Learn English
Apprendre le français
日本語学習
学汉语
한국어 배운다
|
Diễn đàn Cồ Việt
Đăng nhập
|
Đăng ký
Diễn đàn Cồ Việt
Xin chào
|
Thoát
Từ điển
Dịch văn bản
|
Dich web
Từ điển Anh - Việt
Từ điển Anh - Việt
Từ điển Việt - Anh
Từ điển Việt - Việt
Từ điển Anh - Anh
Từ điển Trung - Anh
Chuyên ngành Anh - Việt
Chuyên ngành Việt - Anh
Đồng nghĩa - Phản nghĩa
Tất cả từ điển
[ Đóng ]
Tra từ
Thông tin tài khoản
Thoát
|
Xin chào
Thông tin tài khoản
Đóng góp của tôi
Yêu thích
Bình luận của tôi
Tin nhắn
Cùng học ngoại ngữ
Học từ vựng
Nghe phát âm
Cụm từ tiếng Anh thông dụng
3000 từ tiếng Anh thông dụng
Dịch song ngữ
Phân tích ngữ pháp
Thư viện tài liệu
Kỹ năng
Các kỳ thi quốc tế
Phương pháp học Tiếng Anh
Ngữ pháp
Từ vựng - Từ điển
Thành ngữ
Tiếng Anh giao tiếp
Dịch thuật
Tiếng Anh vỡ lòng
Tiếng Anh chuyên ngành
Các kỳ thi trong nước
Tài liệu khác
Bản tin tiếng Anh của Lạc Việt
Dịch song ngữ
- Kinh tế
1
2
3
4
5
(3)
10 Darkest Days in Wall Street History
10 ngày đen tối nhất trong lịch sử Phố Wall
In recent months, some doomsayers have predicted there will be another market crash in 2011, and that Wall Street's "con game" will be once again exposed.
Những tháng gần đây, một số người có tài tiên đoán thảm hoạ đã dự báo sẽ có một vụ phá sản hàng loạt nữa trên thị trường trong năm 2011, và "sự bội tín" của Phố Wall một lần nữa sẽ lại bị phơi bày.
In recent months, some doomsayers have predicted there will be another market crash in 2011, and that Wall Street's "con game" will be once again exposed. As the years have passed, it has become more apparent that we're incapable of learning from our mistakes, as evidenced by the subprime credit meltdown that was foretold well-before it occurred. Economics, like sociology, is a fascinating study with complex twists and turns, many of which have been repeated throughout history. The following gloomy days in Wall Street history are stark reminders of its instability — and even our gullibility.
March 14, 1907
: Real estate speculation and attempted company takeovers after the San Francisco earthquake of 1906 contributed to the crash 1907, in which the Dow suffered a loss of more than eight percent, closing at 76.23. Because many people were borrowing for speculation and a large portion of the real estate in the quake-ravaged region was insured by companies in the U.K., interest rates increased dramatically. Those rates, along with uncharacteristically high real estate prices, slowed investments on capital goods. The resulting instability fed the Panic of 1907.
October 24, 1929
: An event that will forever live in infamy, the Stock Market Crash of 1929 dealt a crushing blow to the U.S. economy. Most notably, it signified the beginning of the Great Depression, which lasted all the way until World War II. The onset of the ordeal occurred on Black Thursday, when share prices on the New York Stock Exchange plummeted. In a mass panic, $5 billion vanished as almost 13 million shares were traded, more than three times the normal volume. A brief rally at the end of the day, led by Richard Whitney, head of the New York Stock Exchange, boosted confidence slightly, but ultimately failed to halt a full-blown meltdown.
October 28, 1929
: Following a better Friday, investors returned on Monday to experience another rapid deterioration. They attempted to flee the market while they could, but for many it was too late. By the end of the day, trading volumes almost reached 9.25 million and the Dow fell 13 percent (38 points), a record loss. The confidence that was established at the end of the previous week was gone, and the stage was set for the most unforgettable day of 1929.
October 29, 1929
: Black Tuesday is when the crisis reached its apex. In just a matter of a few hours, the financial gains of the previous year were eliminated, and consumer confidence tumbled. Everyone was selling and nobody was buying, causing the ticker to lag behind by almost two hours. An astonishing 16 million shares were traded on the day, a record that stood for 40 years, and the Dow closed with a 12 percent loss (30 points). The hoards of people who had previously borrowed to participate in the bull market were forced to sell their belongings in an effort to pay back their debts. Banks and businesses closes, and many American citizens would be left destitute without their jobs or any financial assistance.
