Người có nguy cơ bị viêm gan siêu vi A gồm:
* Người đi du lịch đến hoặc đang làm việc ở những nơi mà bệnh viêm gan siêu vi A đang lan tràn nhiều hơn.
* Người có công việc phải tiếp xúc với bệnh viêm gan siêu vi A tiềm ẩn, chẳng hạn như người làm việc với vi-rút viêm gan siêu vi A trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu.
* Người bị bệnh gan mãn tính
* Người sử dụng chất kích thích, tiêm chích hoặc không tiêm chích đều phải nên chủng ngừa viêm gan siêu vi A
* Nam giới quan hệ tình dục đồng tính
Người có nguy cơ viêm gan siêu vi B gồm:
* Người đi du lịch đến hoặc đang làm việc ở những nơi mà bệnh viêm gan siêu vi B đang lan tràn nhiều hơn.
* Nhân viên chăm sóc y tế và những đối tượng khác có công việc phải tiếp xúc với máu người
* Người bị nhiễm HIV, bị bệnh thận giai đoạn cuối, hoặc bị bệnh gan mãn tính
* Người sống cùng với bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B
* Người tiêm chất kích thích
* Người quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người khác
* Người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục
* Nam giới quan hệ tình dục đồng tính
* Bạn tình của bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B