Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Tin tức thời sự
Bahrain and Belarus named 'enemies of the internet'
Bahrain và Belarus bị liệt vào 'kẻ thù của internet'
Bahrain and Belarus have been added to Reporters Without Borders' annual list of "enemies of the internet".
Bahrain và Belarus đã được bổ sung vào danh sách thường niên “kẻ thù của internet” do Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) lập ra.

They join 10 other nations on the campaign group's register of states that restrict net access, filter content and imprison bloggers.

Cùng với 10 nước khác, hai nước này đã gia nhập danh sách các quốc gia giới hạn truy cập internet, sàng lọc nội dung và bắt giam blogger.

India and Kazakhstan have also joined RWB's list of "countries under surveillance" because of concerns that they are becoming more repressive.

Ấn Độ và Kazakhstan cũng lọt vào danh sách “các quốc gia bị giám sát" của RSF vì mối lo ngại rằng hai nước này kiểm soát internet ngày càng chặt chẽ hơn.

The body says 2011 was the "deadliest year" yet for so-called "netizens".

RSF cho biết năm 2011 là “năm gây chết người nhiều nhất" đối với cư dân mạng.

It says at least 199 arrests of internet campaigners were recorded over the year - a 31% increase on 2010.

Trong năm 2011, có ít nhất 199 người tham gia chiến dịch trên internet bị bắt giữ -  tăng 31% so với năm 2010.

It adds that China, followed by Vietnam and Iran currently hold the largest number of netizens in jail.

Cũng theo tổ chức này, Trung Quốc, sau đó là Việt NamIran, là những nước hiện có nhiều cư dân mạng bị bẳt giữ nhất.

New entries

RWB said it had added Bahrain to its list after the death of Zakariya Rashid Hassan. It said the forum moderator had maintained a website focused on stories about his birthplace, al-Dair, ahead of his arrest on 9 April.

Những tên mới

RSF đã thêm Bahrain vào danh sách trên sau khi ông Zakariya Rashid Hassan chết. Tổ chức này cho biết người điều phối diễn đàn này đã duy trì một trang web tập trung vào những câu chuyện về nơi sinh của ông ở al-Dair, trước khi ông bị bắt hôm 9/4.

* "Enemies of the internet" Bahrain, Belarus, Burma, China, Cuba, Iran, North Korea, Saudi Arabia, Syria, Turkmenistan, Uzbekistan

* Nhóm các quốc gia "thù địch với internet": Bahrain, Belarus, Miến Điện, Trung Quốc, Cuba, Iran, Triều Tiên, Ả Rập Xê-út, Syria, Turkmenistan, Uzbekistan

It said Mr Hassan was charged with disseminating false news and calling for the overthrow of his country's government before he died, six days after being detained.

Trước khi chết, tức sau sáu ngày bị tạm giam, ông Hassan bị kết tội truyền bá tin tức sai sự thật và kêu gọi lật đổ chính phủ nước mình. 

RWB says the country's law authorities have also arrested other netizens, smeared free speech activists and disrupted communications at the time of demonstrations.

RSF cho biết các cơ quan quản lí luật pháp của Bharain cũng đã bắt giữ những cư dân mạng khác, bôi nhọ hình ảnh của các nhà hoạt động tự do ngôn luận và ngăn chặn truy cập internet vào thời điểm diễn ra các cuộc biểu tình.

Bahrain's government expressed a number of concerns about the report, which it said failed to "present the reality of the situation" there.

Chính phủ Bharain bày tỏ nhiều mối lo ngại về bản tin trên. Họ cho rằng nó không thể "nói lên sự thật của vấn đề". 

Several positive steps had been taken towards reforming the media sector since the publication of a report by the Bahrain Independent Commission of Inquiry (BICI) into last year's crackdown on anti-government protests, it said, including relaxing censorship and increasing the range of political opinions in the media.

Kể từ khi Ủy ban Điều tra Độc lập Bahrain (BICI) công bố một bản báo cáo về việc trừng trị thẳng tay về những cuộc phản đối chống chính phủ, cũng đã có vài động thái tích cực được tiến hành để cải cách mảng truyền thông đại chúng, bao gồm vịệc nới lỏng kiểm duyệt và gia tăng phạm vi quan điểm chính trị trên các phương tiện truyền thông.

In Belarus, the campaign group says, President Alexander Lukashenko's government has increased the number of blocked websites and arrested some bloggers while inviting others to "preventative conversations" with the police during which they are pressured not to cover protests.

Ở Belarus, chính phủ của Tổng thống Alexander Lukashenko đã tăng số trang web bị chặn truy cập và bắt giữ một số blogger, đồng thời mời gọi các blogger khác tham các  cuộc "hội thoại mang tính phòng ngừa" với cảnh sát, trong đó họ bị gây sức ép để không đưa tin về các vụ chống đối.

It says the regime has also used Twitter to send messages designed to intimidate demonstrators. It adds that the country's main internet service provider has diverted users to sites containing malware when they tried to log into the Vkontakte social network.

Chính phủ cũng đã sử dụng Twitter để gửi những thông điệp nhằm đe doạ người biểu tình. Nhà cung cấp dịch vụ internet chính của Belarus cũng đã chuyển hướng người dùng đến những trang chứa phần mềm độc hại khi họ cố đăng nhập vào mạng xã hội Vkontakte.

Elsewhere RWB accuses China and Syria of hiring bloggers to troll sites containing posts from cyber-dissidents, and then flood the pages with messages supporting the governments.