July 8, 1932
: Almost three years after the dark days of October 1929, the Dow's long and steady decline hit its lowest point, closing at 42.22, an 89 percent decrease from its peak. Although it wasn't a one day catastrophe like the aforementioned events, it serves as a benchmark in history. Not only did it squelch any remnants of consumer confidence, but it also helped Franklin Roosevelt win the upcoming presidential election, enabling him to implement his New Deal initiatives, which some credit with eventually ending the Depression.
October 19, 1987
: One widely agreed upon conclusion hasn't been reached regarding the events that led to Black Monday, when the Dow dropped by its largest margin in history at the time, more than 22 percent (508 points). The worldwide crash included drops of 45.5 percent in Hong Kong, 41.8 percent in Australia, 31 percent in Spain and 26.5 in the U.K., a sequence of events that spread westward. In addition to turmoil in international markets, economists have attributed it to the faltering dollar, market psychology and program trading, the latter of which was predicted by Congressman Edward J. Markey before the crash. Fortunately, the market swiftly stabilized afterward, improving by 15 percent above the closing number on Black Monday at the end of the month.
September 17, 2001
: The September 11th attacks impacted different aspects of our lives — security, defense, freedom and, of course, the economy. When the market reopened after a four-day closure following the attacks, stocks plunged to three-year lows, decreasing more than seven percent. Boeing and United Technologies, an aviation parts supplier, suffered the biggest losses. At that point, it was the biggest one-day and one-week point losses in the history of the Dow, which had previously been unaffected by the ongoing recession.
February 27, 2007
: Overshadowed by the events of the following year, the 2007 crash was quickly forgotten by those who weren't directly affected by it. Even still, it stands as one of the largest drops point-wise in the history of the Dow. Investors sold en masse amid worries of economic growth in the U.S. and worldwide, plummeting Chinese stocks and an apparent assignation attempt on Vice President Cheney by the Taliban in Afghanistan. Fears of a major selloff had been looming for months after the Dow had reached record highs during an eight-month rally.
September 15, 2008
: With more than $600 billion in assets, the demise of Lehman Brothers, the fourth largest investment bank in the U.S., had major repercussions on the economic health of the nation. The largest bankruptcy in the history of the country, along with the sale of Merrill Lynch to Bank of America to avoid financial crisis, resulted in a 504-point drop in the Dow, and helped set forth the panic of the following weeks. The struggling AIG, formerly the 18th-largest public company in the world, was spared thanks to assistance from the government, which, among other things, immediately provided an $85 billion credit facility.
September 29, 2008
: It was a catastrophe that defined a generation on Wall Street. After the House of Representatives failed to pass Bush's $700 million bailout plan for the ailing financial institutions, more than $1.2 trillion was gone from the U.S. stock market, the biggest decrease in the history of the Dow Jones. The biggest drop, 400 points, came in just 10 minutes, not long after it became evident the bill was going to fail.
Những tháng gần đây, một số người có tài tiên đoán thảm hoạ đã dự báo sẽ có một vụ phá sản hàng loạt nữa trên thị trường trong năm 2011, và "sự bội tín" của Phố Wall một lần nữa sẽ lại bị phơi bày. Thời gian trôi qua, càng ngày càng rõ rành rành là chúng ta không đủ khả năng rút ra bài học từ những sai lầm của mình, bằng chứng là hiện tượng đổ vỡ tín dụng dưới chuẩn đã được dự báo rất chính xác - trước khi nó xảy ra. Kinh tế học, giống như xã hội học, là một bộ môn thú vị nghiên cứu về những thay đổi và biến động phức tạp, mà trong đó rất nhiều sự kiện, hiện tượng lặp đi lặp lại suốt chiều dài lịch sử. Những ngày đen tối trong lịch sử phố Wall liệt kê dưới đây thực sự nhắc nhở chúng ta về tính bất ổn của nó - và thậm chí cả sự cả tin của chính chúng ta nữa.
