Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Food poisoning
Ngộ độc thực phẩm
Food poisoning is a common, usually mild, but sometimes deadly illness.
Ngộ độc thực phẩm rất thường hay xảy ra và thường không nghiêm trọng, nhưng đôi khi cũng có thể gây chết người.

Food poisoning overview

Food poisoning is a common, usually mild, but sometimes deadly illness. Typical symptoms include nausea, vomiting, abdominal cramping, and diarrhea that occur suddenly (within 48 hours) after consuming a contaminated food or drink. Depending on the contaminant, fever and chills, bloody stools, dehydration, and nervous system damage may follow. These symptoms may affect one person or a group of people who ate the same thing (called an outbreak).

Khái quát về ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm rất thường hay xảy ra và thường không nghiêm trọng, nhưng đôi khi cũng có thể gây chết người. Các triệu chứng điển hình bao gồm buồn nôn, ói, chuột rút ở bụng, và tiêu chảy đột ngột (trong vòng 48 tiếng đồng hồ) sau khi ăn hoặc uống thức ăn và thức uống bị nhiễm độc. Tuỳ thuộc vào chất gây ngộ độc mà có thể xảy ra kèm theo sốt, ớn lạnh, đi tiêu ra máu, mất nước, và tổn thương hệ thần kinh. Các triệu chứng này có thể xảy ra ở một người hoặc một nhóm người  nào đó ăn cùng một loại thức ăn (đây được gọi là ngộ độc bộc phát).

* The Centers for Disease Control and Prevention (CDC) estimates that in the United States, 1 in 6 people becomes sick from eating contaminated food. In 2001, the CDC estimated that food poisoning causes about 48 million illnesses, 128,000 hospitalizations, and up to 3,000 deaths each year.

* Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh tật (CDC) ước tính ở Hoa Kỳ, tỉ lệ người bị bệnh do ăn nhầm thức ăn bị nhiễm độc là 1:6. Năm 2001, tổ chức CDC đã ước tính mỗi năm có khoảng 48 triệu người bị ngộ độc thực phẩm, 128.000 ca phải nhập viện, và con số tử vong lên đến 3.000 người.

* Norovirus and salmonella are the most common infectious forms of food-borne illness. Salmonella causes the most deaths followed by Toxoplasma and Listeria.

* Norovirus và salmonella là những dạng bệnh truyền qua thực phẩm lây lan thường thấy nhất. Salmonella gây tử vong nhiều nhất sau Toxoplasma and Listeria (vi khuẩn hình que).

* Worldwide, diarrheal illnesses are among the leading causes of death. Travelers to developing countries often encounter food poisoning in the form of traveler's diarrhea. Additionally, there are possible new global threats to the world's food supply through terrorist actions using food toxins as weapons.


* Tiêu chảy là 1 trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Khách du lịch đến các nước đang phát triển thường hay bị ngộ độc thực phẩm dưới dạng bệnh tiêu chảy do đi du lịch qua vùng khác. Ngoài ra, có thể có nhiều hiểm hoạ toàn cầu mới đối với nguồn cung cấp thực phẩm toàn thế giới do hành động khủng bố sử dụng độc tố trong thức ăn để làm vũ khí.

* Increased virulence of pathogens has caused deadly outbreaks such as the E. Coli STEC outbreak in Germany in 2011.

* Tính độc hại của mầm bệnh ngày càng cao đã gây nạn dịch chết người dữ dội chẳng hạn như cơn bùng phát trực khuẩn E. Coli STEC ở Đức vào năm 2011.

Food poisoning causes

More than 250 known diseases can be transmitted through food. The CDC estimates unknown or undiscovered agents cause 68% of all food-borne illnesses and related hospitalizations. Many cases of food poisoning are not reported because people suffer mild symptoms and recover quickly. Also, doctors do not test for a cause in every suspected case because it does not change the treatment or the outcome.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Trên 250 chứng bệnh phổ biến có thể bị lây truyền qua đường thực phẩm. Tổ chức CDC ước tính các yếu tố chưa rõ nguyên nhân đã gây 68% tất cả các bệnh truyền qua đường thực phẩm và các trường hợp nhập viện có liên quan. Cũng có nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm chưa được báo cáo bởi người ta chỉ bị triệu chứng nhẹ và có thể phục hồi nhanh chóng. Hơn nữa, bác sĩ cũng không kiểm tra nguyên nhân ở từng ca nghi ngờ là ngộ độc thực phẩm bởi việc đó không làm thay đổi phương pháp điều trị hoặc kết quả.

The known causes of food poisoning can be divided into two categories: infectious agents and toxic agents.

* Infectious agents include viruses, bacteria, and parasites.

* Toxic agents include poisonous mushrooms, improperly prepared exotic foods (such as barracuda - ciguatera toxin), or pesticides on fruits and vegetables.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường thấy có thể được chia thành hai loại: tác nhân lây nhiễmchất độc.

  • Tác nhân lây nhiễm bao gồm vi-rút, vi khuẩn, và động vật ký sinh.
  • Chất độc bao gồm nấm độc, các thực phẩm lạ chưa được chế biến đúng cách (chẳng hạn như độc tố ciguatera có trong cá nhồng vằn),  hoặc thuốc trừ sâu trên rau quả.

Food usually becomes contaminated from poor sanitation or preparation. Food handlers who do not wash their hands after using the bathroom or have infections themselves often cause contamination. Improperly packaged food stored at the wrong temperature also promotes contamination.

Thức ăn thường trở nên bị nhiễm độc do vệ sinh kém hoặc do quá trình chế biến, chuẩn bị chưa được vệ sinh. Người bảo quản thức ăn không rửa tay sau khi đi vệ sinh xong hoặc bản thân bị nhiễm bệnh cũng thường làm cho thức ăn bị nhiễm độc. Thực phẩm đóng gói không đúng cách được bảo quản trong môi trường không đúng nhiệt độ cũng gây nhiễm độc cho thức ăn.

Food poisoning symptoms

Symptoms of food poisoning depend on the type of contaminant and the amount eaten. The symptoms can develop rapidly, within 30 minutes, or slowly, worsening over days to weeks. Most of the common contaminants cause:

* nausea

* vomiting

* diarrhea

* abdominal cramping

* fever

Usually food poisoning is not serious, and the illness runs its course in 24-48 hours.

