AAA, Ba3, Ca, CCC ... chúng trông giống như một loại phiếu điểm rất tích cực vậy.
Thực ra, chúng là một hệ thống ký mã hiệu, và dùng để thông báo cho các bên hữu quan biết.
Những người đi vay số lượng lớn, các chính phủ hoặc các công ty, nhận được những đội hình chữ cái ấy, và những người mua khoản nợ này được chúng cho biết khả năng họ có thể lấy lại tiền là như thế nào.
Bảng đánh giá kia còn ảnh hưởng đến số phí tính theo mức sinh lợi trên khoản tiền vay đó.
Những chữ cái này tràn ngập khắp các tin tức về tác động tài chính của cuộc khủng hoảng đang ám ảnh khu vực sử dụng đồng Euro.
Một thay đổi điểm số có nghĩa là một sự thay đổi số tiền người đi vay phải trả cho các chủ nợ của mình, có thể khiến người ta mất nhiều phí vay hơn khi những nhà đầu tư đòi hỏi tỷ lệ lợi nhuận cao hơn vì phải gánh khoản nợ có rủi ro nhiều hơn.
Nhưng trong khi những kẻ đi vay được báo chí nêu - các chính phủ Hy Lạp, Ai len, Bồ Đào Nha, và hiện giờ thậm chí là Hoa Kỳ vĩ đại - là những danh xưng nhiều người biết đến, thì những người có ảnh hưởng lớn như vậy đối với tài sản của những tên tuổi kia lại không có được cái diễm phúc đó.
Họ là những cơ quan đánh giá tín nhiệm, tồn tại để đánh giá khả năng chi trả của những nhà phát hành trái phiếu - các công ty hoặc - như trong trường hợp này, các quốc gia mượn tiền bằng cách phát hành các giấy nợ dạng IOU (I owe you) được gọi là trái phiếu.
Nhưng họ là ai? Có phải chúng ta cần họ không và họ tính ra như thế nào để đưa ra thứ hạng cao nhất AAA hoặc đưa ra một thứ hạng thấp hơn, chẳng hạn CCC, thứ hạng - trung thành với hình thức xếp hạng trong nhà trường - có nghĩa là nhà phát hành nhiều khả năng đang chuẩn bị kế hoạch bỏ trốn?
Poor and Moody
Trước tiên chúng ta đề cập đến Standard & Poor's (S&P), cơ quan đánh giá lâu đời nhất. Vào năm 1860, người viết một cuốn sách sử về tài chính đường sắt và kênh đào ở Hoa Kỳ như một cẩm nang cho các nhà đầu tư, ông Henry Poor, đã thành lập ra cơ quan này.
Cái phần “Standard” ra đời vào năm 1906, thời điểm Cục thống kê tiêu chuẩn (Standard Statistics Bureau) được thành lập nhằm kiểm tra tài chính các công ty không thuộc ngành đường sắt.
Hai doanh nghiệp này sáp nhập vào những năm 1940.
Năm 1909 John Moody thành lập công ty Moody's , ông là người công bố một bản phân tích về cái thế giới bất ổn và lộn xộn ngành tài chính đường sắt, trong đó phân cấp giá trị của các cổ phiếu và trái phiếu.
Những công ty này hiện nay đang được nhiều người quan tâm - doanh thu trước thuế của Moody năm 2010 là 688 triệu đô-la Mỹ và Standard & Poor là 762 triệu đô-la Mỹ.
Mỗi công ty họ đều chiếm 40% thị phần đánh giá những công ty và quốc gia lớn.
Fitch - một nhà sáng lập nữa được lấy tên đặt cho một công ty, ông John Fitch - thành lập vào năm 1913 và là một phiên bản nhỏ hơn hai phiên bản kia.
Có hàng loạt những cơ quan đánh giá tín nhiệm khác, tên của chúng thậm chí hiếm khi xuất hiện trong những góc khuất khó thấy hơn của những trang tài chính - vậy tại sao ba công ty này lại là những cơ quan đánh giá được nhiều người theo dõi?
Thành tích
Một phần câu trả lời là trách nhiệm của Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán (SEC), cơ quan giám sát tài chính Hoa Kỳ.
Năm 1975 người ta thừa nhận ba công ty này như là những Tổ chức Đánh giá Tín dụng Thống kê được công nhận toàn quốc (NRSRO).
Một xác nhận của NRSRO sẽ tạo điều kiện dễ dàng và thuận lợi hơn cho những quốc gia và tổ chức tài chính đang mong muốn phát hành trái phiếu. Về cơ bản xác nhận ấy nói cho các nhà đầu tư biết thành tích của một doanh nghiệp và khả năng họ hoàn trả tiền vay như thế nào.
