Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Birth plan
Kế hoạch sinh nở
In the happiness of early pregnancy, you're probably already thinking of baby names and planning to shop for baby clothes. The reality of labor and birth may seem extremely far off — which makes this the perfect time to start planning for the arrival of your baby by creating a birth plan that details your wishes.
Trong niềm hạnh phúc mới chớm thai thì bạn có thể đã nghĩ đến việc đặt tên cho con rồi và lên kế hoạch mua sắm quần áo cho bé. Việc chuyển dạ và sinh nở trên thực tế có lẽ vẫn còn quá xa – điều ấy khiến cho giờ phút này đây trở nên lý tưởng để bắt đầu vạch ra kế hoạch sinh con bằng một bảng kế hoạch sinh nở chi tiết theo ước mong của bạn.
In the happiness of early pregnancy, you're probably already thinking of baby names and planning to shop for baby clothes. The reality of labor and birth may seem extremely far off — which makes this the perfect time to start planning for the arrival of your baby by creating a birth plan that details your wishes.
Trong niềm hạnh phúc mới chớm thai thì bạn có thể đã nghĩ đến việc đặt tên cho con rồi và lên kế hoạch mua sắm quần áo cho bé. Việc chuyển dạ và  sinh nở trên thực tế có lẽ vẫn còn quá xa – điều ấy khiến cho giờ phút này đây trở nên lý tưởng để bắt đầu vạch ra kế hoạch sinh con bằng một bảng kế hoạch sinh nở chi tiết theo ước mong của bạn.
What's a birth plan?
The term birth plan can actually be misleading — it's less an exact plan than a list of preferences. In fact, the goal of a birth plan isn't for you and your partner to determine exactly how the birth of your child will occur — because labor involves so many variables, you can't predict exactly what will happen. A birth plan does, however, help you to realize what's most important to you in the birth of your baby.
Kế hoạch sinh nở là gì?
Thuật ngữ kế hoạch sinh nở thực sự có thể gây hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch – đó không phải là một bảng kế hoạch chính xác như một danh sách những điều ưu tiên, những điều ưa thích. Thực ra thì mục tiêu của kế hoạch sinh nở không phải là để cho bạn hay chồng mình quyếtđịnh chính xác chuyện sinh nở sẽ diễn tiến như thế nào – bởi việcấy thay đổi rất nhiều, nên bạn chẳng thể đoán biết chính xác điều gì sẽ xảy ra đâu. Tuy nhiên thì kế hoạch sinh nở sẽ giúp bạn nhận rađược điều gì là quan trọng nhất với mình khi sinh con.
While completing a birth plan, you'll be learning about, exploring, and understanding your labor and birthing options well before the birth of your child. Not only will this improve your communication with the people who'll be helping during your delivery, it also means you won't have to explain your preferences right at the moment when you're least in the mood for conversation — during labor itself.
Trong lúc hoàn thành kế hoạch sinh nở thì bạn cũng sẽ học hỏi, tìm hiểu, và biết được các quyền lựa chọn chuyển dạ và sinh nở một cách kỹ lưỡng trước khi con chào đời. Điều này không những giúp bạn giao thiệp, tiếp xúc nhiều hơn với những người sẽ giúp đỡ bạn khi sinh, mà còn đồng nghĩa với việc bạn sẽ chẳng cần phải giải thích các điều mình ưu tiên ngay lúc không muốn nói chuyện nhất – đó là lúc sinh nở.
A birth plan isn't a binding agreement — it's just a guideline. Your doctor or health care provider may know, from having seen you throughout the pregnancy, what you do and don't want. Also, if you go into labor when there's an on-call doctor who you don't know well, a well thought-out birth plan can help you communicate your goals and wishes to the people helping you with the labor and delivery.
Kế hoạch sinh nở không phải là một thoả thuận ràng buộc – mà chỉ là sự định hướng. Bác sĩ hoặc người chăm sóc sức khỏe cho bạn có thểbiết do tiếp xúc với bạn suốt quá trình thai kỳ, biết được bạn muốn những gì mà không muốn những gì. Hơn nữa, nếu bạn chuyển dạkhi có bác sĩ trực mà bạn không biết rõ thì một kế hoạch sinh nở được suy nghĩ cẩn thận trước có thể giúp bạn nói rõ mục tiêu vàước muốn của mình với những người giúp bạn khi chuyển dạ và sinh nở.
What questions does a birth plan answer?
A birth plan typically covers three major areas:
1. What are your wishes during a normal labor and delivery?
These range from how you want to handle pain relief to enemas and fetal monitoring. Think about the environment in which you want to have your baby, who you want to have there, and what birthing positions you plan to use.
Kế hoạch sinh nở giải đáp những thắc mắc nào?
Kế hoạch sinh nở thường bao gồm ba vấn đề chính:
1. Bạn mong muốn điều gì trong khi chuyển dạ và sinh nở bình thường?
Những điều này đi từ cách bạn muốn giảm đau như thế nào đến việc sử dụng dụng cụ thụt rửa và theo dõi bào thai. Bạn nên suy nghĩ về môi trường mình muốn cho con chào đời, những ai sẽ có mặt ở đó, và bạn muốn sinh con ở ngôi thai nào.