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm tùy thuộc vào loại chất bẩn gây độc và lượng thức ăn nhiều hay ít. Các triệu chứng có thể bộc phát nhanh chóng, trong vòng 30 phút, hoặc từ từ, ngày càng trầm trọng hơn nhiều ngày đến nhiều tuần liền. Hầu hết các chất gây bệnh thường thấy gây:

o       buồn nôn

o       ói mửa

o       tiêu chảy

o       chuột rút ở bụng

o       sốt

Thông thường thì ngộ độc thực phẩm không nghiêm trọng, và bệnh diễn tiến tự nhiên trong vòng 24-48 tiếng đồng hồ.

Viruses account for most food poisoning cases.

* Noroviruses are a group of viruses that cause a mild illness (often termed "stomach flu") with nausea, vomiting, diarrhea, abdominal pain, headache, and low-grade fever. These symptoms usually resolve in two to three days. It is the most common viral cause of adult food poisoning and is transmitted from water, shellfish, and vegetables contaminated by feces, as well as from person to person. Outbreaks are more common in densely populated areas such as nursing homes, schools, and cruise ships (hence the viral infection is also known as the "Cruise Ship Illness"). The term Norovirus has been approved as the official name for this group of viruses. Several other names have been used for noroviruses, including Norwalk-like viruses, caliciviruses (because they belong to the virus family Caliciviridae), and small round structured viruses.

Vi-rút là nguyên nhân gây hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm.

* Norovirus là một nhóm vi-rút gây ra bệnh nhẹ (thường được gọi là "ói mửa cấp tính do siêu vi") gồm buồn nôn, ói, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu, và sốt nhẹ. Các triệu chứng này thường hết trong hai đến ba ngày. Đây là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm do vi-rút ở người lớn thường thấy nhất và được lây truyền từ nước, tôm cua, và rau nhiễm phân, cũng như từ người này sang người khác. Dịch bệnh thường bùng phát ở những vùng đông dân chẳng hạn như nhà điều dưỡng, trường học, và du thuyền ( vậy nên chứng nhiễm vi-rút cũng được gọi là "Căn bệnh du thuyền"). Thuật ngữ Norovirus đã được thông qua như tên gọi chính thức đối với nhóm vi-rút này. Một số tên khác cũng được sử dụng cho norovirus, gồm Norwalk-like virus,  calicivirus (vì chúng thuộc họ vi-rút Caliciviridae), và các loại vi-rút có cấu trúc tròn nhỏ.

Rotavirus: Causes moderate to severe illness with vomiting followed by watery diarrhea and fever. It is the most common cause of food poisoning in infants and children and is transmitted from person to person by fecal contamination of food and shared play areas.

* Vi rút gây bệnh viêm ruột và dạ dày (Rotavirus) :  Loại vi rút này gây bệnh (ngộ độc thực phẩm) từ mức độ trung bình đến dữ dội có ói mửa kèm theo là tiêu chảy nước và sốt. Đây là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường thấy nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và được lây truyền từ người này đến người khác do nhiễm phân vào thức ăn và do chơi cùng khu vui chơi.

Hepatitis A: Causes moderate illness with sudden onset of fever, loss of appetite, abdominal pain, and feeling of tiredness followed by jaundice, which is a yellowing of the eyes and skin. Symptoms usually last less than two months, but can be prolonged or relapse for up to six months. It is transmitted from person to person by fecal contamination of food.

* Bệnh viêm gan siêu vi A: Loại viêm gan này gây bệnh (ngộ độc thực phẩm) ở mức độ trung bình, đầu tiên là sốt đột ngột, chán ăn, đau bụng, và mệt mỏi, sau đó là vàng da - mắt và da bị vàng. Các triệu chứng thường kéo dài không quá hai tháng, nhưng có thể cũng kéo dài hoặc tái phát trong thời gian đến 6 tháng. Bệnh lây truyền từ người này sang người kia do nhiễm phân vào thức ăn.

Bacteria can cause food poisoning in two different ways. Some bacteria infect the intestines, causing inflammation and difficulty absorbing nutrients and water, leading to diarrhea. Other bacteria produce chemicals in foods (known as toxins) that are poisonous to the human digestive system. When eaten, these chemicals can lead to nausea and vomiting, kidney failure, and even death.

Vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm theo hai cách khác nhau. Một số gây bệnh ở đường ruột, làm viêm và khó hấp thu dưỡng chất và nước, dẫn đến tiêu chảy. Số khác tạo hoá chất trong thức ăn (được gọi là độc tố) gây độc cho hệ tiêu hoá con người. Khi được ăn vào, những loại hoá chất này có thể gây buồn nôn và ói mửa, suy thận, và thậm chí còn có thể gây tử vong.

* Salmonellae: Salmonellae are bacteria that may cause food poisoning; the illness itself is often referred to as Salmonella or Salmonella infection. The CDC estimates that each year 1 million people are infected with Salmonella, amounting to $365 million in direct medical costs annually. Salmonellae cause a moderate illness with nausea, vomiting, crampy diarrhea, and headache, which may come back a few weeks later as arthritis (joint pains). In people with impaired immune systems (such as people with kidney disease, HIV/AIDS, or those receiving chemotherapy for cancer), Salmonellae can cause a life-threatening illness. The illness is transmitted by undercooked foods such as eggs, poultry, dairy products, and seafood.

* Salmonellae: Salmonellae là vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm, bản thân ngộ độc thực phẩm cũng thường được cho là Salmonella hoặc nhiễm Salmonella. Tổ chức CDC ước tính mỗi năm có 1 triệu người bị nhiễm Salmonella, chi phí y tế thực thu hằng năm lên đến 365 triệu đô-la Mỹ. Salmonellae gây bệnh ở mức độ trung bình gồm buồn nôn, ói, tiêu chảy chuột rút, và nhức đầu, có thể tái phát sau đó một vài tuần như bệnh viêm khớp (đau khớp). Ở người có hệ miễn dịch suy yếu (chẳng hạn như người bị bệnh thận, HIV/AIDS, hoặc người sử dụng hoá trị liệu ung thư), Salmonellae có thể gây bệnh (ngộ độc thực phẩm) đe dọa đến tính mạng. Ngộ độc thực phẩm được lây truyền qua thức ăn chưa được nấu chín như trứng, gia cầm, sản phẩm làm từ sữa, và hải sản.

