Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
Hỏi đáp nhanh
 
 
 
Kết quả
Vietgle Tra từ
Chuyên ngành Anh - Việt
FDDI (Fiber Distributed Data Interface)
|
Tin học
FDDI là công nghệ mạng cao tốc do ủy ban X3T9.5 của ANSI phát triển. Ban đầu được thiết kế cho cáp quang nhưng ngày nay nó cũng hỗ trợ cáp đồng với khoảng cách ngắn hơn. Chuẩn nầy được dùng phổ biến trên mạng LAN. FDDI có tốc độ 10Mbit/s và dùng đồ hình vòng kép dự phòng, hỗ trợ 500 nút với khoảng cách cực đại 100km. Với khoảng cách nầy FDDI cũng được dùng cho mạng MAN (Metropolitan Area Network). Vòng kép ngược chiều cung cấp dịch vụ dự phòng (chịu lỗi). Nếu một liên kết bị hỏng hoặc cáp bị đứt, vòng sẽ tự cấu hình lại, xem hình F-4, và mạng vẫn tiếp tục hoạt động. Mỗi trạm chứa các rơle nối các vòng trong trường hợp bị gián đoạn, hoặc bỏ qua trạm đó nếu gặp sự cố. Hình F-4 Vòng kép ngược chiều trong giao diện FDDI FDDI được dùng rộng rãi cho đồ hình đường trục. Các phân đoạn LAN nối vào đường trục nầy, cùng với các máy mini, mainframe và các hệ thống khác. Các mạng nhỏ với ít thành phần LAN có thể dùng đường trục Ethernet để tiết kiệm chi phí. Các mạng lớn với nhiều thành phần LAN và có lượng lưu thông lớn thì nên sử dụng FDDI. Để ý rằng Ethernet cao tốc như Fast Ethernet và 100VG-AnyLAN có thể cung cấp cùng chức năng như FDDI, nhưng do giới hạn về khoảng cách nên chúng không thích hợp với các đường trục dùng trong phạm vi lãnh thổ rộng lớn. Định cấu hình FDDI Như đã nói, chiều dài lớn nhất của vòng là 100km. Ngoài ra, khoảng cách lớn nhất giữa các trạm kề nhau là 2km. Đồ hình nầy về mặt vật lý là một vòng nhiều cây (physical ring of trees), nhưng về mặt lôgíc, toàn bộ mạng tạo nên một vòng. Hai vòng FDDI có tên là vòng sơ cấp và vòng thứ cấp. Có thể dùng cả hai vòng để truyền dẫn hoặc chì dùng một còn một dự phòng trong trường hợp vòng sơ cấp có sự cố. Trên hình F-5, để ý rằng bạn có thể lần theo đường đi của vòng sơ cấp qua mỗi thiết bị. Trên hình nầy, vòng thứ cấp về cơ bản ở chế độ chờ (standby) và có khả năng tái tạo vòng khi một liên kết trên mạng bị hỏng. Có ba loại thiết bị có thể kết nối vào vòng nầy: DAS (dual attached station) Nối vào cả hai vòng, chẳng hạn như máy chủ giải quyết trường hợp khẩn cấp và các thiết bị đi kèm. DAC (dual attached concentrator) Nối vào cả hai vòng và cung cấp điểm kết nối cho các máy trạm SAS (single attached station) Nối vào vòng sơ cấp thông qua bộ tập trung (concentrator) Thiết bị kết nối kép có thể khép vòng khi nó bị gián đoạn. Các thiết bị kết nối đơn không thể thực hiện điều nầy, nhưng chúng rẻ hơn. Nếu một máy tính kết nối vào bộ tập trung FDDI bị hư, bộ tập trung sẽ duy trì vòng, chứ không phải adapter FDDI trong máy tính. Vì FDDI cài đặt vòng lôgíc theo hình sao, bạn có thể xây dựng mạng phân cấp như trên hình F-6. Đa số các hệ đầu cuối được nối với hub hoặc các bộ chuyển mạch có đầu nối đường trục FDDI. FDDI vận hành trên cáp quang ở chế độ đơn hoặc bội, cũng như trên cáp đồng UTP và STP. Các chuẩn UTP và STP là một phần của CDDI (Copper Distributed Data Interface), bị giới hạn trong phạm vi 100m. Phương thức Vận hành và Truy cập FDDI FDDI dùng phương pháp truy cập token-passing (truyền token). Một khung token được truyền qua mạng từ trạm nầy đến trạm khác; khi một trạm cần truyền dữ liệu, nó giữ lấy token nầy. Hình F-5 Cấu hình FDDI Sau đó trạm nầy truyền một khung và “tháo vòng” để xóa khung sau khi nó di chuyển giáp vòng. Một cơ chế điều khiển được dùng để tránh tình trạng một trạm nào đó giữ token quá lâu. Kích thước của khung FDDI là 1.500 bytes. Hình F-6 Cấu hình phân cấp FDDI Để điều tiết các trạm có dung lượng lớn, người điều hành mạng có thể ưu tiên cho trạm nầy, về cơ bản là cho nhiều thời gian truyền hơn trước khi phải trả lại