Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Dream sleep eases painful memories
Mơ khi ngủ giúp xoa dịu những ký ức đau buồn
Researchers at the University of California (UC), Berkeley, have discovered that during REM or the dream phase sleep, our body's stress chemistry shuts down while the brain processes emotional experiences and eases the pain in difficult memories. They suggest their findings, reported online in the journal Current Biology on Wednesday, offer a compelling explanation for why people with post-traumatic stress disorder (PTSD) have recurring nightmares and a hard time recovering from distressing experiences.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học California (UC), Berkeley, đã phát hiện ra rằng trong giai đoạn ngủ động mắt nhanh (REM) hoặc giai đoạn ngủ mơ, đặc tính hóa học gây căng thẳng trong cơ thể chúng ta giảm xuống trong khi não xử lý các trải nghiệm về cảm xúc và và giúp giảm bớt nỗi đau trong những ký ức không dễ chịu. Họ cho rằng các phát hiện của mình, đăng trực tuyến trong tạp chí Current Biology vào hôm thứ tư, cung cấp một lời giải thích thuyết phục cho lý do tại sao những người mắc chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD) có những cơn ác mộng lặp đi lặp lại và khoảng thời gian khó khăn để hồi phục từ những trải nghiệm đau buồn.
Researchers at the University of California (UC), Berkeley, have discovered that during REM or the dream phase sleep, our body's stress chemistry shuts down while the brain processes emotional experiences and eases the pain in difficult memories. They suggest their findings, reported online in the journal Current Biology on Wednesday, offer a compelling explanation for why people with post-traumatic stress disorder (PTSD) have recurring nightmares and a hard time recovering from distressing experiences.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học California (UC), Berkeley, đã phát hiện ra rằng trong giai đoạn ngủ động mắt nhanh (REM) hoặc giai đoạn ngủ mơ, đặc tính hóa học gây căng thẳng trong cơ thể chúng ta giảm xuống trong khi não xử lý các trải nghiệm về cảm xúc và và giúp giảm bớt nỗi đau trong những ký ức không dễ chịu. Họ cho rằng các phát hiện của mình, đăng trực tuyến trong tạp chí Current Biology vào hôm thứ tư, cung cấp một lời giải thích thuyết phục cho lý do tại sao những người mắc chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD) có những cơn ác mộng lặp đi lặp lại và khoảng thời gian khó khăn để hồi phục từ những trải nghiệm đau buồn.
Senior author Matthew Walker, associate professor of psychology and neuroscience at UC Berkeley, says in a media statement:
Tác giả kỳ cựu Matthew Walker, giáo sư tâm lý học khoa học thần kinh tại UC Berkeley, cho biết trong một bài phát biển trên phương tiện truyền thông:
"The dream stage of sleep, based on its unique neurochemical composition, provides us with a form of overnight therapy, a soothing balm that removes the sharp edges from the prior day's emotional experiences."
“Giai đoạn ngủ mơ của giấc ngủ, dựa trên thành phần hoá học thần kinh đặc trưng của nó, cung cấp cho chúng ta với một hình thức điều trị qua đêm, một loại son dưỡng nhẹ nhàng loại bỏ các tình trạng gay go từ những kinh nghiệm cảm xúc của ngày hôm trước”.
Their findings may also offer clues about why we dream at all, and about the emotional function of Rapid Eye Movement (REM) sleep, which comprises around 20% of the time a healthy person spends asleep.
Phát hiện của họ cũng có thể đưa ra lý giải về việc tại sao chúng ta lại nằm mơ, về chức năng cảm xúc của giai đoạn ngủ động mắt nhanh (REM), trong đó bao gồm khoảng 20% thời gian mà một người khỏe mạnh dành để ngủ.
Previous studies have shown that people with PTSD, depression and other mood disorders have disrupted sleep patterns.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những người bị PTSD, trầm cảm và các rối loạn cảm xúc khác đã bị gián đoạn giấc ngủ.
People with PTSD experience flashbacks: for instance if the traumatic event that caused their condition was a bomb explosion, then the sudden noise of a car backfiring can trigger a flashback where they experience the same visceral reactions, feelings and body sensations, as they did in the original event.
Những người có hồi ức từng trải qua PTSD: ví dụ, nếu sự kiện đau buồn gây ra tình trạng chấn thương tâm lý của họ là một vụ nổ bom, thì tiếng ồn đột ngột của xe nổ máy có thể gây ra hồi ức khiến các phản ứng bản năng, tình cảm và cảm giác cơ thể của họ y hệt như trong vụ nổ bom quá khứ.
Walker suggests the reason flashbacks persist is "because the emotion has not been properly stripped away from the memory during sleep".
Walker cho rằng lý do hồi ức vẫn còn dai dẳng là cảm xúc đã không được xóa đi khỏi bộ nhớ trong khi ngủ”.
Lead author Els van der Helm, a doctoral student in psychology at UC Berkeley, explains:

Tác giả chính Els van der Helm, một nghiên cứu sinh tiến tâm lý học tại UC Berkeley, giải thích:

"During REM sleep, memories are being reactivated, put in perspective and connected and integrated, but in a state where stress neurochemicals are beneficially suppressed."
“Trong suốt giai đoạn ngủ động mắt nhanh (REM), trí nhớ được tái hoạt, trong quan điểm và kết nối và tích hợp, nhưng trong một trạng thái mà các chất hóa học thần kinh gây căng thẳng được ngăn ngừa hiệu quả”.
For their study, the researchers put 35 young healthy adults into two groups. The first group viewed a set of 150 emotionally arousing images twice: first in the morning, and then 12 hours later in the evening. The second group also viewed the same images twice, but the first time was in the evening and the second time was 12 hours later in the morning, after a full night's sleep.
Để nghiên cứu, các nhà khoa học chia 35 thanh niên khỏe mạnh thành hai nhóm. Nhóm đầu tiên xem một loạt 150 hình ảnh gây kích động trong 2 lần: lần đầu tiên vào buổi sáng, và lần sau đó 12 giờ vào buổi tối. Nhóm thứ hai cũng xem những hình ảnh tương tự 2 lần, nhưng lần đầu tiên là vào buổi tối và lần thứ hai 12 giờ sau đó vào buổi sáng, sau một giấc ngủ đầy đủ.
The researchers used an MRI scanner to measure participants' brain activity while they viewed the images, and in the group that had the overnight sleep, they also used electroencephalograms to record the electrical brain activity during sleep.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một máy quét MRI để đo hoạt động não của những người tham gia trong khi họ xem những hình ảnh, trong nhóm đã ngủ qua đêm, họ cũng sử dụng điện não đồ để ghi lại hoạt động điện não trong giấc ngủ.
The results showed a significant reduction in emotional reaction to the images between the first and second viewing in the group that slept overnight between viewings. The MRI scans of this group also showed a dramatic reduction in reactivity of the amygdala, the part of the brain that processes emotions. This reduction allowed the "rational" prefrontal cortex part of the brain to regain control of the participants' emotional reactions, said the researchers.
Kết quả cho thấy sự giảm đáng kể trong phản ứng cảm xúc với các hình ảnh giữa việc xem lần đầu tiên và lần thứ hai trong nhóm ngủ qua đêm giữa những lần xem. Siêu âm MRI (cộng hưởng từ) của nhóm này cũng cho thấy sự giảm rất ấn tượng trong tính phản ứng của hạch hạnh nhân, phần não xử lý cảm xúc. Sự giảm này cho phép các phần vỏ trước thùy trán “có lý trí” của não giành lại quyền kiểm soát phản ứng cảm xúc của người tham dự, theo các nhà nghiên cứu.
When they examined the electroencephalogram recordings of the group that had slept between viewings, they found during REM dream sleep, certain patterns of electrical activity diminished.
Khi họ xem xét những bản ghi âm điện não đồ của nhóm đã ngủ giữa những lần xem, họ thấy rằng trong suốt giấc ngủ mơ của giai đoạn ngủ động mắt nhanh (REM), các dạng nhất định của hoạt động điện giảm

Walker says we already know that REM sleep is accompanied by a sharp fall in levels of norepinephrine, a brain chemical associated with stress. So he and his colleagues suggest that the fall in stress chemicals in the brain is what soothes the emotional reactions that arise in the processing of memories of the previous day's experiences.