* Campylobacter: Causes mild illness with fever, watery diarrhea, headache, and muscle aches. Campylobacter is the most commonly identified food-borne bacterial infection encountered in the world. It is transmitted by raw poultry, raw milk, and water contaminated by animal feces.

* Campylobacter: Vi khuẩn này gây bệnh (ngộ độc thực phẩm) nhẹ gồm sốt, tiêu chảy nước, nhức đầu, và đau nhức cơ. Campylobacter là loại nhiễm khuẩn lây truyền qua thức ăn thường thấy nhất trên thế giới. Vi khuẩn này lây truyền qua thịt gia cầm sống, sữa chưa nấu chín, và nước nhiễm phân động vật.

* Staphylococcus aureus: Causes moderate to severe illness with rapid onset of nausea, severe vomiting, dizziness, and abdominal cramping. These bacteria produce a toxin in foods such as cream-filled cakes and pies, salads (most at risk are potato, macaroni, egg, and tuna salads) and dairy products. Contaminated salads at picnics are common if the food is not chilled properly.

* Khuẩn tụ cầu: Loại vi khuẩn này gây gây bệnh (ngộ độc thực phẩm) từ mức độ trung bình đến dữ dội gồm buồn nôn nhanh chóng, ói mửa dữ dội, chóng mặt, và chuột rút ở bụng. Các loại vi khuẩn này tạo độc tố trong thức ăn chẳng hạn như bánh ngọt và bánh nướng nhân ngọt phủ kem, rau trộn (có nguy cơ nhiều nhất là khoai tây, mì ống, trứng, và rau trộn cá ngừ) và các sản phẩm làm từ sữa. Món rau trộn nhiễm bệnh ở các buổi cắm trại thường hay gây ngộ độc nếu thức ăn chưa được giữ lạnh đúng cách.  

* Bacillus cereus: Causes mild illness with rapid onset of vomiting, with or without diarrhea and abdominal cramping. It is associated with rice (mainly fried rice) and other starchy foods such as pasta or potatoes. It has been speculated that this bacteria may also be used as a potential terrorist weapon.

* Khuẩn Bacillus cereus: Loại vi khuẩn này gây bệnh (ngộ độc thực phẩm) nhẹ: bệnh nhân muốn ói rất nhanh, kèm hoặc không kèm tiêu chảy và chuột rút ở bụng. Vi khuẩn này liên quan đến cơm (chủ yếu là cơm chiên) và các loại thức ăn giàu tinh bột khác chẳng hạn như mì ống hoặc khoai tây. Người ta suy đoán rằng loại vi khuẩn này cũng có thể được sử dụng để làm một loại vũ khí khủng bố đầy tiềm năng.

* Escherichia coli (E coli): Causes moderate to severe illness that begins as large amounts of watery diarrhea, which then turns into bloody diarrhea. There are many different types of this bacteria. The worst strain can cause kidney failure and death (about 3% to 5% of all cases). It is transmitted by eating raw or undercooked hamburger, unpasteurized milk or juices, or contaminated well water. Outbreaks of food poisoning due to E. coli have also occurred following ingestion of contaminated produce.

* Trực khuẩn E.coli (E coli) : Loại trực khuẩn này gây bệnh (ngộ độc thực phẩm) từ mức độ trung bình đến nặng, đầu tiên là tiêu chảy nước dữ dội, sau đó chuyển qua tiêu chảy ra máu. Vi khuẩn này có  nhiều loại. Dòng vi khuẩn nguy hiểm nhất có thể gây suy thận và tử vong (khoảng chừng 3% đến 5% tổng số các trường hợp ngộ độc). Vi khuẩn này lây lan do ăn thịt bò băm viên còn sống hoặc chưa được nấu chín, sữa hoặc nước ép trái cây chưa tiệt trùng, hoặc nước giếng nhiễm bệnh. Sự bộc phát ngộ độc thực phẩm do E.coli cũng đã xảy ra sau khi ăn nhầm sản phẩm bị nhiễm bệnh.

* Shigella (traveler's diarrhea): Causes moderate to severe illness with fever, diarrhea containing blood or mucus or both, and the constant urge to have bowel movements. It is transmitted in water polluted with human wastes.

* Vi khuẩn bệnh lỵ Shigella (bệnh tiêu chảy do đi du lịch qua vùng khác). Loại vi khuẩn này gây bệnh (ngộ độc thực phẩm) từ mức độ trung bình đến nặng gồm sốt, tiêu chảy ra máu hoặc chất nhầy hoặc cả hai, và muốn đi tiêu liên tục. Vi khuẩn này lây lan trong nước bẩn chứa chất thải của con người.

* Listeria monocytogenes: Listeriosis is a moderate to severe illness with nausea and vomiting. Some affected individuals can progress to develop meningitis from Listeria. It is transmitted through uncooked foods such as meats, vegetables, soft cheeses, unpasteurized milk, and cold cut meats. Pregnant woman and newborns are at increased risk for serious infections.

* Vi khuẩn Listeria monocytogenes. (Bệnh nhiễm khuẩn làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh) – Listeriosis - là chứng bệnh từ mức độ trung bình đến dữ dội gồm buồn nôn và ói mửa. Một số người có thể diễn tiến sang viêm màng não do Listeria. Loại vi khuẩn này được lây truyền qua các loại thực phẩm chưa được nấu chín như thịt, rau, phô-mai mềm, sữa chưa tiệt trùng, và thịt cắt khúc đông lạnh. Thai phụ và trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm bệnh nặng ngày càng cao.

* Clostridium botulinum (botulism): Causes severe illness affecting the nervous system. Symptoms start as blurred vision. The person then develops problems talking and overall weakness. Symptoms then progress to breathing difficulty and the inability to move arms or legs. Infants and young children are particularly at risk. It is transmitted in foods such as home-packed canned goods, honey, sausages, and seafood. Because botulism can be released in the air, it is considered a potential biological weapon for terrorists.

* Vi khuẩn Clostridium botulinum (ngộ độc bô-tu-lin): Loại vi khuẩn này gây bệnh (ngộ độc thực phẩm) nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Các triệu chứng khởi phát như mắt mờ. Sau đó bệnh nhân cảm thấy nói chuyện khó khăn và cơ thể yếu lả toàn bộ. Các triệu chứng sau đó diễn tiến đến khó thở và không cử động tay hoặc chân được. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Loại vi khuẩn này lây lan quan thức ăn chẳng hạn như hàng hoá được đóng hộp ở nhà, mật ong, xúc-xích, và hải sản. Vì chứng ngộ độc bô-tu-lin có thể thải trong không khí nên đây được xem như là một loại vũ khí sinh học tiềm năng đối với bọn khủng bố.