Ngày 14 tháng ba năm 1907: các hoạt động đầu cơ bất động sản và thôn tính công ty bất thành sau trận động đất ở San Francisco năm 1906 góp phần vào vụ sụp đổ năm 1907, trong đó chỉ số Dow bị mất hơn 8%, đóng cửa ở mức 76,23 điểm. Vì nhiều người mượn tiền để đầu cơ và phần lớn nhà cửa trong vùng bị động đất tàn phá được các công ty ở Anh bảo hiểm, nên lãi suất tăng đột ngột. Các mức lãi suất đó, cùng với giá cả bất động sản cao một cách bất thường, làm đầu tư vào hạ tầng cơ sở chậm lại. Tình trạng bất ổn cố hữu là mầm mống của cuộc khủng hoảng năm 1907.
Ngày 24 tháng mười năm 1929: Một sự kiện sẽ để lại vết nhơ mãi mãi, vụ sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 giáng một đòn chí mạng vào nền kinh tế Hoa Kỳ.
Nhất là, nó báo hiệu bắt đầu cuộc Đại khủng hoảng Kinh tế, cuộc khủng hoảng kéo dài suốt đến tận Đệ nhị thế chiến. Tai họa bắt đầu diễn ra vào ngày Thứ Năm Đen Tối, thời điểm giá cổ phiếu trên thị trường New York lao xuống nhanh. Trong lúc hoảng loạn bao trùm, 5 tỷ đô la bị biến mất khi gần 13 triệu cổ phần được giao dịch, nhiều gấp ba lần khối lượng giao dịch thông thường. Một cuộc gặp gỡ chớp nhoáng với công chúng vào cuối ngày của ông Richard Whitney, Chủ tịch Sở giao dịch chứng khoán New York, làm tăng niềm tin lên đôi chút, nhưng rốt cuộc không ngăn chặn được một vụ sụp đổ đang lan rộng.
Ngày 28 tháng mười năm 1929: sau một ngày Thứ Sáu Tốt Lành, các nhà đầu tư lại chịu một tổn thất mau lẹ khác vào ngày thứ hai. Họ cố gắng tháo chạy khỏi thị trường khi có thể, nhưng với nhiều người việc này đã quá muộn. Vào cuối ngày, khối lượng giao dịch gần đạt đến 9,25 triệu đơn vị và chỉ số Dow giảm 13% (38 điểm), một con số tổn thất kỷ lục. Niềm tin mới hình thành cuối tuần trước đó đã mất, và đây là ngày khó quên nhất trong năm 1929.
Ngày 29 tháng mười năm 1929: Ngày Thứ Ba Đen Tối là thời điểm cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh điểm. Chỉ trong chừng vài giờ, số lợi nhuận kiếm được của năm trước bị tước đi và niềm tin của người tiêu dùng sụp đổ. Ai cũng bán mà chẳng có ai mua, làm cho hệ thống cung cấp báo cáo trễ lại gần hai tiếng đồng hồ. Khối lượng 16 triệu cổ phần đáng kinh ngạc được giao dịch ngày hôm đó, một kỷ lục tồn tại suốt 40 năm, và chỉ số Dow đóng cửa với thiệt hại 12% (30 điểm). Đám người trước đây mượn tiền để tham gia thị trường có khuynh hướng giá lên bị buộc phải bán tài sản cá nhân của mình để cố gắng hoàn trả nợ. Ngân hàng và các công ty đóng cửa, và nhiều công dân Mỹ bị đẩy vào cảnh nghèo túng mà không có việc làm hay bất kỳ hỗ trợ tài chính nào.
Ngày 8 tháng bảy năm 1932: gần như 3 năm sau những ngày đen tối của tháng mười năm 1929, tình trạng sụt giảm liên tục và kéo dài của chỉ số Dow chạm xuống đến điểm thấp nhất, đóng cửa ở mức 42,22, mất 89% so với đỉnh của mình. Mặc dù không phải là thảm hoạ trong một ngày giống như những sự kiện nêu trên, cái ngày này vẫn đóng vai trò là một điểm mốc trong lịch sử. Nó không chỉ làm mất hết chút niềm tin còn rơi rớt lại của người tiêu dùng, mà còn giúp Franklin Roosevelt giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra, cho phép ông ta quyền thực hiện sáng kiến chính sách Kinh Tế Mới của mình, chính sách mà nhiều người tin rằng cuối cùng sẽ chấm dứt thời kỳ Suy Thoái.