Ở những nơi khác, RSF buộc tội Trung Quốc và Syria thuê blogger lục tìm các trang có chứa bài viết của những tên phản động trên internet, rồi đăng đầy những thông điệp ủng hộ chính phủ trên những trang đó.

It raises concern that Iran's President Mahmoud Ahmadinejad has announced plans to create a "clean" web with its own search engine and messaging service, and says Vietnam has attacked Catholic networks and campaigners trying to raise awareness about environmentally damaging bauxite mines.

Việc Tổng thống Iran, ông Mahmoud Ahmadinejad, công bố kế hoạch tạo ra một môi trường web "sạch sẽ" bằng công cụ tìm kiếm và dịch vụ tin nhắn của riêng nước này lại làm tăng thêm lo ngại. Cũng theo RSF, Việt Nam đã tấn công các mạng lưới Công giáo và những người tham gia chiến dịch nâng cao nhận thức về các mỏ quặng bauxite làm hại môi trường. 

Watch list

RWB said India had joined its "surveillance" list after stepping up internet monitoring efforts following 2008's Mumbai bombings. It claims that the country's national security policy undermines the protection of users' personal data.

Danh sách giám sát

RSF cho hay Ấn Độ cũng có tên trong danh sách bị theo dõi vi đã tăng cường nỗ lực giám sát internet từ sau vụ đánh bom năm 2008 ở Mumbai. Tổ chức này quả quyết rằng chính sách an ninh quốc gia của nước này đang ngầm phá vỡ việc bảo vệ dữ liệu riêng tư của người dùng.

Kazakhstan was added to the list after being said to have cut communications around the city of Zhanaozen during a riot and having introduced new "repressive internet regulations".

Kazakhstan cũng được thêm vào danh sách trên sau khi có tin cho rằng nước này đã cắt truy cập mạng xung quanh thành phố Zhanaozen trong một cuộc bạo động và đưa ra những "quy định internet khắc khe".

* "Countries under surveillance"Australia, Egypt, Eritrea, France, India, Kazakhstan, Malaysia, Russia, South Korea, Sri Lanka, Thailand, Tunisia, Turkey, United Arab Emirates

* Danh sách các quốc gia đang bị giám sát: Úc, Ai Cập, Eritrea, Pháp, Ấn Độ, Kazakhstan, Malaysia, Nga, Hàn Quốc, Sri Lanka, Thái Lan, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Australia remains on the register because of its government's efforts to introduce a mandatory web filtering system to block content deemed inappropriate, such as child pornography. RWB says it is concerned that the system would not be managed in a transparent matter.

Úc tiếp tục nằm trong danh sách bị giám sát vì những nỗ lực của chính phủ nhằm đưa ra hệ thống lọc web bắt buộc để ngăn chặn nội dung bị cho là không phù hợp, như nội dung khiêu dâm trẻ em. RSF lo ngại rằng hệ thống này sẽ không được quản lý một cách minh bạch.

France is also on the list because of its "three strikes" policy on illegal downloads which can lead to net access being suspended.

Pháp cũng là nước đang bị giám sát vì chính sách “bất quá tam” quy định rằng việc tải nội dung bất hợp pháp có thể gây gián đoạn truy cập internet.

The organisation also notes that a blogger became Egypt's first political prisoner of the post-Mubarak era after Maikel Nabil Sanad was convicted for criticising the armed forces.

RSF cũng lưu ý rằng sau khi Maikel Nabil Sanad bị kết tội chỉ trích lực lượng vũ trang, đã có một blogger trở thành tù chính trị đầu tiên của Ai Cập thời kì hậu Mubarak.

Although the UK does not make either of RWB's list, the body notes that the UN has raised concerns about its Digital Rights Bill aimed at defending copyright.

Mặc dù Vương quốc Anh không nằm trong hai danh sách nói trên, nhưng RSF cũng lưu ý rằng Liên hiệp quốc ngày càng lo ngại hơn về Đạo luật Bản quyền số của nước này nhằm bảo vệ bản quyền.

It also says that Blackberry's decision to assist the authorities without a prior court order during the London riots is "a worrying development".

RSF cho biết thêm là việc hãng điện thoại Blackbery quyết định hỗ trợ các nhà chức trách Anh mà không cần chỉ thị của toà án trong cuộc náo loạn ở Luân Đôn cũng là “một diễn biến đáng lo ngại”.

RWB also highlights the role of firms which provide monitoring equipment and software to repressive regimes.

RSF cũng nhấn mạnh vai trò của các công ty cung cấp thiết bị và phần mềm giám sát internet cho các chế độ đàn áp.

It says that western companies have been criticised for activities in Syria, Egypt and Libya when Col Muammar Gaddafi's regime was still in charge.

Tổ chức này cho biết các công ty ở phương Tây đã bị chỉ trích vì những hoạt động ở Syria, Ai Cập và Libya khi mà đế chế của Đại tá Muammar Gaddafi vẫn còn quyền lực.

The organisation notes that the European Parliament has adopted a resolution supporting tougher export controls, and that a bill with a similar aim is being considered by US lawmakers.

RSF lưu ý rằng Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết ủng hộ việc quản lý xuất khẩu chặt chẽ hơn và một đạo luật với mục đích tương tự cũng đang được các nhà lập pháp Hoa Kỳ cân nhắc.

 
Đăng bởi: lhbaolv
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.