* Vibrio cholerae: Causes mild to moderate illness with crampy diarrhea, headache, nausea, vomiting, and fever with chills. It strikes mostly in the warmer months of the year and is transmitted by infected, undercooked, or raw seafood.

* Khuẩn phẩy gây bệnh tả: Loại vi khuẩn này gây bệnh (ngộ độc thực phẩm) từ nhẹ đến trung bình gồm tiêu chảy chuột rút, nhức đầu, buồn nôn, ói, và sốt kèm ớn lạnh. Loại khuẩn này đa số xảy ra ở nhũng tháng có khí hậu ấm hơn trong năm và được lây truyền qua hải sản bị nhiễm bệnh, chưa được nấu chín hoặc hải sản còn sống.

* Vibrio parahaemolyticus: Causes moderate to severe abdominal cramping, nausea, vomiting, and fever. Immmunocompromised individuals, it can cause severe or deadly disease. It is transmitted by eating raw or undercooked fish, particularly oysters.

* Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus: Loại vi khuẩn này gây chuột rút ở bụng từ mức độ trung bình đến dữ dội, buồn nôn, ói, và sốt. Ở những người thiếu khả năng miễn dịch, nó có thể gây bệnh nặng hoặc gây bệnh chết người. Vi khuẩn này được lây truyền do ăn cá chưa được nấu chín hoặc cá còn sống, nhất là con hàu.

Parasites rarely cause food poisoning. When they do, they are usually swallowed in contaminated or untreated water and cause long-lasting but mild symptoms.

Động vật ký sinh hiếm khi gây ngộ độc thực phẩm. Khi bị ngộ độc, bệnh nhân thường uống phải nước nhiễm bẩn hoặc nước chưa được xử lý và những động vật ký sinh này thường gây ra các triệu chứng lâu dài nhưng không nghiêm trọng.

* Giardia (beaver fever): Causes mild illness with watery diarrhea often lasting one to two weeks. It is transmitted by drinking contaminated water, often from lakes or streams in cooler mountainous climates. The infection can also be spread from person to person by food or other items contaminated with feces from an infected person.

* Trùng roi đơn bào ký sinh trong ruột non (sốt hải ly): Loại ký sinh trùng này gây bệnh (ngộ độc thực phẩm) nhẹ gồm tiêu chảy nước thường kéo dài từ một đến hai tuần. Bệnh lây truyền do uống nước nhiễm bẩn, thường là ở ao hồ hoặc sông suối ở những vùng khí hậu miền núi mát mẻ hơn. Bệnh lây nhiễm này cũng có thể lây lan từ người này sang người kia qua thức ăn hoặc những thứ nhiễm phân khác do người bệnh lây truyền sang.

* Cryptosporidium: Causes moderate illness with large amounts of watery diarrhea lasting two to four days. May become a long-lasting problem in people with poor immune systems (such as people with kidney disease or HIV/AIDS or those on chemotherapy for cancer). It is transmitted by contaminated drinking water.

* Ký sinh trùng Cryptosporidium: Loại ký sinh này gây bệnh (ngộ độc thực phẩm) ở mức trung bình gồm tiêu chảy nước dữ dội kéo dài từ hai đến bốn ngày. Đây có thể trở thành bệnh lâu dài ở người có hệ miễn dịch kém (chẳng hạn như người bị bệnh thận hoặc bị nhiễm HIV/AIDS hoặc người sử dụng hoá trị liệu ung thư). Bệnh lây truyền do nước uống nhiễm bẩn.

* Toxoplasma: The CDC estimates that more than 60 million people in the U.S. carry the Toxoplasma parasite, but few have symptoms because the immune system keeps the parasite from causing illness. When it does cause disease, symptoms include headache, blurred vision, and eye pain. It is transmitted by eating undercooked or raw meat, contaminated water, or contact with contaminated cat feces. Pregnant women and those with compromised immune systems infected with Toxoplasma can have severe health complications.

* Toxoplasma (sinh vật đơn bào nhỏ xíu ký sinh trong cơ thể của động vật có xương sống như chim, động vật hữu nhũ và có thể gây bệnh):  Tổ chức CDC ước tính có hơn 60 triệu người Mỹ bị ký sinh trùng Toxoplasma, nhưng chỉ có một số người bộc phát triệu chứng bởi hệ miễn dịch giúp ngăn không cho ký sinh trùng gây bệnh. Nhưng khi gây bệnh thì triệu chứng có thể bao gồm nhức đầu, mờ mắt, và đau mắt. Loại ký sinh trùng này có thể lây truyền do ăn thịt còn sống hoặc thịt chưa được nấu chín, nước nhiễm bẩn, hoặc tiếp xúc với phân mèo nhiễm bệnh. Phụ nữ có thai và người có hệ miễn dịch kém (người thiếu miễn dịch/  người không có khả năng miễn dịch) bị nhiễm Toxoplasma có thể phát sinh biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.

Toxic agents are the least common cause of food poisoning. Illness is often an isolated episode caused by poor food preparation or selection (such as picking wild mushrooms).

Độc tố (chất độc) là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm hiếm thấy nhất. Bệnh (ngộ độc thực phẩm) thường là một đợt tách biệt do khâu chuẩn bị, chế biến thức ăn kém vệ sinh hoặc chọn thức ăn không sạch (chẳng hạn như chọn phải nấm dại).

* Mushroom toxins: Illness can range from mild to deadly depending on the type of mushroom eaten. Often there is nausea, vomiting, and diarrhea. Some types of mushrooms produce a nerve toxin, which causes sweating, shaking, hallucinations, and coma.

* Độc tố trong nấm: Bệnh (ngộ độc thực phẩm) có thể dao động từ mức độ nhẹ đến chết người tuỳ thuộc vào loại nấm ăn phải. Thông thường thì người bị ngộ độc buồn nôn, ói, và tiêu chảy. Một số loại nấm tạo ra độc tố thần kinh, gây toát mồ hôi, run người, ảo giác, và hôn mê.