Walker nói chúng ta đã biết rằng giấc ngủ của giai đoạn ngủ động mắt nhanh (REM) đi kèm với sự sụt giảm mạnh trong mức độ norepinephrine (hoóc-môn làm tăng huyết áp, nhịp tim và đường huyết), một hóa chất trong não liên quan đến stress. Vì vậy, ông và các đồng nghiệp cho rằng sự giảm xuống của các hóa chất gây căng thẳng trong não là những gì làm dịu những phản ứng cảm xúc phát sinh trong quá trình xử lý các ký ức của trải nghiệm trong ngày hôm trước.
"By reprocessing previous emotional experiences in this neuro-chemically safe environment of low norepinephrine during REM sleep, we wake up the next day, and those experiences have been softened in their emotional strength. We feel better about them, we feel we can cope," says Walker.
“Bằng cách tái xử lý các trải nghiệm cảm xúc trước đây trong môi trường an toàn về phương diện hóa học  của norepinephrine thấp trong giấc ngủ REM, chúng ta thức dậy vào ngày hôm sau, và những trải nghiệm đó đã được dịu đi trong cường độ cảm xúc của chúng. Chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn về chúng, và chúng ta cảm thấy mình có thể đương đầu được”, Walker nói.
He and his colleagues write in their conclusion:
Ông và các đồng nghiệp kết luận:
"... we demonstrate that REM sleep physiology is associated with an overnight dissipation of amygdala activity in response to previous emotional experiences, altering functional connectivity and reducing next-day subjective emotionality."
“... chúng tôi chứng minh rằng sinh lý giấc ngủ REM có liên quan với sự xua tan trong đêm của hoạt động của hạch hạnh nhân trong phản ứng với các trải nghiệm cảm xúc trước đây, làm thay đổi kết nối chức năng và giảm tính đa cảm chủ quan trong ngày hôm sau.”
Walker became interested in exploring this when a doctor who works at a US Department of Veterans Affairs hospital in Seattle told him about a blood pressure drug with a curious side effect: it seemed to prevent recurring nightmares in PTSD patients.
Walker bắt đầu quan tâm đến khám phá này khi một bác sĩ làm việc tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ - Bộ Cựu chiến binh tại bệnh viện ở Seattle nói với ông về một loại thuốc huyết áp với một tác dụng phụ gây tò mò: nó dường như có thể ngăn chặn những cơn ác mộng tái diễn trong các bệnh nhân PTSD.
On further investigation, Walker discovered that the generic blood pressure suppresses norepinephrine in the brain, thus making the brain more "stress-free" during REM sleep, with the effect of reducing nightmares and increasing quality of sleep.
Khi tìm hiểu sâu hơn, Walker phát hiện ra rằng huyết áp trong cơ thể ngăn chặn norepinephrine trong não, do đó làm cho não giải toả căng thẳng trong giai đoạn ngủ động mắt nhanh (REM), với tác động giảm ác mộng và tăng chất lượng giấc ngủ.
Walker says this meant there must be a link between PTSD and REM sleep.
Walker cho biết điều này nghĩa phải có một mối liên kết giữa PTSD giấc ngủ giai đoạn ngủ động mắt nhanh (REM).
"This study can help explain the mysteries of why these medications help some PTSD patients and their symptoms as well as their sleep," he says, adding that "it may also unlock new treatment avenues regarding sleep and mental illness".
“Nghiên cứu này có thể giúp giải thích bí ẩn tại sao dược phẩm này giúp một số bệnh nhân PTSD các triệu chứng của họ cũng như giấc ngủ của họ,” ông nói, và nhấn mạnh thêm “nó cũng có thể mở ra các hướng điều trị mới liên quan đến giấc ngủ và bệnh tâm thần”.
Written by Catharine Paddock PhD
Copyright: Medical News Today

Tác giả: Tiến sĩ Catharine Paddock PhD

Bản quyền: Medical News Today
 
Đăng bởi: sweety
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.