token. Để ý các đặc điểm dưới đây: Các trạm nối trực tiếp vào FDDI hoạt động như bộ lặp. Chúng nhận các gói từ trạm kế trước (upstream) và gởi tiếp đến trạm kế tiếp sau nó (downstream). Khi một nút thấy địa chỉ của nó trong gói, nó copy gói nầy vào bộ nhớ riêng của nó. Có thể tồn tại nhiều khung trên mạng. Nếu một trạm thả token trong khi các khung đang truyền, một trạm khác có thể nắm giữ token và bắt đầu truyền. Một cơ chế gọi là quản lý trạm cho phép người điều hành mạng quản lý và theo dõi mạng FDDI, cô lập các nút hỏng và định tuyến đường truyền. FDDI có ba chế độ truyền. Hai chế độ đồng bộ và không đồng bộ, là trong chuẩn ban đầu của FDDI. Chế độ thứ ba, thiết lập mạch, cung cấp các mạch chuyên dụng ưu tiên cho thoại và các dữ liệu thời gian thực khác. Chế độ nầy có trong chuẩn FDDI mới, và cần phải sử dụng card mới. Chế độ không đồng bộ dựa trên token. Một trạm bất kỳ có thể truy cập mạng bằng cách nắm giữ token. Trong chế độ nầy, luồng lưu thông không có độ ưu tiên. Chế độ chuyển token đồng bộ cho phép độ ưu tiên. Các card FDDI với khả năng đồng bộ cho phép người điều hành mạng dành riêng một phần băng thông cho các luồng lưu thông nhạy bén về thời gian. Các trạm không đồng bộ sẽ chia nhau phần còn lại. Khả năng đồng bộ được bổ sung bằng cách nâng cấp phần mềm. Chế độ thiết lập mạch trong FDDI-II (sẽ thảo luận dưới đây) tạo ra 16 mạch riêng biệt trên một băng thông 100Mbit/s. FDDI-II FDDI-II được thiết kế cho các mạng cần chuyển tải dữ liệu thời gian thực. Đây là cải tiến của FDDI nhằm hỗ trợ dữ liệu đồng bộ như thoại và lưu thông ISDN (Intergrated Services Digital Network). FDDI-II đòi hỏi rằng tất cả các nút trên mạng phải sử dụng FDDI-II; nếu không mạng sẽ chuyển đổi về FDDI. Các trạm FDDI sẵn có cần được tách ra thành mạng riêng. FDDI-II dùng kỹ thuật đa hợp (multiplexing) để chia băng thông thành 16 mạch chuyên dụng giúp chuyển tải đúng giờ đối với các luồng lưu thông được ưu tiên. Các mạch nầy có tốc độ từ 6.144 Mbit/s đến 99.072 Mbit/s. Lý do khác biệt là băng thông được cấp phát cho bất kỳ trạm nào có độ ưu tiên cao nhất. Mỗi kênh có thể chia nhỏ để tạo nên tổng cộng 96 mạch 64Kbit/s. Các kênh nầy có thể hỗ trợ luồng không đồng bộ hoặc đẳng thời. Các khe thời gian được cấp phát để truyền dữ liệu. Các trạm có ưu tiên sử dụng một số khe nầy để chuyển tải dữ liệu đúng giờ. Nếu có các khe không sử dụng, chúng được cấp phát tức thời cho các trạm khác. FDDI-II chưa trở thành công nghệ được sử dụng rộng rãi vì nó không tương thích thiết kế FDDI hiện hành. Một lý do khác là Ethernet 100Mbit/s và ATM cung cấp giải pháp tốt hơn trong đa số các trường hợp. CDDI (Copper Distributed Data Interface) CDDI là công nghệ cáp theo chuẩn FDDI. Nó dùng dây đồng UTP. Ban đầu được đề xuất bởi IBM, DEC, Cabletron Systems, Crescendo Communications và các hãng khác. Chuẩn ANSI TP-PMD (Twisted Pair Physical Medium Dependent) xác định mạng FDDI chạy trên cáp loại 5 và cáp STP loại 1 của IBM. Nó cung cấp những chức năng như FDDI, ngoại trừ sự khác biệt về khoảng cách. UTP hỗ trợ khoảng cách 100m giữa các nút, còn cáp quang hỗ trợ khoảng cách lên đến 2km. Để biết thêm chi tiết về FDDI, thăm website của các nhà cung cấp chính được liệt kê trong phụ lục A. Đa số các nhà cung cấp đang tích cực tiếp thị FDDI vì nhiều tổ chức đã từ chối nâng cấp lên công nghệ ATM nhanh hơn. Từ mục liên quan Backbone Networks; Data Communication Concepts; Network Concepts; Network Design and Construction; Throughput; TIA/EIA Structured Cabling Standards; và Transmission Media, Methods and Equipment THÔNG TIN TRÊN INTERNET FDDI Consortium http://www.iol.unh.edu/consortiums/fddi/index.html NetSuite’s FDDI http://www.netsuite.com/ts/troops/fddi.htm ANSI X3T12 (FDDI) http://sholeh.nswc.navy.mil/x3t12