* Ciguatera poisoning: Caused by eating fish that contains toxins produced by a marine algae called Gambierdiscus toxicus. It can cause moderate to severe illness with numbness of the area around the mouth and lips that can spread to the arms and legs, nausea, vomiting, muscle pain and weakness, headache, dizziness, and rapid heartbeat. The toxin may cause sensory problems in which hot things feel cold and cold things feel hot. It is transmitted by eating certain large fish from tropical waters-most specifically barracuda, grouper, snapper, and jacks. According to the CDC, ciguatera has no cure. Symptoms may disappear in days or weeks, but may persist for years.

* Ngộ độc Ciguatera: Gây ra bởi ăn cá chứa độc tố do tảo biển sinh ra được gọi là Gambierdiscus toxicus. Nó có thể gây bệnh (ngộ độc thực phẩm) từ mức độ trung bình đến nặng gồm tê cứng quanh vùng miệng và môi có thể lan sang cánh tay và cẳng chân, buồn nôn, ói, đau cơ và yếu lả, nhức đầu, chóng mặt, và nhịp tim nhanh. Độc tố có thể gây ra vấn đề về cảm giác trong đó những thứ nóng cảm thấy lạnh và những thứ lạnh thì cảm thấy nóng. Bệnh này có thể lây truyền do ăn phải một số loại cá lớn nào đó ở vùng nước nhiệt đới – rõ rệt nhất là cá nhồng vằn, cá mú, cá chỉ vàng, và cá chó nhỏ. Theo tổ chức CDC thì độc tố ciguatera không có thuốc trị. Các triệu chứng có thể hết trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần liền, nhưng cũng có thể kéo dài dai dẳng nhiều năm liền.

* Scombroid: Causes mild to moderate illness with facial flushing, burning around the mouth and lips, peppery-taste sensations, a red rash on the upper body, dizziness, headache, and itchy skin. Severe symptoms may include blurry vision, respiratory distress, and swelling of the tongue and mouth. Symptoms typically last from four to six hours, and rarely more than one or two days. It is transmitted in seafood, mostly mahi-mahi and tuna, but can also be in Swiss cheese.

* Họ cá thu Nhật Bản: Gây bệnh (ngộ độc thực phẩm) từ nhẹ đến trung bình gồm đỏ ửng mặt, nóng rát quanh miệng và môi, cảm thấy có vị cay-nóng, phát ban đỏ phần thân trên của cơ thể, chóng mặt, nhức đầu, và ngứa da. Triệu chứng nặng có thể bao gồm mờ mắt, suy hô hấp, và sưng lưỡi, miệng. Các triệu chứng này thường kéo dài từ bốn đến sáu tiếng đồng hồ, và hiếm khi kéo dài trên 1 hoặc 2 ngày. Bệnh lây truyền qua hải sản, hầu hết là cá nục heo và cá ngừ, nhưng cũng có thể thấy ở phô-mai Thuỵ Sĩ.

* Pesticides: Cause mild to severe illness with weakness, blurred vision, headache, cramps, diarrhea, increased production of saliva, and shaking of the arms and legs. Toxins are transmitted by eating unwashed fruits or vegetables contaminated with pesticides.  

* Thuốc trừ sâu: Gây bệnh (ngộ độc thực phẩm) từ nhẹ đến dữ dội gồm yếu lả người, mắt mờ, nhức đầu, chuột rút, tiêu chảy, tiết nước bọt ngày càng nhiều,  và run tay chân. Độc tố lây truyền do ăn phải trái cây chưa được rửa sạch hoặc rau nhiễm thuốc trừ sâu.

When to seek medical care

Contact your doctor if any of the following situations occur:

* Nausea, vomiting, or diarrhea lasts for more than two days.

* The ill person is a child younger than three years of age.

* The abdominal symptoms are associated with a low-grade fever.

* Symptoms begin after recent foreign travel.

* Other family members or friends who ate the same thing are also sick.

* The ill person cannot keep any liquids down.

* The ill person does not improve within two days even though they are drinking large amounts of fluids.

* The ill person has a disease or illness that weakens their immune system (for example, HIV/AIDS, cancer and undergoing chemotherapy, kidney disease).

* The ill person cannot take their normal prescribed medications because of vomiting.

* The ill person has any nervous system symptoms such as slurred speech, muscle weakness, double vision, or difficulty swallowing.

* The ill person is pregnant.

Khi nào cần được chăm sóc sức khỏe

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu xảy ra bất kỳ tình huống nào dưới đây:
        * Buồn nôn, ói, hoặc tiêu chảy kéo dài trên hai ngày.

* Người bị ngộ độc là trẻ em dưới ba tuổi.

* Các triệu chứng ở bụng liên quan đến sốt nhẹ.

* Triệu chứng bắt đầu sau khi đi du lịch ở nước ngoài gần đây.

* Những người thân khác trong gia đình hoặc bạn bè ăn chung loại thức ăn cũng bị ngộ độc.

* Người bị ngộ độc không giữ được nước trong cơ thể.

* Người bị ngộ độc không cảm thấy đỡ hơn trong vòng hai ngày mặc dù có uống nhiều nước.

* Người bị ngộ độc đang mắc bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch (chẳng hạn như đang bị HIV/AIDS, ung thư và đang sử dụng hoá trị liệu, bị bệnh thận).

* Người bị ngộ độc không uống được thuốc theo toa bình thường do ói mửa.

* Người bị ngộ độc có bất kỳ triệu chứng của hệ thần kinh nào chẳng hạn như nói nhịu, nhược cơ, nhìn đôi, hoặc khó nuốt.

* Người bị ngộ độc đang có thai.

Go to the nearest hospital's emergency department if any of the following situations occur:

* The ill person passes out or collapse, become dizzy, lightheaded, or has problems with vision.

* A fever higher than 101 F (38.3 C) occurs with the abdominal symptoms.

* Sharp or cramping pains do not go away after 10-15 minutes.

* The ill person's stomach or abdomen swells.

* The skin and/or eyes turn yellow.

* The ill person is vomiting blood or having bloody bowel movements.

* The ill person stops urinating, have decreased urination, or have urine that is dark in color.

* The ill person develops problems with breathing, speaking, or swallowing.

* One or more joints swell or a rash breaks out on the ill person's skin.

* The ill person or caretaker considers the situation to be an emergency. 

Bạn nên đến khoa cấp cứu của bệnh viện gần nhất nếu xảy ra bất kỳ tình huống nào sau đây:

* Người bị ngộ độc bất tỉnh hoặc ngã quỵ, trở nên chóng mặt, choáng váng, hay bị vấn đề về mắt.

* Sốt trên 101 F (38.3 C) kèm theo các triệu chứng bụng.

* Đau dữ dội hoặc đau do chuột rút không hết sau 10-15 phút.

* Người bị ngộ độc bị trướng dạ dày hoặc trướng bụng.

* Da và/hoặc mắt trở nên vàng.

* Người bị ngộ độc ói ra máu hoặc đi tiêu ra máu.

* Người bị ngộ độc ngưng đi tiểu, lượng nước tiểu ít đi, hoặc nước tiểu có màu sẫm.

* Người bị ngộ độc trở nên khó thở, khó nói chuyện, hoặc khó nuốt.

       * Một hoặc nhiều khớp bị sưng lên hoặc phát ban khắp trên da. 

* Người bị ngộ độc hoặc nguời trông nom cho rằng đây là tình huống nguy cấp.

Food poisoning diagnosis

If the person visits a doctor or a hospital emergency department because they think they may have food poisoning, a thorough examination will be performed, including measurements of blood pressure, pulse, breathing rate, and temperature. The doctor will perform a physical exam, which screens for outward signs and symptoms of the illness. The doctor will also assess how dehydrated the patient is and examine the abdominal area to make sure the illness is not serious.

Chẩn đoán ngộ độc thực phẩm

Nếu bệnh nhân đến khám bác sĩ hoặc đến khoa cấp cứu bệnh viện vì nghĩ rằng mình có thể bị ngộ độc thực phẩm thì bác sĩ sẽ khám tổng quát cho họ, gồm đo huyết áp, mạch, nhịp thở, và nhiệt độ. Bác sĩ sẽ khám sức khỏe thể chất, sàng lọc các dấu hiệu bên ngoài và các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó bác sĩ cũng sẽ đánh giá được bệnh nhân bị mất nước mức độ nào và khám vùng bụng để đảm bảo rằng chứng ngộ độc thực phẩm không có gì nghiêm trọng.   

* The doctor may need to do a rectal examination. The doctor performs this test by inserting a lubricated and gloved finger gently into the rectum. The purpose is to make sure there are no breaks in the rectal wall. A sample of stool is taken and tested for blood and mucus. In some cases, a sample of stool or vomit can be sent to the laboratory for further testing to find out which toxin caused the illness. In a majority of cases, a specific cause is not found.

* Bác sĩ có thể cần phải khám trực tràng. Để thực hiện thủ thuật này, bác sĩ đưa ngón tay đã được bôi trơn và đã mang găng tay nhẹ nhàng vào trực tràng. Mục đích là để đảm bảo thành trực tràng không bị vỡ. Người bị ngộ độc được lấy mẫu phân làm xét nghiệm xem có máu và chất nhầy không. Trong một số trường hợp, mẫu phân hoặc mẫu dịch ói có thể được đưa tới phòng thí nghiệm để xét nghiệm thêm nhằm phát hiện xem loại độc tố nào gây ra ngộ độc. Đa số các trường hợp thì người ta không tìm thấy nguyên nhân cụ thể nào.

* A urine sample helps assess how dehydrated the patient is and may indicate possible kidney damage.

* Blood tests may be performed to determine the seriousness of the illness. An X-ray of the abdomen or a CT scan may be taken if the doctor suspects the patient's symptoms may be caused by another illness.  

* Mẫu nước tiểu giúp đánh giá xem bệnh nhân bị mất nước ở mức độ nào và có thể cho biết tổn thương thận có thể xảy ra.

* Người bị ngộ độc cũng có thể được làm xét nghiệm máu để xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng ngộ độc. Bên cạnh đó họ cũng có thể cần phải chụp X-quang bụng hoặc chụp cắt lớp nếu bác sĩ nghi ngờ triệu chứng của bệnh nhân có thể do một bệnh nào khác gây ra.

Food poisoning treatment

Food poisoning self-care at home

Short episodes of vomiting and small amounts of diarrhea lasting less than 24 hours can usually be cared for at home.

Điều trị ngộ độc thực phẩm

Tự chăm sóc ngộ độc thực phẩm tại nhà

Nhiều cơn ói ngắn và tiêu chảy nhẹ kéo dài không quá 24 tiếng đồng hồ thường có thể được chăm sóc ở nhà.

* Do not eat solid food while nauseous or vomiting but drink plenty of fluids.

* Small, frequent sips of clear liquids (those you can see through) are the best way to stay hydrated.
  • Đừng nên ăn thức ăn đặc trong khi buồn nôn hoặc ói mà hãy uống nhiều nước.
  • Thường xuyên uống từng hớp nhỏ chất lỏng trong (những chất lỏng mà bạn có thể nhìn thấy được bên trong) là cách tốt nhất để không bị mất nước.
*  Avoid alcoholic, caffeinated, or sugary drinks. Over-the-counter rehydration products made for children such as Pedialyte and Rehydralyte are expensive but good to use.

  • Tránh các thức uống có cồn, có chứa cà-phê-in, hoặc có đường. Các sản phẩm bổ sung nước cho trẻ có thể mua tự do không theo toa chẳng hạn như Pedialyte và Rehydralyte rất đắt tiền nhưng công hiệu tốt.
* Sports drinks such as Gatorade and Powerade are fine for adults if they are diluted with water because at full strength they contain too much sugar, which can worsen diarrhea.

  • Các thức uống thể thao chẳng hạn như Gatorade và Powerade tốt cho người lớn nếu được pha loãng chung với nước bì nếu đậm đặc nguyên như thế thì chúng chứa rất nhiều đường, có thể làm cho tình trạng tiêu chảy càng trầm trọng thêm.

* Home remedies to treat nausea or diarrhea such as tea with lemon and ginger can be used for relief from symptoms. There are no proven herbal food poisoning cures. Consult a health care practitioner before taking any natural food poisoning remedies.

  • Các bài thuốc dân gian dùng để trị tiêu chảy hoặc buồn nôn chẳng hạn như trà chanh và gừng có thể được dùng để làm giảm triệu chứng. Chưa có bằng chứng nào chứng minh thảo dược có thể chữa lành ngộ độc thực phẩm. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc trị ngộ độc thực phẩm tự nhiên nào. 

