Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
Hỏi đáp nhanh
 
 
 
Kết quả
Vietgle Tra từ
Chuyên ngành Anh - Việt
IBM Mainframe Environment
|
Tin học
Môi Trường Mainframe Của IBM Vào năm 1964, IBM đã công bố series IBM System/360 các mainframe, hay còn gọi là các hệ thống host. Series nầy vô cùng thông dụng trong thập niên 1960. Vào năm 1970, IBM đã công bố IBM System/370. Thiết kế kiến trúc đã cho phép các nhà phát triển tạo ra các chương trình độc lập với cấu hình vật lý của bất kỳ một máy tính cụ thể nào. Khái niệm nầy đã kích thích sự phát triển của các ứng dụng thương mại. Kiến trúc System/370 đã trở thành kiến trúc System/370 mở rộng, và cuối cùng đã phát triển thành ESA/390 (Enterprise Systems Architecture /390). Hệ thống IBM Enterprise /9000 (ES/9000) là hiện hiện thực mới nhất của IBM thuộc dạng kiến trúc nầy. Ngày nay, IBM bán ra ít hơn, nhưng lại có ưu thế mạnh về “superserver” (server cao cấp) cho môi trường mạng. Một số theo cùng một thiết kế kiến trúc như các hệ thống trước đó. Một số khác chạy version của cùng hệ điều hành đã được dùng cho hệ thống trước đó để duy trì sự tích hợp các ứng dụng. Phần nầy sẽ bàn đến môi trường mainframe truyền thống của IBM. Đối với các hệ thống mới, hãy tham khảo phần “IBM Servers”. Trong môi trường máy chủ IBM truyền thống, việc truyền thông diễn ra giữa các thiết bị cuối và các hệ thống máy chủ. Thiết bị cuối thường được gọi là thiết bị “câm” bởi vì chúng không có bộ xử lý của riêng chúng. Thiết bị cuối đối với hệ thống S/3xx là IBM 327x. Khi PC vào cuộc, các mô phỏng phần cứng và phần mềm được dùng để làm cho PC dường như là một thiết bị cuối 3270. Một thiết bị được gọi là bộ điều khiển cluster (cluster controller) cung cấp việc nối cho nhiều thiết bị cuối và quản lý vào/ra từ các thiết bị cuối đến máy chủ, như minh họa trong hình I-2. Hình I-2 Việc truyền thông tin trong các môi trường máy chủ của IBM Bộ điều khiển cluster từ xa như IBM 3174 được dùng như điểm nối cho nhiều terminal từ xa, và có thể dùng nhiều hơn một bộ nếu cần. Nó nối thông qua liên kết viễn thông đến bộ điều khiển truyền thông lọai IBM 37xx (3745, 3720,...). Bộ điều khiển truyền thông còn được gọi là FEP (bộ xử lý đầu cuối) và gắn trực tiếp vào hệ thống host. NCP (Network Control Program) là chương trình chạy trên bộ điều khiển truyền thông. Phương pháp liên kết truyền thông từ xa nầy được minh họa ở bên phải của hình I-2. Ngày nay các bộ điều khiển truyền thông bao gồm cả liên kết LAN. Xem phần “Cluster Controllers, IBM”. Các nút được nối vào host được mệnh danh là PU (physical unit). PU loại 2 là các bộ điều khiển cluster và PU loại 4 là FEP. Các terminal được nối vào bộ điều khiển cluster thì được gọi là các thiết bị LU (logical unit) loại 2. Thiết bị máy in là các thiết bị LU loại một hay LU loại 3. Cổng SNA cung cấp điểm kết nối cho một giao thức mạng vào host SNA. Điều nầy làm cho SNA bị loại bỏ ra khỏi môi trường mạng và đơn giản hóa sự điều hành. Cổng SNA nối thông qua các kênh cao tốc vào host, thay cho việc dùng FEP và các bộ điều khiển cluster. Các bộ chuyển mạch cung cấp các kết nối nhiều điểm vào hệ thống host. Microsoft SNA Server là hệ thống cổng liên mạng có thể cung cấp kết nối vào IBM mainframe và các máy tính AS/400, dùng cho các mạng TCP/IP, IPX/SPX, Banyan VINES, và NetBEUI. Hình I-3 minh họa cấu hình tiêu biểu cho loại kết nối nầy. Từ mục liên quan APPN (Advanced Peer-toPeer Networking); IBM (International Business Machines); IBM Open Blueprint; IBM Operating Systems; Mainframe; và SNA (System Network Architecture)