2. How are you hoping for your baby to be treated immediately after and for the first few days after birth?
Do you want the baby's cord to be cut by your partner? If possible, do you want your baby placed on your stomach immediately after birth? Do you want to feed the baby immediately? Will you breastfeed or bottle-feed? Where will the baby sleep —next to you or in the nursery? Hospitals have widely varying policies for the care of newborns — if you choose to have your baby in a hospital, you'll want to know what these are and how they match what you're looking for.

2. Bạn hy vọng con mình sẽ được quan tâm đối xử như thế nào ngay sau khi sinh và sau khi sinh một vài ngày?
Bạn có muốn bố của bé cắt rốn cho con mình không? Nếu được thì bạn có muốn bé được nằm trên bụng mình ngay sau khi sinh không? Bạn có muốn cho bé bú liền không? Bạn sẽ cho con bú mẹ hay bú bình? Bé sẽ nguỞ đâu – gần bên bạn hay ở phòng dành cho trẻ em? Các bệnh viện có rất nhiều chính sách thay đổi để chăm sóc trẻ sơ sinh – nếu bạn chọn sinh bé ở bệnh viện thì bạn cũng nên biết những chính sách này là gì và chúng tương thích với mong muốn của bạn như thế nào.
3. What do you want to happen in the case of unexpected events?
No one wants to think about something going wrong, but if it does, it's better to have thought about your options in advance. Since some women need cesarean sections (C-sections), your birth plan should probably cover your wishes in the event that your labor takes an unexpected turn. You might also want to think about other possible complications, such as premature birth.
3. Trong trường hợp ngoài dự định thì bạn mong muốn điều gì xảy ra?
Chẳng ai muốn nghĩ về một điều gì đó bất ổn cả, nhưng nếu xảy ra thì bạn nên suy nghĩ lựa chọn của mình trước. Bởi một số thai phụ cần phải mổ bắt con nên kế hoạch sinh nở của bạn cũng nên có thể gồmước muốn trong trường hợp việc sinh nở của bạn xảy ra ngoài dựkiến. Bạn cũng có thể nên nghĩ về những biến chứng khác có thểxảy ra, như sinh non chẳng hạn.
Factors to consider
Before you make decisions about each of your birthing options, you'll want to talk with your health care provider and tour the hospital or birthing center where you plan to have your baby.
Các yếu tố cần nên cân nhắc
Trước khi đưa ra quyết định về mỗi ý thích lựa chọn sinh nở của mình, bạn nên nói chuyện với bác sĩ và tham quan bệnh viện hoặc trung tâm hỗtrợ sinh sản ở nơi mà bạn muốn sinh.
You may find that your obstetrician, nurse-midwife, or the facility where they admit patients already has birth-plan forms that you can fill out. If this is the case, you can use the form as a guideline for asking questions about how women in their care are routinely treated. If their responses are not what you're hoping for, you might want to look for a health provider or facility that better matches your goals.
Bạn có thể thấy rằng bác sĩ sản khoa, y tá-nữ hộ sinh, hoặc bệnh viên luôn có các mẫu kế hoạch sinh nở mà bạn có thể điền thông tin vào. Nếu thuộc trường hợp này, bạn có thể sử dụng mẫu hướng dẫn đểhỏi về việc thai phụ được chăm sóc định kỳ như thế nào. Nếu những hồi đáp của họ không giống như những điều bạn mong muốn thì bạn có thể cần nên tìm một bác sĩ hoặc một bệnh viện khác tương thích với mục tiêu của bạn nhiều hơn.
And it's important to be flexible — if you know one aspect of your birthing plan won't be met, be sure to weigh that aspect against your other wishes. If your options are limited because of insurance, cost, or geography, focus on one or two areas that are really important to you. In the areas where your thinking doesn't agree with that of your doctor or nurse-midwife, ask why he or she usually does things a certain way and listen to the answers before you make up your mind. There may be important reasons why a doctor believes some birth options are better than others.
Và điều quan trọng là bạn phải nên linh hoạt – nếu biết không được đápứng một khía cạnh nào đó thì bạn cũng nên đảm bảo cân nhắc khía cạnh đó với những mong muốn khác. Nếu những lựa chọn của bạn bịhạn chế bởi bảo hiểm, chi phí, hoặc địa lý, thì bạn nên tập trung vào một hoặc hai khía cạnh đang thực sự quan trọng đối với mình thôi. Ở nhữngđiều mà suy nghĩ của bạn không đồng nhất với suy nghĩ của bác sĩ hoặc của y tá - nữ hộ sinh thì bạn nên hỏi xem tại sao họ thường làm theo cách đó và hãy lắng nghe câu trả lời trước khi quyết định. Có thể cũng có nhiều lý do quan trọng vì sao bác sĩ cho rằng một số lựa chọn này lại tốt hơn những lựa chọn khác khi sinh nở.
Finally, you should find out if there are things about your pregnancy that might prevent certain choices. For example, if your pregnancy is considered high risk because of your age, health, or problems during previous pregnancies, your health care provider may advise against some of your birthing wishes. You'll want to discuss, and consider this information when thinking about your options.
Sau cùng là bạn nên tìm hiểu xem liệu có điều gì về thai nghén có thểlàm bạn không được quyền lựa chọn một số thứ nào đó hay không. Chẳng hạn như, nếu thai của bạn có nguy cơ gặp nguy hiểm cao bởi tuổi tác, sức khỏe, hoặc những vấn đề trong lúc mang thai trước đây, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên ngược lại với một số mong muốn của bạn. Bạn cũng nên thảo luận, và cân nhắc thông tin này khi nghĩ về các lựa chọn của mình nhé.
What are your birthing options?
Where to have the baby.
Most women still give birth in the hospital. However, most are no longer confined to a cold, sterile maternity ward. Find out if your hospital practices family-centered care. This usually means the patient rooms will have a door, furnishings, a private bathroom, and enough space to accommodate a family, including the baby's crib and supplies.
Các lựa chọn sinh nở của bạn là gì?
Sinh con ở đâu.
Hầu hết phụ nữ vẫn sinh ở bệnh viện. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh viện không còn được giới hạn ở khu sản khoa lạnh, vô trùng nữa. Bạn nên tìm xem bệnh viện của bạn có trung tâm chăm sóc gia đình hay không.Đây thường là các phòng dành cho bệnh nhân có cửa chính, có đồ đạc và đồ dùng, có phòng tắm riêng, và có đủ không gian để chứa được một gia đình, gồm nôi và các vật dụng cần thiết của bé.

