Một bài báo của Hiệp hội bệnh tiểu đường Hoa Kỳ về Kiến thức về bệnh tiểu đường liên hệ việc thiếu ngủ với mức đường trong máu cao hơn và do đó có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Các nhà nghiên cứu nói rằng họ không chắc chắn có phải việc thiếu ngủ đầy đủ gây ra những thay đổi trong tuần hoàn của lượng đường trong máu, sự nhạy cảm với insulin của cơ thể, hay sự phân tiết insulin giảm hay không, tuy nhiên kết quả rõ ràng cho thấy lượng đường trong máu cao hơn ở những người đã không ngủ đủ giấc.
Các nhà khoa học nghiên cứu một tiết diện ngang của 62 thanh niên bị béo phì tại Trung tâm nghiên cứu chuyển biến lâm sàng và phòng thí nghiệm về giấc ngủ trong bệnh viện nhi chăm sóc bậc ba với các bệnh nhân có lứa tuổi trung bình là 14. Những thanh niên này phải chịu kiểm tra khả năng dung nạp glu-cô qua đường uống (OGTT), các phép đo nhân trắc học, thử nghiệm biểu đồ ngủ qua đêm, và thường xuyên lấy mẫu xét nghiệm khả năng dung nạp glu-cô tĩnh mạch (FSIGT).
Mức độ insulin và lượng đường trong máu sau đó được tính toán và so sánh với lượng thời gian ngủ mà mỗi cá nhân đã có.
Tiến sĩ Dorit Koren, tác giả của nghiên cứu và là bác sĩ chuyên khoa nội tiết nhi khoa tại bệnh viện nhi Philadelphia kết luận:
“Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng để giữ mức glu-cô ổn định, thời lượng ngủ tối ưu đối với thanh thiếu niên là 7,5 đến 8,5 giờ mỗi đêm.”
Cũng có một số dấu hiệu cho thấy thiếu ngủ làm giảm sản xuất in-su-lin.
Trong nghiên cứu tương lai Tiến sĩ Koren hướng đến việc xem xét các thanh thiếu niên trong môi trường gia đình của họ. Kinh phí dành cho nghiên cứu được tài trợ bởi Quỹ thỏa ước thuốc lá Bang Pennsylvania và Viện Quốc gia Hoa Kỳ của Trung tâm Y tế Quốc gia về Nghiên cứu Tài nguyên
Tiến sĩ Koren đã nói:
“Trong khi chờ đợi, nghiên cứu của chúng tôi củng cố ý tưởng cho rằng ngủ đủ giấc trong tuổi vị thành niên có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường type 2.”
Tác giả: Cử nhân khoa học Rupert Shepherd
Bản quyền: Medical News Today