Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Guide to Speech Delays
Cẩm nang khi trẻ chậm nói
Is he a late talker? What to expect with your child's speech development, and how to know if there's a problem
Con bạn có chậm nói không? Bạn mong đợi gì ở sự phát triển ngôn ngữ của con trẻ, và làm thế nào nhận biết những bất thường?
In this guide:
•    What's normal
•    Reasons behind speech delays
•    Signs of a delay
•    What to do
•    Famous late talkers
•    Summary

Cẩm nang này có gì?
•    Những biểu hiện bình thường
•    Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
•    Dấu hiệu chậm nói
•    Việc nên làm
•    Những vĩ nhân chậm nói
•    Tổng kết

Overview
We eagerly await our children's first words, so it can be disappointing  -- and worrisome  -- if they're slow to come. But the good news is that most kids who seem to talk "late" catch up without any problems by the time they're around 2. About one in four children is a late talker  -- and most don't need special help to get them on track. Here's what to expect with your child's speech development, and how to tell if you need to see a specialist.

Tổng quan
Càng háo hức chờ đợi tiếng nói đầu đời của con trẻ thì chúng ta càng thất vọng – thậm chí là lo âu – nếu thấy con mình chậm nói. Nhưng hãy đừng quá lo lắng vì hầu hết mọi đứa trẻ dường như đều nói “trễ” ở độ tuổi lên hai nếu không có gì bất thường xảy ra. Trung bình cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ chậm nói và hầu như cũng không cần đến một sự hỗ trợ đặc biệt nào để giúp trẻ tập nói như bình thường. Bài viết sau cung cấp cho bạn những thông tin về sự phát triển ngôn ngữ của con trẻ, và khi nào bạn cần đến sự can thiệp của bác sĩ.

What's normal
Though speech develops pretty much the same way for all children, the pace can vary considerably from child to child. As a rule of thumb, children should be able to say one word at about 1, two-word combinations at 18 months to 2 years, and three-word sentences before turning 3. When speech specialists evaluate delayed speech, they care as much about a child's understanding as they do about how much he speaks. For instance, although a typical 18-month-old can say 50 to 100 words, he can understand far more. Making gestures and following directions indicate that your child is understanding and communicating, and there's likely little reason to worry.

Những biểu hiện bình thường
Mặc dù tất cả những đứa trẻ đều tập nói theo một cách thức khá giống nhau nhưng tiến độ biết nói nhanh hay chậm lại rất nhau nhau tuỳ theo mỗi trẻ. Thông thường, trẻ 1 tuổi có thể nói được từ đơn, 18 tháng đến 2 tuổi có thể nói ghép được hai từ, và 3 tuổi nói được câu có 3 từ. Khi đánh giá mức độ chậm nói, ngoài việc căn cứ vào số lượng từ mà trẻ có thể nói, bác sĩ còn quan tâm đến khả năng hiểu được ngôn ngữ của trẻ. Chẳng hạn như, mặc dù một đứa trẻ 18 tháng tuổi có thể nói từ 50 đến 100 từ nhưng nó có thể hiểu được nhiều hơn số đó. Thực hiện những động tác và làm theo chỉ dẫn sau đây cho thấy con bạn hiểu và giao tiếp được với bạn, và sẽ không có lý do gì khiến bạn lo lắng gì thêm.

Reasons behind speech delays
Heredity and temperament can make for a linguistic late bloomer, as can a parent's anticipating a child's every need ("Do you want your bottle?") rather than letting her speak for herself. Some kids who tend to be late talkers include:

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Di truyền và tính khí có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, cũng như việc bố mẹ đoán trước được mỗi nhu cầu nhỏ nhặt của con trẻ ("Con muốn uống sữa phải không?") chứ không chờ đến khi chính miệng trẻ nói ra. Một số trẻ có xu hướng chậm nói thường là những trẻ:

Boys: They often develop speech later than girls, though there's usually only about a one- to two-month lag. At 16 months, boys use an average of 30 words, while girls tend to use around 50.
Bé trai: thường chậm nói hơn bé gái từ 1 đến 2 tháng. Khi được 16 tháng tuổi, trung bình các bé trai nói được 30 từ, trong khi các bé gái nói được khoảng 50 từ.
Preemies: Babies born early often take longer than others to reach milestones, but by age 2 they usually catch up to their peers. Pediatricians say that when gauging a preemie's development, parents should begin counting from the child's due date, not her birth date. A child born three months early can seem like a later talker but might be progressing just fine.
Trẻ sinh non: thường chậm nói hơn những đứa trẻ bình thường, nhưng khi được 2 tuổi, chúng có thể bắt kịp với các bạn cùng trang lứa. Bác sĩ nhi khoa cho biết khi đánh giá sự phát triển ở trẻ sinh non, bố mẹ nên bắt đầu tính từ ngày dự sinh, chứ không phải là ngày sinh trên thực tế. Một đứa trẻ sinh non ba tháng dường như là chậm nói nhưng vẫn có thể tiến triển bình thường.
Multiples: Speech pathologists estimate that as many as 50 percent of all multiples have some language delay. Prematurity, low birth weight, and medical intervention at birth  -- all of which occur more often among multiples  -- can contribute to language delays.
Trẻ đa thai: các chuyên gia ngữ âm ước tính 50% trẻ đa thai bị chậm nói. Các vấn đề thường gặp ở trẻ đa thai như sinh non, nhẹ cân, và có can thiệp y khoa lúc sinh có thể là những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm nói.
Children with chronic ear infections: If fluid in the ear persists for months at a time  -- especially during the first year, when a child is starting to process language  -- it can result in poor hearing, and thus delayed speech.
Trẻ mắc bệnh viêm tai mạn tính: nếu không lấy ráy tai cho trẻ trong nhiều tháng, nhất là trong một năm đầu đời khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ thì có thể dẫn đến chứng lãng tai, vì vậy trẻ sẽ chậm nói.
Kids who are focused on other skills: If a child is late to talk but her overall development is progressing on schedule, she may just be trying to perfect one skill, like walking, at the expense of speaking.
Trẻ quá chú trọng vào những kỹ năng khác: Nếu một đứa trẻ chậm nói nhưng sự phát triển toàn diện vẫn diễn ra bình thường thì có lẽ trẻ đang quá tập trung vào một kỹ năng nào đó, chẳng hạn như kỹ năng đi lại, và điều này gây ảnh hưởng bất lợi đến kỹ năng nói.
Signs your child might have a delay
Before your child reaches age 2, there's wide variation in what's considered normal. But some signs that may indicate he needs help:

Những dấu hiệu cho thấy con bạn có thể chậm nói
Trước khi con bạn tròn 2 tuổi thì có rất nhiều biểu hiện cho thấy bé phát triển bình thường. Nhưng vài dấu hiệu sau đây có thế dự báo con bạn cần đến sự trợ giúp:

  • At 1 year:     He isn't babbling or speaking in mock sentences at all. He doesn't seem to understand or respond when you talk.
  • At 18 months:     He hasn't said at least one word.
  • At 2 years:     He says only a few words and communicates mostly through grunting and pointing, or he's losing language skills  -- either his vocabulary has shrunk or he no longer talks very much.
  • At 2 1/2 years:     He's still speaking in single syllables, drops final consonants, or doesn't have a vocabulary of 50 words.
  • At 3 years:     Strangers can't understand his pronunciation, or he speaks using only simple two-word phrases.

  • 1 tuổi:     Không hề biết nói bập bẹ hoặc không biết nói nhại giọng cũng không hiểu hay không biết đáp lại khi bạn nói chuyện.
  • 18 tháng tuổi:     Không biết nói một từ nào.
  • 2 tuổi:     Chỉ nói được một vài từ và giao tiếp chủ yếu bẳng những tiếng gầm ghè và chỉ trỏ, hoặc mất kỹ năng ngôn ngữ -- do vốn từ hạn hẹp hay không còn nói nhiều.
  • 2 tuổi rưỡi:     Vẫn chỉ nói những từ đơn, vốn từ vựng chưa đạt đến 50 từ.
  • 3 tuổi:     Người lạ không thể hiểu được phát âm của trẻ, hoặc trẻ chỉ nói những cụm từ đôi đơn giản.

What to do
The best time to get professional help is when your child is around 2 1/2  -- the age when late bloomers usually catch up. Language problems are addressed with speech therapy or by treating undiagnosed ear infections or hearing problems.

Việc nên làm
Thời gian tốt nhất cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia là khi con bạn khoảng 2 tuổi rưỡi – độ tuổi mà trẻ chậm nói thường bắt kịp với những đứa trẻ bình thường khác. Để chữa trị những vấn đề về ngôn ngữ có thể sử dụng liệu pháp ngôn ngữ, điều trị bệnh viêm tai hay các bệnh về thính giác.

Before age 2 1/2, listening to your voice is a great way for your child to learn to talk, so read aloud, sing songs, and ask open-ended questions to invite conversation. Blowing bubbles can develop oral muscles, and toy phones and pretend play encourage talking.
Trước khi con bạn được 2 tuổi rưỡi, một cách tuyệt vời để dạy con trẻ học nói đó là lắng nghe tiếng nói của bạn; hãy nói to, hát hò và hỏi những câu hỏi mớm, khơi gợi con bạn đối đáp. Tập cho bé thổi bong bóng cũng là cách phát triển cơ miệng, điện thoại đồ chơi và trò chơi đóng kịch, nhập vai là những biện pháp khuyến khích trẻ tập nói.
Famous late talkers
When you're tired of being asked when your child is going to talk, remember that these successful people didn't begin talking until they were at least 2  -- and, in some cases, 4!

Những vĩ nhân chậm nói
Khi bạn chán nản vì bị người khác hỏi khi nào con bạn mới nói được thì hãy nhớ đến con người nổi tiếng này vì mãi cho đến năm lên 2 tuổi, thậm chí là 4 tuổi thì họ mới biết nói.

  • Gary Becker, Nobel Prize-winning economist
  • Albert Einstein
  • Julia Robinson, the first woman president of the American Mathematical Society
  • Arthur Rubinstein, piano virtuoso
  • Edward Teller, physicist and nuclear power pioneer

  • Gary Becker, nhà kinh tế học đoạt giải Nô-ben
  • Albert Einstein
  • Julia Robinson, nữ chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Mỹ
  • Arthur Rubinstein, nghệ sĩ dương cầm bậc thầy
  • Edward Teller, nhà vật lý cũng là người tiên phong trong công nghệ năng lượng hạt nhân

Summary
Kids acquire speech, like all the other developmental skills, at their own pace. Most children who talk late eventually catch up. But if you have concerns about your child, don't hesitate to discuss them with your pediatrician, who can guide you to a specialist if necessary.

Tổng kết
Cũng như sự phát triển những kỹ năng khác, mỗi đứa trẻ biết nói với nhịp độ riêng của mình. Hầu hết trẻ chậm nói đều bắt kịp với những đứa trẻ bình thường khác. Nhưng nếu bạn quá lo lắng về con mình thì hãy tham vấn ý kiến các bác sĩ nhi khoa, người có thể giới thiệu bạn đến các chuyên viên khi cần thiết.

 
Đăng bởi: tvmthu
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.