Additionally, many hospitals now offer birthing rooms that allow a woman to stay in the same bed for labor, delivery, and sometimes, postpartum care (care after the birth). These rooms are fully equipped for uncomplicated deliveries. They're often attractive and have gentle lighting.
Ngoài ra, nhiều bệnh viện hiện cũng đã có phòng sinh cho thai phụ có thểnằm cùng một giường để chuyển dạ, sinh nở, và đôi khi còn chăm sóc hậu sản nữa (chăm sóc sau khi sinh). Các phòng này được trang bị đầyđủ dành cho những trường hợp sinh thường, không có biến chứng nào rắc rối xảy ra. Những phòng đó thường cũng rất xinh xắn và có ánh sáng dịu nhẹ.
But some women believe that the most comfortable environment is their own home. Advocates of home birth believe that labor and delivery can and should occur at home, but they also stress that a certified nurse-midwife or doctor should attend the birth. An important thing to remember about home birth is that if something goes wrong, you don't have the amenities and technology of a hospital. It can take a while to get to the hospital, and during a complicated birth those minutes can be invaluable.
Nhưng một số thai phụ cũng cho rằng môi trường thoải mái nhất chính là nhà riêng của mình. Những người ủng hộ sinh con ở nhà nghĩ là việc chuyển dạ và sinh nở có thể và nên xảy ra ở nhà, nhưng bên cạnh đó cũng nhấn mạnh rằng phải nên có bác sĩ hoặc y tá - nữ hộ sinh có chứng nhận đỡ đẻ cho mình. Điều quan trọng nên nhớ đối với việc sinh con tại nhà là nếu có điều gì bất ổn thì bạn không có được những tiện nghi và công nghệ của bệnh viện. Có thể phải mất một thời gian mới đến được bệnh viện, và trong một trường hợp sinh bị biến chứng thì những giây phút ấy có thể là vô giá.
For women with low-risk pregnancies who want something in between the hospital and home, birthing centers are a good option. These provide a more homey, relaxed environment with some of the medical amenities of a hospital. Some birthing centers are associated with hospitals and can transfer patients if necessary.
Đối với những thai phụ có rủi ro thấp muốn sinh ở nơi lưng chừng một nửa giống bệnh viện một nửa giống ở nhà thì trung tâm hỗ trợ sinh sản là lựa chọn hợp lý. Các trung tâm này có thể cho bạn một môi trường thư giãn, thoải mái ương tự như ở nhà hơn với một số tiện nghi y tếcủa một bệnh viện. Một số trung tâm hỗ trợ sinh sản liên kết với bệnh viện và có thể chuyển viện cho bệnh nhân nếu cần.
Who will assist at the birth
Most women choose an obstetrician (OB/GYN), a specialist who's trained to handle pregnancies (including those with complications), labor, and delivery. If your pregnancy is considered high risk, you may be referred to an obstetrician who subspecializes in maternal-fetal medicine. These doctors have specialized training to care for pregnant women with medical conditions or complications, as well as their fetuses.
Ai sẽ hỗ trợ bạn lúc sinh nở.
Hầu hết thai phụ đều chọn bác sĩ sản khoa (OB/GYN), chuyên gia được huấn luyện để xử lý thai (bao gồm những thai có biến chứng), chuyển dạ, và sinh nở. Nếu thai của bạn bị cho là có nguy cơ gặp nguy hiểm cao thì bạn có thể được chuyển đến bác sĩsản khoa chuyên ngành y học bà mẹ-thai nhi. Những bác sĩ này đượcđào tạo chuyên môn chăm sóc cho thai phụ bị bệnh hoặc bị biến chứng, cũng như bào thai của họ.
Another medical choice is a family practitioner who has had training and has maintained expertise in managing non-high-risk pregnancies and deliveries. In some areas of the United States, especially rural areas where obstetricians are less available, family practitioners handle most of the deliveries. As your family doctor, a family practitioner can continue to treat both you and your baby after birth.
Một lựa chọn khác là bác sĩ đa khoa được đào tạo và vững chuyên môn theo dõi thai và sinh nở các trường hợp không có rủi ro cao. Ở một sốvùng thuộc Hoa Kỳ, nhất là ở những vùng nông thôn nơi mà luôn thiếu bác sĩ sản khoa thì các bác sĩ đa khoa có thể xử lý hầu hết các ca sinh nở. Với tư cách là bác sĩ đa khoa thì họ vẫn có thể chữa bệnh cho cả mẹ và bé sau khi sinh xong.
And doctors aren't the only health care providers a pregnant woman can choose to deliver her baby. You might decide that you want your delivery to be performed by a certified nurse-midwife, a health professional who's medically trained and licensed to handle low-risk births and whose philosophy emphasiz​es educating expectant parents about the natural aspects of childbirth.
Và bác sĩ không phải là người duy nhất mà thai phụ có thể lựa chọn đểhỗ trợ sinh con cho mình. Bạn có thể quyết định rằng mình muốn được hỗ trợ bởi một y tá - nữ hộ sinh được chứng nhận, một chuyên gia sức khỏe được đào tạo y khoa và có bằng cấp để xử lý các trường hợp sinh con có nguy cơ rủi ro thấp và có triết lý nhấn mạnh việc giáo dục các bậc bố mẹ sắp có con về mặt tự nhiên của sinh nở.
Increasing numbers of women are choosing to have a doula, or birth assistant, present in addition to the medical personnel. This is someone who's trained in childbirth and is there to provide support to the mother. The doula can meet with the mother before the birth and can help communicate her wishes to the medical staff, should it be necessary.
Số thai phụ chọn có thêm bà đỡ, hoặc có thêm một người hỗ trợ sinh nởngoài cán bộ y tế hiện đang ngày càng tăng. Đây là người được đào tạo chuyên môn sinh nở và có mặt ở đó để hỗ trợ cho thai phụ. Bàđỡ có thể gặp thai phụ trước khi sinh và có thể giúp truyền đạt những mong muốn của thai phụ cho nhân viên y tế biết, đó là điều cần thiết.
Your birth plan can also indicate who else you'd like to have with you before, during, and immediately after the birth. This may be your partner, your other children, a friend, or other family member. You can also make it clear at what points you want no one to be there but your partner
Kếhoạch sinh nở cũng có thể cho biết bạn muốn có ai khác ở cùng với mình trước khi sinh, trong khi sinh, và ngay sau khi sinh xong. Đây có thểlà chồng, các con khác của bạn, một người bạn, hoặc một người thân nào đó trong gia đình. Bạn cũng có thể nói rõ ở những thời khắc nào bạn không muốn có ai khác ngoài chồng của mình.
Atmosphere during labor and delivery.
Many hospitals and birthing centers now allow women to make some choices about the atmosphere in which they give birth. Do you want music and low lighting? How about the freedom to walk around during labor? Is a hot tub something you'd like access to? If possible, would you like to eat or drink during labor? You might be able to request things that may make you the most comfortable — from what clothes you'll wear to whether you'll have a VCR or DVD player in your room.

Không khí trong khi chuyển dạ và sinh nở.
Nhiều bệnh viện và trung tâm hỗtrợ sinh sản hiện đã cho thai phụ có thể lựa chọn không khí trong lúc sinh nở. Bạn có muốn nhạc và ánh sáng dịu nhẹ không? Còn việc thoải mái đi dạo trong khi chuyển dạ thì sao? Bạn có muốn có bồn tắm nước nóng? Nếu được thì bạn có muốn ăn hoặc uống trong lúc chuyển dạ không? Bạn có thể yêu cầu những thứ có thể giúp cho bạn cảm thấy thoải mái nhất – từ việc quần áo để mặc đến việc liệu có thể có đầu máy video hay máy nghe nhạc DVD trong phòng của bạn được không.
Procedures during labor.
Hospitals used to perform the same procedures on all women in labor, but many now show increased flexibility in how they handle their patients. Some examples include:
 * enemas. Used to clean out the bowels. Now, you may choose to give yourself an enema or to skip it entirely.
* induction of labor. At times, labor may need to be induced or sped up for medical reasons. But sometimes, practitioners will give women the option of getting some help to move things along, or giving labor a little more time to progress on its own.
* shaving the pubic area. Shaving is no longer done unless a woman requests it.
Other procedures that you can include in your birth plan are requests about fetal monitoring, extra birthing equipment you'd like in the room, and how often you have internal exams during labor.
Pain management.
Các thủ tục trong khi chuyển dạ
Nhiều bệnh viện đã từng thực hiện các thủ tục này giống nhau cho tất cả các thai phụ đang chuyển dạ, nhưng nhiều bệnh viện hiện đã linh hoạt cách xử lý đối với bệnh nhân. Một số ví dụ như sau:

* sử dụng dụng cụ thụt rửa: Được dùng để làm sạch ruột. Hiện bạn có thể lựa chọn cách tự thụt rửa hay là bỏ qua hoàn toàn giai đoạn này.

* dùng thuốc giục sanh: Đôi khi chuyển dạ cũng có thể cần phải được giục sanh vì một số lý do y học nào đó. Nhưng cũng có lúc bác sĩsẽ cho thai phụ có quyền lựa chọn hỗ trợ để thúc đẩy quá trình sinh nở trở nên nhanh hơn, hoặc làm cho giai đoạn chuyển dạ kéo dài thêm một chút để tự hoàn thành quá trình sinh nở ấy.

* cạo vùng xương mu. Người ta không còn thực hiện công việc vệ sinh này nữa trừ phi thai phụ yêu cầu.

Ngoài ra cũng còn một số thủ tục khác mà bạn có thể liệt kê thêm trong kế hoạch sinh nở của mình là yêu cầu theo dõi thai, thiết bị hỗ trợthêm cho sinh nở trong phòng, và bao lâu thì bạn được khám bên trong một lần trong khi chuyển dạ.

Pain management.
This is important for most women and is certainly something you have a lot of control over. It's also something you'll want to discuss carefully with your health care provider. Some women change their minds about pain relief during labor. You'll also want to be aware of the alternative forms of pain relief, including massage, relaxation, breathing, and hot tubs. Know your options and make your wishes known to your health provider.
Giảm đau.
Điều này quan trọng đối với hầu hết thai phụ và chắc chắn đây cũng là điều mà bạn được quyền yêu cầu. Bên cạnh đó bạn cũng nên thảo luận phương pháp giảm đau một cách cẩn thận với bác sĩ của mình. Một số thai phụ đổi ý về cách thức giảm đau trong khi chuyển dạ. Bạn cũng nên biết những hình thức giảm đau có thể lựa chọn như xoa bóp, thư giãn, hít thở, và tắm nước nóng trong bồn. Nên biết các quyền lựa chọn của mình và nói những mong muốn của mình cho bác sĩ biết.

Position during delivery.
You can try a variety of positions during labor, including the classic semi-recline with the feet in stirrups that you've seen in the movies. Other choices include lying on your side, squatting, standing, or simply using whatever stance feels right at the time.
Tư thế khi sinh nở
Bạn có thể thử nhiều tư thế trong khi chuyển dạ, như tư thế cổ điển nằm tựa phân nửa người hai chân đặt vào bàn đạp như bạn đã từng thấy trên phim ảnh. Bên cạnh đó bạn cũng có thể chọn một tưthế khác chẳng hạn như nằm nghiêng một bên, ngồi xổm, đứng, hoặc chỉ cầnđứng ở một tư thế nào đó đều cảm thấy ổn vào lúc này.