* After successfully tolerating fluids, eating should begin slowly, when nausea and vomiting have stopped. Plain foods that are easy on the stomach should be started in small amounts. Initially consider eating rice, wheat, breads, potatoes, low-sugar cereals, lean meats, and chicken (not fried). Milk can be given safely, although some people may experience stomach upset due to lactose intolerance.

  • Sau khi đã dung nạp được chất lỏng thì nên bắt đầu ăn từ từ, khi triệu chứng buồn nôn và ói mửa đã không còn nữa. Các loại thức ăn thường dễ tiêu đối với dạ dày nên bắt đầu bằng lượng nhỏ. Ban đầu nên ăn cơm, lúa mì, bánh mì, khoai tây, ngũ cốc ít đường, thịt nạc, và gà (không ăn gà chiên). Có thể uống sữa an toàn, mặc dù cũng có một số người có thể bị khó chịu trơng dạ dày do không dung nạp lắc-tô.

* Most food poisonings do not require the use of over-the-counter medicines to stop diarrhea, but they are generally safe if used as directed. It is not recommended that these medications be used to treat children. If there is a question or concern, always check with a doctor.  

  • Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm không cần phải sử dụng thuốc không theo toa để cầm tiêu chảy, nhưng thường là an toàn nếu được sử dụng đúng như hướng dẫn. Các loại thuốc này không được khuyến nghị sử dụng cho trẻ nhỏ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc lo lắng điều gì, hãy luôn kiểm tra với bác sĩ của mình nhé.

Food poisoning medical treatment

The main treatment for food poisoning is replacing fluids into the body (rehydration) through an IV and by drinking. The patient may need to be admitted to the hospital. This depends on the severity of the dehydration, response to therapy, and ability to drink fluids without vomiting. Children, in particular, may need close observation.

Điều trị ngộ độc thực phẩm

Phương pháp điều trị chính đối với ngộ độc thực phẩm là bù lại lượng nước cho cơ thể (bổ sung nước) qua đường truyền tĩnh mạch và đường uống. Bệnh nhân có thể cần phải nhập viện. Điều này tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất nước, đáp ứng với liệu pháp, và khả năng uống nước mà không bị nôn ói. Cụ thể, trẻ nhỏ có thể cần được theo dõi sát sao.

* Anti-vomiting and diarrhea medications may be given.

* The doctor may also treat any fever to make the patient more comfortable.

* Antibiotics are rarely needed for food poisoning. In some cases, antibiotics worsen the condition. Only a few specific causes of food poisoning are improved by using these medications. The length of illness with traveler's diarrhea (shigellae) can be decreased with antibiotics, but this specific illness usually runs its course and improves without treatment.

* Có thể cho người bị ngộ độc sử dụng thuốc chống ói và chống tiêu chảy.

* Bác sĩ cũng có thể điều trị triệu chứng sốt để làm cho bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

* Thuốc kháng sinh hiếm khi cần đến đối với ngộ độc thực phẩm. Trong vài trường hợp thì thuốc kháng sinh có thể làm cho chứng ngộ độc này càng trầm trọng thêm. Chỉ có một vài nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm cụ thể có thể cải thiện được nhờ dùng các loại thuốc kháng sinh này. Thời gian bệnh tiêu chảy do đi du lịch qua vùng khác có thể giảm khi dùng thuốc kháng sinh, nhưng chứng bệnh đặc trưng này thường diễn tiến tự nhiên và có thể cải thiện được mà không cần điều trị gì.

* With mushroom poisoning or eating foods contaminated with pesticides, aggressive treatment may include intravenous (IV) fluids, emergency intervention for life-threatening symptoms, and giving medications such as antidotes, such as activated charcoal. These poisonings are very serious and may require intensive care in the hospital.

* Trong trường hợp bị ngộ độc nấm hoặc ăn thức ăn bị nhiễm thuốc trừ sâu thì cuộc điều trị mạnh có thể gồm truyền dịch qua đường tĩnh mạch, can thiệp khẩn cấp các triệu chứng đe doạ đến tính mạng, và cho người bị ngộ độc sử dụng thuốc chẳng hạn như các loại thuốc giải độc như than hoạt tính. Những chất độc này rất nguy hiểm và có thể cần phải được chăm sóc đặc biệt ở bệnh viện.

Food poisoning follow-up

After visiting a doctor or the emergency department, the patient should follow any specific instructions and take any medications prescribed exactly as directed. Continue to drink extra fluids until the diarrhea stops completely. The affected individual may need to miss one to two days of work or school to let the body recover. If any symptoms change or worsen, contact a doctor.

Theo dõi ngộ độc thực phẩm

Sau khi đến khám bác sĩ hoặc đến khoa cấp cứu thì bệnh nhân nên thực hiện theo bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào của bác sĩ và nên sử dụng thuốc theo toa đúng chính xác như được chỉ định. Nên uống thêm nước cho đến khi nào ngừng tiêu chảy hẳn. Người bị ngộ độc có thể cần phải được nghỉ làm hoặc nghỉ học từ 1 đến 2 ngày để cho cơ thể được bình phục. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào thay đổi hoặc diễn tiến xấu đi thì bạn nên liên lạc với bác sĩ nhé.

Food poisoning prevention

Safe steps in food handling, cooking, and storage are essential to avoiding food-borne illness. Bacteria cannot be seen, smelled, or tasted, and they may be on any food.

Follow the CDC food safety guidelines to keep contaminants away.

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm

Các biện pháp chế biến, nấu, bảo quản thức ăn an toàn là cần thiết để tránh bệnh lây truyền qua thực phẩm. Vi khuẩn không thể thấy được, không thể ngửi được, hoặc không thể nếm được và chúng có thể tồn tại trong bất kỳ loại thức ăn nào.

Nên thực hiện theo hướng dẫn an toàn thực phẩm của tổ chức CDC nhằm tránh các chất gây bệnh.

Safe shopping

* Buy cold foods last during your shopping trip. Get them home fast.

* Never choose torn or leaking packages.

* Do not buy foods past their "sell-by" or expiration dates.

* Keep raw meat and poultry separate from other foods.

* Pregnant women should avoid foods that can carry Listeria and should discuss healthy foods during their pregnancy with their OB/GYN physician.

Mua sắm an toàn

* Nên mua thức ăn đông lạnh cuối cùng trong chuyến đi mua sắm của bạn và nên mang về nhà nhanh nhé.

