Vàng là một trong những kim loại được nói đến nhiều nhất vì vai trò nổi bật của nó trong cả lĩnh vực đầu tư lẫn thế giới tiêu dùng. Mặc dù người ta không còn dùng vàng như là một hình thức tiền tệ cơ bản ở những quốc gia phát triển nữa, song nó vẫn tác động mạnh mẽ lên giá trị của những đồng tiền đó. Hơn nữa, còn có một mối tương quan chặt chẽ giữa giá trị của vàng và sức mạnh của các đồng tiền giao dịch trên thị trường ngoại hối.
Để minh hoạ mối quan hệ giữa vàng và giao dịch ngoại hối này, hãy xem xét 5 khía cạnh quan trọng sau đây:
1. Vàng từng được dùng để hỗ trợ các đồng tiền theo sắc lệnh.
Ngay từ thời Đế quốc La mã phương Đông, vàng đã được sử dụng để hỗ trợ tiền tệ theo sắc lệnh, hoặc các loại đồng tiền khác nhau mà được coi là đồng tiền pháp định trong nước xuất xứ của chúng. Vàng còn được dùng làm đồng tiền dự trữ trên thế giới suốt một thời gian dài đến gần hết thế kỷ 20; Hoa Kỳ sử dụng chế độ bản vị vàng cho đến năm 1971, thời điểm tổng thống Nixon bỏ chế độ này đi.
Một trong những lý do để sử dụng chế độ bản vị vàng là nó giới hạn số lượng tiền các nước được phép in. Là vì, cũng như hiện nay, các nước có nguồn cung vàng sẵn có bị hạn chế. Cho đến khi chế độ bản vị vàng bị bãi bỏ, các nước không thể dễ dàng in tiền theo sắc lệnh, thật buồn cười, trừ phi họ sở hữu một số lượng vàng tương đương. Mặc dù chế độ bản vị vàng không còn sử dụng trong thế giới phát triển, một số nhà kinh tế học cho rằng chúng ta nên quay về với nó vì tính bất ổn của đồng đô la Mỹ và các đồng tiền khác.
2. Vàng được dùng để phòng vệ chống lại lạm phát
Các nhà đầu tư thường mua số lượng lớn vàng khi nước họ đang trải qua các mức lạm phát cao. Nhu cầu về vàng tăng trong những thời kỳ lạm phát vì nguồn cung bị giới hạn và giá trị vốn có của nó. Vì vàng không thể bị mất giá trị, nó có thể giữ giá trị tốt hơn các hình thức tiền tệ khác.
Ví dụ, tháng 4 năm 2011, các nhà đầu tư lo sợ sự sụt giảm giá trị đồng tiền theo sắc lệnh và giá vàng thì bị đẩy lên đến mức gây sửng sốt là 1500 đô la Mỹ một ao-xơ. Hiện tượng này cho thấy có ít niềm tin vào các đồng tiền trên thị trường thế giới và không mấy ai kỳ vọng vào sự ổn định kinh tế trong tương lai là điều đáng lo ngại.
3. Giá vàng ảnh hưởng đến các quốc gia xuất nhập khẩu vàng.
Giá trị đồng tiền một quốc gia có quan hệ chặt chẽ với giá trị xuất nhập khẩu của nó. Khi một nước nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, giá trị đồng tiền của nước này sẽ suy yếu. Ngược lại, giá trị đồng tiền đó sẽ mạnh lên khi nó là nước xuất khẩu ròng. Vì vậy, một quốc gia xuất khẩu vàng hoặc có khả năng tiếp cận với những nguồn vàng dự trữ sẽ nhìn thấy đồng tiền của họ tăng sức mạnh khi giá vàng tăng, vì giá vàng tăng sẽ làm tăng giá trị tổng lượng xuất khẩu của quốc gia đó.
Nói cách khác, giá vàng tăng có thể tạo ra thặng dư thương mại hoặc giúp bù đắp thâm hụt mậu dịch. Ngược lại, những nước nhập khẩu nhiều cuối cùng chắc chắn sẽ có đồng tiền yếu hơn khi giá vàng tăng. Chẳng hạn, những nước chuyên sản xuất những sản phẩm làm bằng vàng, nhưng thiếu dự trữ vàng của riêng họ thì sẽ là nước nhập khẩu nhiều vàng. Do đó, họ rất dễ nhạy cảm với các đợt tăng giá vàng.
4. Mua vàng thường làm giảm giá trị đồng tiền dùng để mua vàng.
Khi các ngân hàng trung ương mua vàng, nó ảnh hưởng đến cung cầu đồng tiền trong nước và có thể dẫn đến lạm phát. Điều này chủ yếu là vì các ngân hàng dựa vào việc in nhiều tiền hơn để mua vàng, và do đó tạo ra nguồn cung dư thừa đồng tiền theo sắc lệnh.
5. Giá vàng thường được dùng để đo lường giá trị nội tệ, nhưng có những ngoại lệ.
Nhiều người sử dụng một cách sai lầm vàng như là một đại diện tuyệt đối để tính giá trị đồng tiền một nước. Mặc dù chắc chắn có mối quan hệ giữa giá vàng và giá trị đồng tiền theo sắc lệnh, nhưng nó không phải bao giờ cũng là mối quan hệ nghịch đảo như nhiều người thừa nhận.
Chẳng hạn, nếu có nhu cầu cao từ một ngành nào đó cần vàng để sản xuất, thì nhu cầu này sẽ làm cho giá vàng tăng lên. Nhưng không nói lên được điều gì về đồng tiền bản địa, đồng tiền mà có thể có giá trị rất cao ở cùng thời điểm. Vì thế, trong khi giá vàng có thể được dùng để phản ánh giá trị đồng đô la Mỹ, thì các điều kiện cần được phân tích để xác định xem có thực sự là một mối quan hệ nghịch đảo hay không.
Kết luận
Vàng có tác động sâu sắc đối với giá trị tiền tệ trên thế giới. Mặc dù chế độ bản vị vàng đã bị bãi bỏ, vàng vẫn là một loại hàng hoá có thể đóng vai trò như một vật thay thế cho các đồng tiền theo sắc lệnh và được sử dụng phòng vệ hiệu quả chống lại lạm phát. Chắc chắn vàng sẽ tiếp tục đóng một vai trò đầy đủ trong các thị trường hối đoái. Vì vậy, vàng là một kim loại quan trọng cần theo dõi và phân tích về khả năng độc đáo của nó đại diện cho tình trạng của cả nền kinh tế quốc tế lẫn quốc gia.