Episiotomies.
When necessary, doctors perform episiotomies (when the perineum — the area of skin between the vagina and the anus — is partially cut to ease the delivery). You may have one if you risk tearing or in the case of a medical emergency, but if there is an option, you can discuss your preference with your provider.
Cắt tầng sinh môn.
Khi cần thiết, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn – tầng sinh môn là vùng da giữa âm đạo và lỗ hậu môn – được cắt một phần để làm cho quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn). Bạn có thể cắt tầng sinh môn nếu có nguy cơ bị rách tầng sinh môn hoặc trong trường hợp khẩn cấp, nhưng nếu được lựa chọn thì bạn có thể thảo luận mong muốn của mình với bác sĩ nhé.

Assisted birth.
If the baby becomes stuck in the birth canal, an assisted birth (i.e., using forceps or extraction) may be necessary.
Cesarean section (C-section).
You might not want to think about this, but if you have to have a cesarean, you'll need to consider a few things. Do you want your partner to be present, if possible? If you have a choice, would you like to be conscious or unconscious? What about viewing the birth — do you want to see the baby coming out?

Sinh nở có hỗ trợ.
Nếu trẻ bị kẹt trong đường sinh thì bạn phải cần đến phương pháp hỗ trợ sinh nở (tức là phải sử dụng kẹp thai hoặc hoặc hút thai) có lẽ là điều cần thiết.

Mổ bắt con
.
Bạn có thể không muốn nghĩ tới chuyện này nhưng nếu phải mổ bắt con thì bạn cũng cần nên cân nhắc một vài điều. Nếu được thì bạn có muốn chồng mình có mặt không? Nếu được chọn thì bạn muốn mình tỉnh táo hay mê (bất tỉnh)? Còn chuyện nhìn thấy mặt con – bạn có muốn nhìn thấy con ra đời không?

Post-birth. Decisions to be made about the time immediately after birth include:
* Would your partner like to cut the umbilical cord?
* Does your partner want to hold the baby when the baby emerges?
* Do you want immediate contact with the baby, or would you like the baby to be cleaned off first?
* How would you like to handle the delivery of the placenta? Would you like to keep the placenta?
* Do you want to feed the baby right away?

Sau khi sinh:Quyết định thời gian ngay sau khi sinh gồm:
* Chồng bạn có muốn cắt dây rốn cho con không?

* Chồng bạn có muốn bế con khi bé ra đời?

* Bạn muốn tiếp xúc với con liền tức khắc, hay muốn con được tắm trướcđã?

* Bạn muốn thực hiện việc làm bong nhau thai như thế nào? Bạn có muốn giữnhau thai lại hay không?

* Bạn có muốn cho con bú liền ngay hay không?

Communicating your wishes
Birth plans are relatively new inventions, and your doctor or nurse-midwife may not be completely comfortable with them. For this reason, make sure you communicate clearly that you intend to create a birth plan.
Give your health care provider your reasons for doing so — not because you don't trust him or her, but to help ensure cooperation and to cover the possibilities if something should go wrong. If your caregiver seems offended or is resistant to the idea of a birth plan, you might want to reconsider whether this is the right caregiver for you.
Nói ra những mong muốn của mình
Kế hoạch sinh nở là sáng kiến khá mới mẻ, và bác sĩ hoặc y tá-nữ hộ sinh có thể không cảm thấy hoàn toàn thoải mái với việc này. Vì vậy, bạn nên đảm bảo nói một cách rõ ràng rằng bạn dự định lên kế hoạch sinh nở.

Bạn nên cho bác sĩ biết lý do bạn làm như vậy – không phải bởi bạn không tin tưởng họ, mà là giúp đảm bảo sự hợp tác và để giải quyết những tình huống bất ổn có thể xảy ra. Nếu bác sĩ có vẻ khó chịu hoặc không thích ý tưởng về kế hoạch sinh nở của bạn thì bạn có thểcần nên cân nhắc lại liệu đây có phải là bác sĩ thích hợp với mình hay không.