* Đừng chọn hàng hoá có bao bì đã rách toạc hoặc có khe hở. 

* Chớ mua thực phẩm đã quá hạn sử dụng hoặc quá date. (quá đát/ quá ngày hết hạn)

* Nên giữ thịt sống và thịt gia cầm tách biệt khỏi các thức ăn khác.

* Phụ nữ có thai nên tránh các loại thực phẩm có thể chứa Listeria (vi khuẩn hình que) và nên thảo luận các thực phẩm có lợi cho sức khỏe trong suốt thai kỳ với bác sĩ sản khoa của mình.

Safe storage of foods

* Keep it safe; refrigerate.

* Unload perishable foods first and immediately refrigerate them. Place raw meat, poultry, or fish in the coldest section of your refrigerator.

* Check the temperature of your appliances. To slow bacterial growth, the refrigerator should be at 40 F (4.44 C), the freezer at 0 F (-17.7 C).

* Cook or freeze fresh poultry, fish, ground meats, and processed meat within two days.

Bảo quản thực phẩm an toàn

* Nên bảo quản thực phẩm an toàn, ướp lạnh chúng.

* Lấy các loại thực phẩm dễ ôi thiu ra trước và ướp lạnh chúng ngay. Nên để thịt sống, thịt gia cầm, hoặc cá ở nơi lạnh nhất của tủ lạnh.

* Nên kiểm tra nhiệt độ các dụng cụ của bạn. Để làm chậm quá trình sinh sôi của vi khuẩn, bạn nên để nhiệt độ tủ lạnh ở 40 F (4.44 C), tủ đá ở 0 F (- 17.7 C ).

* Nên nấu chín hoặc làm đông thịt gia cầm sống, cá, thịt xay, và thịt đã chế biến trong vòng hai ngày.

Safe food preparation

* Keep everything clean!

* Wash hands before and after handling raw meat and poultry.

* Sanitize cutting boards often in a solution of one teaspoon chlorine bleach in one quart of water.

* Do not cross-contaminate. Keep raw meat, poultry, fish, and their juices away from other food. After cutting raw meats, wash hands, cutting board, knife, and counter tops with hot, soapy water.

* Marinate meat and poultry in a covered dish in the refrigerator. Discard any uncooked/unused marinade.

Chuẩn bị, chế biến thức ăn an toàn

* Giữ cho mọi thứ được sạch sẽ!

* Rửa tay trước và sau khi cầm nắm thịt sống và thịt gia cầm.

* Làm vệ sinh thớt thường xuyên bằng dung dịch 1 muỗng cà phê thuốc tẩy clo hoà tan với 1 lít Anh nước. (1/4 ga-lông nước)

* Đừng làm nhiễm (bẩn) chéo. Bạn nên để thịt sống, thịt gia cầm, cá, và nước dịch của chúng tách xa các loại thực phẩm khác. Sau khi cắt thịt sống xong, bạn nên rửa tay, thớt, dao, và mặt trên quầy bếp bằng nước xà phòng nóng.

* Nên ướp thịt và thịt gia cầm trong đĩa có nắp kín trong tủ lạnh. Hãy bỏ đi bất kỳ loại nước ướp nào chưa được nấu / chưa được sử dụng đến.

Thawing food safely

* Refrigerator: Allows slow, safe thawing. Make sure thawing juices do not drip on other foods.

* Cold water: For faster thawing, place food in a leak-proof plastic bag and submerge in cold tap water.

* Microwave: Cook meat and poultry immediately after microwave thawing.

Rã đông thức ăn an toàn

* Tủ lạnh: Giúp rã đông chậm, an toàn. Phải đảm bảo các chất dịch rã đông không nhỏ giọt lên các loại thực phẩm khác.

* Nước lạnh: Để rã đông nhanh hơn, bạn nên để thức ăn trong một túi nhựa kín và nhận chìm vào nước máy lạnh.

* Lò vi sóng: Bạn nên nấu thịt và thịt gia cầm ngay sau khi làm rã đông bằng lò vi sóng.

Safe cooking

* Use a meat thermometer

* Cook ground meats to 160 F (71 C)

* Cook ground poultry to 165 F (74 C)

* Cook beef, veal, and lamb to 145 F (63 C)

* Cook cuts of fresh pork to 160 F (71 C).

* Whole poultry should reach 180 F (82 C) in the thigh; breasts 170 F (76.6 C).

* Keep hot foods hot and cold foods cold.

* Never leave food out more than two hours (or more than one hour in temperatures above 90 F [32 C]).

* Bacteria that cause food poisoning grow rapidly at room temperature.

* Use cooked leftovers within four days.  

Nấu ăn an toàn

* Sử dụng nhiệt kế thịt

* Nấu thịt xay ở nhiệt độ 160 F (71 C)

* Nấu thịt gia cầm xay ở nhiệt độ 165 F (74 C)

* Nấu thịt bò, bê, và cừu ở nhiệt độ 145 F (63 C)

* Nấu thịt heo sống cắt khúc ở nhiệt độ 160 F (71 C).

* Toàn bộ thịt gia cầm nên được nấu ở nhiệt độ 180 F (82 C) đối với đùi, và ức ở 170 F (76.6 C)

* Nên giữ thức ăn nóng ở nhiệt độ nóng và làm lạnh thức ăn lạnh.

* Đừng nên để thức ăn ra ngoài trên 2 tiếng đồng hồ (hoặc hơn 1 tiếng đồng hồ ở nhiệt độ trên 90 F [32 C]).

* Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm phát triển nhanh ở nhiệt độ phòng.

* Dùng thức ăn thừa đã được nấu chín trong vòng bốn ngày.

Food poisoning prognosis

Some of the most severe cases of food poisoning can result in long-term illness and death. However, most food poisoning is not serious. Most people begin feeling better within 24 to 48 hours. Queasiness or nausea and slight diarrhea may last one to two days longer.

Tiên lượng về ngộ độc thực phẩm

Một số ca ngộ độc thực phẩm nặng nhất có thể gây bệnh lâu dài và tử vong. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm đều không nghiêm trọng. Đa số người ta đều có thể bắt đầu cảm thấy khoẻ hơn trong vòng từ 24 đến 48 tiếng đồng hồ. Buồn nôn hoặc muốn ói và tiêu chảy nhẹ có thể kéo dài lâu hơn 1 đến 2 ngày.

 
Đăng bởi: hoahamtieu
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.