Ngày 19 tháng mười năm 1987: người ta không ký kết được một thoả thuận các bên cùng nhất trí về những sự kiện đã dẫn đến ngày Thứ Hai Đen Tối, khi chỉ số Dow giảm hết biên độ lớn nhất của mình trong lịch sử đương thời, hơn 22% (508 điểm). Vụ phá sản hàng loạt trên toàn thế giới bao gồm mất 45,5% tại Hồng Kông, 41,8% tại Úc, 31% tại Tây Ban Nha và 26,5% tại Anh, một chuỗi sự kiện lan về hướng tây. Ngoài tình trạng rối loạn trên các thị trường quốc tế, các nhà kinh tế học quy cho đồng đô la sút kém, tâm lý thị trường và giao dịch theo chương trình, trong nhóm này yếu tố đứng sau được Hạ nghị sĩ Edward J. Markey dự báo trước cuộc sụp đổ. May thay, sau đó thị trường nhanh chóng ổn định, vào cuối tháng đã tăng 15% hơn so với con số đóng cửa ngày Thứ Hai Đen Tối.
Ngày 17 tháng chín năm 2001: các vụ tấn công ngày 11 tháng Chín ảnh hưởng đến những mặt khác nhau trong cuộc sống chúng ta - an ninh, quốc phòng, tự do và, tất nhiên kinh tế nữa. Khi thị trường mở cửa trở lại sau thời gian đóng cửa 4 ngày vì các vụ tấn công, các cổ phiếu lao xuống mức thấp nhất trong ba năm, giảm hơn 7%. Boeing và United Technologies, một nhà cung cấp thiết bị hàng không, chịu tổn thất lớn nhất. Tại thời điểm bấy giờ, đó là những mức mất điểm trong một tuần và trong một ngày lớn nhất trong lịch sử chỉ số Dow, chỉ số này trước đấy không bị cuộc suy thoái kinh tế đang diễn ra tác động đến.
Ngày 27 tháng hai năm 2007: bị các sự kiện của năm sau làm lu mờ đi, vụ sụp đổ năm 2007 nhanh chóng được những người không chịu ảnh hưởng trực tiếp lãng quên. Mặc dù nó vẫn còn là một trong những trường hợp sụt giảm lớn nhất theo từng điểm trong lịch sử chỉ số Dow. Các nhà đầu tư ồ ạt bán giữa những mối lo ngại về tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ và thế giới, các cổ phiếu Trung Quốc đang xuống nhanh và âm mưu ám sát rõ ràng của Taliban tại Afghanistan đối với Phó Tổng thống Cheney. Những lo sợ về một đợt bán tống bán tháo quy mô lớn đã xuất hiện trong những tháng sau khi chỉ số Dow đạt những mức cao kỷ lục suốt giai đoạn phục hồi kéo dài 8 tháng.
Ngày 15 tháng chín năm 2008: Với hơn 600 tỷ đô la tài sản, cái chết của Lehman Brothers, ngân hàng đầu tư lớn thứ tư ở Mỹ, tác động lớn đối với sức khoẻ kinh tế của nước này.
Vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, cùng với việc bán Merrill Lynch cho Ngân hàng Mỹ nhằm tránh khủng hoảng tài chính, dẫn đến việc chỉ số Dow mất 504 điểm, và giúp để lại tình trạng hoảng loạn trong những tuần tiếp theo. AIG đang vật lộn với rất nhiều khó khăn, trước đây là công ty có cổ phiếu phát hành ra công chúng lớn thứ 18 trên thế giới, được cứu rỗi nhờ trợ giúp từ chính phủ, khoản trợ cấp mà, trong số những khoản trợ cấp khác, ngay lập tức mang lại cho họ một thoả thuận cấp tín dụng dành cho doanh nghiệp trị giá 85 tỷ đô la.
Ngày 29 tháng chín năm 2008: ngày này là một thảm hoạ chỉ rõ đặc điểm một thế hệ trên Phố Wall. Sau khi Hạ viện không thông qua kế hoạch cứu trợ tài chính trị giá 700 tỷ đô la của tổng thống Bush, hơn 1,2 nghìn tỷ đô la biến mất khỏi thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, số lượng giảm sút lớn nhất trong lịch sử Dow Jones. Trường hợp mất điểm lớn nhất, 400 điểm, xảy ra chỉ trong 10 phút, không lâu sau khi mọi người chứng kiến dự luật bị bác bỏ.
Đăng bởi:
alex
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng
đăng nhập
để viết bình luận.
Gửi
©2025 Lạc Việt
Điều khoản sử dụng
|
Liên hệ
Trang thành viên:
Cồ Việt
|
Tri Thức Việt
|
Sách Việt
|
Diễn đàn
[Đóng]
Không hiển thị lần sau.