Also, think about the language of your plan. You can use many online resources to create one or you can make one yourself. Here are some tips:
* Make your birth plan read like a list of requests or best-case scenarios, not like a set of demands. Phrases such as "I would prefer" and "if medically necessary" will help your health care provider and caregivers know that you understand that they might have to alter the plan.
* Think about the other personnel who'll be using it — hospital staffers might feel more comfortable if you call it your "birth preferences" rather than your "birth plan," which could seem as though you're trying to tell them how to do their jobs.
* Try to be positive ("we hope to") as opposed to negative ("under no circumstances").
Ngoài ra, bạn cũng nên nghĩ về ngôn ngữ mà mình sử dụng trong bảng kếhoạch của mình. Bạn có thể dùng nhiều nguồn trực tuyến để tạo một bảng hoặc bạn có thể tự lập riêng một bảng của mình. Dưới đây là một số bí quyết:
* Bạn nên thực hiện bảng kế hoạch sinh nở của mình giống như một danh sách các yêu cầu hoặc một kịch bản tối ưu, không như một bảng tập hợp các mệnh lệnh. Những cụm từ chẳng hạn như “Tôi thích” và “nếu cần thiết về mặt y học” sẽ giúp cho bác sĩ và những người chăm sóc cho bạn biết rằng bạn hiểu họ có thể thay đổi kế hoạch sinh nở của bạn.

* Bạn cũng nên nghĩ về người khác sẽ sử dụng đến nó – nhân viên bệnh viện có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu bạn gọi là “những điều mong muốn khi sinh nở” hơn là “kế hoạch sinh nở”, có thể như thể bạn đang cố dạy cho họ cách làm việc vậy.

* Bạn nên cố tỏ ra tích cực (“chúng tôi hy vọng”) ngược với tiêu cực (“tuyệt đối không bao giờ”).

Once you've made your birth plan, schedule a time to go over it with your doctor or nurse-midwife. Find out and discuss where you agree or disagree. During your pregnancy, review the birth plan with your partner periodically to make sure that it's still in line with both of your wishes.
Strive to keep the plan as simple as possible — preferably less than two pages — and list them in order of importance.
Khi bạn đã lập được kế hoạch sinh nở thì nên sắp xếp thời gian để giải thích rõ với bác sĩ hoặc y tá-nữ hộ sinh. Nên tìm hiểu và thảo luận điểm nào bạn đồng ý hoặc không đồng ý. Trong suốt thai kỳ, bạn nên thường xuyên cùng chồng xem lại kế hoạch sinh nở để đảm bảo bảng kế hoạch này vẫn còn phù hợp với mong muốn của cả hai người.
Bạn nên cố gắng làm cho bảng kế hoạch sinh nở của mình càng đơn giản càng tốt – tốt nhất là nên dưới 2 trang – và liệt kê chúng theo mức độ quan trọng.

You may also want to make several copies of the plan: one for you, one for your doctor or nurse-midwife, and one for your birthing coach or partner. And bringing a few extra copies in your labor bag is a good idea, especially if your doctor ends up not being on call when your baby is born.
Although you might not be able to control everything that happens to you during your baby's birth, you can play a role in the decisions that are made about your body and your baby. A well thought-out birth plan can help you to do that.
Bạn cũng cần nên sao chép một vài bảng kế hoạch này: một cho bạn, một cho bác sĩ hoặc y tá-nữ hộ sinh, và một cho chồng mình. Và nên mang thêm một vài bảng sao trong túi đi sinh của mình, nhất là nếu bác sĩ của bạn không trực khi bạn sinh con.
Mặc dù không thể kiểm soát được hết tất cả mọi thứ xảy ra với mình trong lúc sinh con, nhưng bạn có thể đóng vai trò quyết định về cả cơthể mình lẫn con. Một bảng kế hoạch sinh nở thấu đáo, kỹ lưỡng sẽ có thể giúp bạn làm được điều đó.

 


 
Đăng bởi: hoangti
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.