp cho các ISP những kết nối tùy chọn. Hình I-8 Kiến trúc đường trục Internet Hình I-8 minh hoạ các NAP và MAE cung cấp các điểm trao đổi lưu thông như thế nào đối với các ISP quốc gia. Có nhiều ISP quốc gia, bốn NAP và nhiều MAE. Chú ý đường đứt nét chỉ ra các kết nối điển hình giữa các Web client và server. Không chỉ ra FIX (Federal Internet exchange) ở viện đại học của Maryland và trung tâm nghiên cưú Ames NASA (Mountain View, California) cung cấp các điểm kết nối cho các mạng liên bang và các lưu thông quốc tế. Chú ý: CERFnet có một bản dồ đáng chú ý gồm các NAP và các ISP nối vào những NAP nầy, có thể xem tại điạ chỉ http://www.cerf.net/cerfnet/about/interconnects/originterconnects.html. LAPs tương tự như những mạng được điều hành bởi các dịch vụ mạng CRL, được thiết kế để tránh các vấn đề một gói tin khi cần được truyền ra ngoài mạng đô thị (hay mạng vùng) đến một NAP, MAE hay các trung tâm chuyển mạch khác, lại quay về lại cùng mạng ban đầu trong tiến trình đến đích của nó. LAP của CRL cho phép các khách hàng trong vùng xây dựng các kết nối PVC (permanent virtual circuit) liên vận frame đến tất cả các thành viên LAP khác. Các dịch vụ nầy được cung cấp sẵn trong hầu hết các thành phố chính của Mỹ và giúp giảm bớt các vấn đề lưu thông trêân Internet bằng cách giữ các lưu thông cục bộ trong địa phương đó. Việc giảm số hop làm giảm bớt mất mát các gói tin và sai sót. LAP CRL cũng được nối vào NAP và MAE. Một dạng trao đổi Internet khác được đề nghị bởi các công ty như Digital. Digital IX của công ty nầy, nằm ở Palo Alto, California, cung cấp một chuyển mạch kết hợp và một trung tâm dữ liệu thương mại. IX cung cấp cho ISP và các khách hàng của nó một sự vận hành thường trực và bảo đảm, mọi loại dịch vụ internet và có thể chọn lựa tín hiệu viễn thông như Pacific Bell và MFS Telecom. Các nhà cung cấp dịch vụ có thể đặt các hệ thống sản phẩm của họ (tức là các server farms) ở hub chính của Internet và nhận sự điều hành hệ thống và các dịch vụ quản trị. Phí tổn kiếm ra hub trên một đường chuyên dụng trở nên không đáng kể, và ISP sẽ có lợi về bố trí, giảm tiêu hao điện năng và chi phí kết nối cao tốc. Thông tin về Digital IX là ở điạ chỉ http://www.ix.digital.com. Phân cấp định tuyến NAP và MAE chỉ cung cấp chuyển mạch, chúng không cung cấp các dịch vụ định tuyến. ISP quốc gia nối các router của nó đến các chuyển mạch NAP và MAE. NAP và MAE nằm ở đỉnh của sự phân cấp nầy. Kế tiếp phía dưới trong sự phân cấp là các router nối với ISP vùng. Phía dưới nữa là các router nối với các ISP cục bộ. Các gói tin trên mạng xuyên quốc gia hay mạng toàn cầu có thể được chuyển qua NAP và MAE, trong một số trường hợp ISP quốc gia có thể nối kết trực tiếp đến một mạng đích từ xa để tránh phải dùng NAP và MAE. Trong các trường hợp khác, các gói tin có thể đi thông qua LAP. Sự phân cấp nầy làm giảm bớt lượng thông tin mà các router địa phương và vùng cần thu thập. Ví dụ, các router cục bộ chỉ cần lưu giữ các đường đi trong mạng cục bộ. Nếu một trong các router nhận một gói tin có địa chỉ mạng lạ, nó đẩy gói tin đến router mức cao hơn. Router nầy có thể biết phải làm cái gì với gói tin nầy. Nếu không, nó cũng sẽ đẩy gói tin đến router mức cao hơn kế tiếp đó. Quá trình nầy có thể tiếp tục cho đến khi gói tin tiến đến router mức đỉnh được nối với NAP và MAE. Như sau đây sẽ giải thích, các router ở mức cao nhất nầy về lý thuyết biết về tất cả các mạng được nối với Internet và có thể đẩy gói tin đến nơi thích hợp. Tip: Bạn có thể dò theo đường của một gói tin đi từ máy tính của bạn đến đích bằng ứng dụng TRACEROUTE trong UNIX hay lệnh TRACERT trong Windows. Ví dụ, gõ vào TRACERT www.whitehouse.gov để xem danh sách các router trên đường đến đến White house. NAP Pacific Bell ở San Francisco được minh hoạ trong hình I-9. NAP nầy là một tình trạng tạm thời khi Pacific Bell nâng cấp từ FDDI lên chuyển mạch ATM. Một trong các tính năng của các router được nối với NAP và MAE là chúng giữ dấu vết của các mạng khác được nối đến NAP và MAE sao cho các gói tin có thể được định tuyến đến bất kỳ đâu trên Internet. Các router Internet tiêu biểu dùng BGP (Border Gateway Protocol) để trao đổi thông tin định tuyến giữa chúng và bằng cách nầy học về các mạng được nối đến NAP và MAE. Các router có thể cũng được lập trình định tuyến bởi người quản trị mạng. NSF tài trợ cho dịch vụ RA (Routing Arbiter), xây dựng một bảng định tuyến chủ bao gồm tất cả mạng trên Internet và cung cấp một chỗ duy nhất nơi mà các router của ISP có thể nhận được thông tin định tuyến. Không có RA, mỗi router phải truy vấn để có thông tin định tuyến từ tất cả các router khác nối với NAP hay MAE. Không phải mọi ISP đều dùng dịch vụ Routing Arbiter. Thay vào đó, nhiều ISP thiết lập hợp đồng với các ISP khác để trao đổi thông tin định tuyến và lưu thông mạng, như sẽ được đề cập đến ngay sau đây. Hình I-9 NAP của Pacific Bell ở San Francisco (tạm thời) Các thỏa thuận ngang hàng và quá cảnh Các ISP có router nối đến NAP và MAE hình thành cái gọi là peering agreement (thoả thuận ngang hàng) với một trong các ISP khác để trao đổi lưu thông. ISP không nhất thiết phải có thoả thuận ngang hàng, cũng như các nhà quản lý NAP và MAE không cần liên quan đến các thoả thuận nầy. Các thoả thuận nầy được dùng cho các nhà ISP có nhu cầu trao đổi thông tin thực sự. Các thoả thuận ngang hàng thường được xây dựng giữa các ISP có cùng kích cỡ trong trường hợp hai bên có những cơ sở hạ tầng khác nhau. Thường thì không phải thanh toán chi phí vì việc truyền dữ liệu và sử dụng cơ sở hạ tầng là bằng nhau giữa hai ISP. Tuy nhiên, một ISP nhỏ hơn chắc chắn khi dùng các dịch vụ của ISP lớn hơn, sẽ tạo ra một quan hệ không cân bằng. Về cơ bản, ISP lớn hơn cung cấp các dịch vụ quá cảnh bằng cách phân phối các gói tin ngang qua mạng trục quốc gia (mạng toàn cầu) đến các mạng khác, nhưng ISP nhỏ hơn thì không thể cung cấp các dịch vụ tương đương như vậy được. Trước đây, nhiều nhà ISP lớn hơn cho phép các ISP nhỏ hơn sử dụng miễn phí mạng quốc gia của họ. Nhưng gần đây, điều nầy đã thay đổi. UUNET Technologies, một trong những ISP lớn nhất thế giới, đã tuyên bố vào đầu năm 1997 rằng họ chỉ muốn ngang hàng với ISP nào có thể truyền tải song phương và cơ bản là ngang bằng nhau, và sẽ không chấp nhận thêm các yêu cầu ngang hàng với các ISP mà cơ sở hạ tầng không cho phép trao đổi lưu thông cùng mức. UUNET chỉ dự trù nối ngang hàng với các ISP điều hành mạng quốc gia có các đường trục chuyên dụng DS-3 (hoặc nhanh hơn) với các kết nối ở ít nhất 4 vị trí điạ lý khác nhau. ISP nối vào NAP và MAE ở dạng thoả thuận ngang hàng song phương hay đa phương với các mạng NAP đính kèm khác được ký hiệu là MLPA (multilateral peering agreement). Một kiểu thoả thuận ngang hàng tiêu biểu khác có sự thoả thuận của các thành viên để trao đổi các tuyến lưu thông ở NAP. Điều nầy liên quan đến việc quảng cáo của các tuyến thông qua BGP-4 (Border Gateway Protocol -4). Các thành viên cũng đồng ý trao đổi lưu thông giữa các khách hàng của tất cả các ISP - thành viên của MLPA. ISP được quyền chọn tuyến truyền trong số các ISP thành viên của MLPA. Ngoài ra, ISP có thể có các thoả thuận ngang hàng phụ cho chính nó, và các thành viên thường cùng sử dụng Routing Registry do RA cung cấp. Từ mục liên quan Internet; Internet Connections; Internet Organizations and Committes; Intranets and Extranets; IP (Internet Protocol); ISP (Internet Service Providers); NII (National Information Infrastructure); NSF (National Science Foundation) and NSFNET; Routers; Routing Protocols and Algorithms ; và Web Technologies and Concepts. Thông tin trên Internet The Routing Arbiter http://www.ra.net Pacific Bell’s NAP information http://www.pacbell.com/ product/business/fastrak/networking/nap Ameritech’s NAP information http://www.aads.net/The-Chcago-NAP.html MFS’s MAE information http://www.mfsdatanet.com/ MAE/doc/mae-info.html NSFNET information http://www.nlanr.net/INFRA/NSFNET.html Russ Haynal’s ISP page http://navigators.com/isp.html Bill Manning’s Exchange http://www.isi.edu/div7/ra/Point NAPs Information David Papp’s Connectivity http://admin.oanet.com/page (links tp ISP, NAPs, MAE, etc)connectivity.html Gassman’s Internet Service http://www.spitbrook.destek.Information Provider Pagescom.isp Micro Web Technology, Inc. http://www.mtiweb.com/isp (good links to other sites) Randall S.Benn’s ISP Information http://www.clark.net/rbenn/ isp.html Page G.Huston’s ISP Peering paper http://www.users.on.net/tomk/ docs/settleme.htm