Sức mạnh bổ sung để những Tổ chức Đánh giá Tín dụng Thống kê được công nhận toàn quốc phát triển hơn nữa đến từ việc một số quỹ đầu tư theo luật định được Uỷ ban chứng khoán (SEC) yêu cầu chỉ nắm giữ những trái phiếu có mức đánh giá rất cao của các cơ quan được mọi người công nhận.
Sức mạnh của một công ty bảo hiểm còn được đánh giá bằng những thứ hạng áp dụng đối với những khoản dự trữ đầu tư mà công ty đó nắm giữ.
Việc nhà phát hành bị đánh giá tín nhiệm thấp sẽ làm cho giá trị trái phiếu hạ xuống và tăng lãi suất trái phiếu ấy lên.
Nghĩa là các quỹ theo luật định bây giờ phải bán những trái phiếu này.
Nhưng việc này có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn.
Bán tống bán tháo ồ ạt cộng với các tác động cung cầu thị trường - nhiều người bán hơn người mua - làm giá giảm nhiều hơn nữa. Có nghĩa là phải trả lãi suất còn cao hơn nữa - và người đi vay phải chịu nhiều căng thẳng lớn hơn nữa.
Mặc dù Uỷ ban chứng khoán (SEC) có 10 tổ chức Đánh giá Tín dụng Thống kê được công nhận toàn quốc (NRSRO) trong danh sách phê chuẩn của mình, bao gồm một đại diện của Ca-na-đa, hai của Nhật, nhưng ba ông lớn - Standard & Poor's, Moody's và Fitch - vẫn là những công ty đầu ngành.
Một phần là vì họ công khai miễn phí các đánh giá tín nhiệm của họ cho các nhà đầu tư - thu tiền từ việc tính phí các tổ chức muốn đánh giá trái phiếu của mình.
Chỉ trích nặng nề
Quên đi tầm cỡ của họ. Những phương pháp thực sự của họ là gì?
Standard & Poor's cho biết họ đánh giá dựa trên một loạt những thuộc tính kinh doanh và tài chính có thể ảnh hưởng đến việc hoàn trả, trong đó một số có thể phụ thuộc vào nhà phát hành trái phiếu (tức người đi vay).
Trong một báo cáo, Standard & Poor's đưa ra một danh sách dài các chỉ báo họ có thể sử dụng, gồm những tác động địa chính trị, luật lệ, và kinh tế, quản trị và thuộc tính các phương thức và quy trình quản lý công ty, và vị thế cạnh tranh."
Dường như đầy đủ hết cả. Nhưng kể từ cuộc khủng hoảng tín dụng bắt đầu vào năm 2007, những công ty này đã hứng chịu những chỉ trích nặng nề - và thậm chí cả sự thù địch nữa.
Rốt cuộc, số lượng khổng lồ các chứng khoán có thế chấp bảo đảm - các khoản đầu tư được những tài sản thế chấp bảo đảm hoặc sẽ không bao giờ thu hồi nổi hoặc bị gian lận - đã được ba chuyên gia có trách nhiệm đánh giá khả năng hoàn trả tiền vay xếp cho thứ hạng cao nhất.
Những biến động đầy kịch tính tương tự đã diễn ra trong việc đánh giá tín dụng khoản nợ do chính phủ bảo lãnh chứ không phải là nợ có tài sản cá nhân bảo đảm. Hôm nay một trái phiếu của quốc gia nào đó được đánh giá thứ hạng cao nhất về độ an toàn nhưng ngày hôm sau lại bị cho điểm gợi ý rằng tiền của các nhà đầu tư không an toàn.
Nhiều nhà quan sát tin rằng nếu thứ hạng trái phiếu chính phủ Anh - hoặc các cổ phiếu thượng hạng - bị đánh tụt chỉ một mức từ AAA xuống AA thì sẽ làm tăng phí vay chính thức bằng khoảng 0,5%.
Điều đó có nghĩa là tăng số lượng lớn hối phiếu có lãi hàng năm mà những người nộp thuế sẽ phải trả.
Khi được hỏi tại sao thay đổi các thứ hạng, Standard & Poor's trả lời: "Các lý do điều chỉnh thứ hạng thay đổi, và có thể liên quan rộng rãi đến những thay đổi nói chung trong nền kinh tế hoặc môi trường kinh doanh, hoặc trong phạm vi hẹp hơn tập trung vào những điều kiện ảnh hưởng đến một thực thể, ngành cụ thể, hoặc đợt phát hành nợ riêng lẻ nào đó."
Quả thực nó xuất hiện một cách kỳ bí - nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn.