Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư của các tế bào máu. Nó bắt đầu trong tuỷ xương, mô mềm bên trong đa số xương. Tuỷ xương là nơi tế bào máu được tạo thành.
Khi bạn là khoẻ mạnh, tuỷ xương của bạn tạo nên:
- Bạch cầu, giúp cơ thể của bạn chống lại nhiễm trùng.
- Hồng cầu, mang khí oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể bạn.
- Tiểu cầu, giúp máu của bạn đông.
Khi bạn có bệnh bạch cầu, tuỷ xương bắt đầu tạo ra nhiều tế bào bạch cầu không bình thường, gọi là các tế bào bệnh bạch cầu. Chúng không làm các công việc của tế bào bạch cầu bình thường, chúng phát triển nhanh hơn tế bào bình thường, và chúng không ngưng phát triển khi chúng nên ngưng.
Theo thời gian, các tế bào bệnh bạch cầu có thể nhiều hơn các tế bào máu bình thường. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như là bệnh thiếu máu, chảy máu, và nhiễm trùng. Tế bào bệnh bạch cầu cũng có thể phát tán đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác và gây ra sưng hoặc đau.
Có các kiểu bệnh bạch cầu khác nhau không?
Có nhiều kiểu khác nhau của bệnh bạch cầu. Nói chung, bệnh bạch cầu được phân loại dựa vào việc nó tệ hơn nhanh như thế nào và loại bạch cầu nào mà nó tấn công.
- Nó có thể là cấp tính hay mãn tính. Bệnh bạch cầu cấp tính tệ hơn rất nhanh và có thể làm bạn cảm thấy ốm ngay. Bệnh bạch cầu mãn tính tệ hơn từ từ và có thể không gây ra triệu chứng trong hàng mấy năm trời.
- Nó có thể là ở lym-phô bào hoặc ở tủy xương. Bệnh bạch cầu lym-phô bào tấn công các bạch cầu được gọi là lym-phô bào. Bệnh bạch cầu tủy xương tấn công các bạch cầu được gọi là tuỷ bào.
Bốn loại bệnh bạch cầu chính là :
- Bệnh bạch cầu lym-phô bào cấp tính, hoặc ALL. ALL thường gặp nhất ở trẻ em. Người trưởng thành cũng có thể mắc nó.
- Bệnh bạch cầu tủy xương cấp tính, hoặc AML. AML tấn công cả trẻ em lẫn người trưởng thành.
- Bệnh bạch cầu lym-phô bào mãn tính, hoặc CLL. CLL là bệnh bạch cầu thường gặp nhất trong người trưởng thành, hầu hết là những người lớn hơn 55 tuổi. Trẻ em hầu như không bao giờ mắc nó.
- Bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính, hoặc CML. CML xảy ra hầu hết ở người trưởng thành.
Điều gì gây ra bệnh bạch cầu ?
Các chuyên gia không biết điều gì gây ra bệnh bạch cầu. Nhưng một vài thứ được biết là làm tăng nguy cơ của một vài loại bệnh bạch cầu. Những thứ này được gọi là yếu tố rủi ro. Bạn có thể sẽ mắc bệnh bạch cầu nếu bạn:
- Đã tiếp xúc với lượng lớn bức xạ.
- Đã tiếp xúc với các hoá chất nhất định đang có hoạt tính, như là benzene.
- Đã từng chịu hoá trị để chữa một bệnh ung thư khác.
- Bị hội chứng Down hoặc những vấn đề về di truyền khác.
- Hút thuốc.
Nhưng hầu hết những người có các yếu tố rủi ro trên lại không mắc bệnh bạch cầu. Và hầu hết những người mắc bệnh bạch cầu lại không có bất kỳ yếu tố rủi ro nào như đã biết.
Triệu chứng là gì?
Triệu chứng có thể tùy vào loại bệnh bạch cầu mà bạn mắc phải, nhưng các triệu chứng chung bao gồm:
- Sốt và đổ mồ hôi đêm.
- Nhức đầu.
- Dễ bầm hoặc chảy máu.
- Đau xương hoặc khớp.
- Bụng phồng lên hay đau do lách mở rộng.
- Hạch bạch huyết phồng lên trong nách, cổ, hay háng.
- Mắc nhiều bệnh nhiễm trùng.
- Cảm thấy rất mệt hoặc yếu.
- Giảm cân và không cảm thấy đói.
Bệnh bạch cầu được chẩn đoán thế nào?
Để tìm xem bạn có bị bệnh bạch cầu không, bác sĩ sẽ:
- Đặt câu hỏi về sức khỏe và các triệu chứng trong quá khứ của bạn.
- Thực hiện kiểm tra sức khoẻ. Bác sĩ sẽ xem xét các hạch bạch huyết phồng lên và kiểm tra để thấy nếu lách hoặc gan của bạn bị mở rộng.
- Yêu cầu xét nghiệm máu. Bệnh bạch cầu gây ra mức cao của bạch cầu và mức thấp của các kiểu tế bào máu khác.
Nếu xét nghiệm máu của bạn có kết quả không bình thường, bác sĩ có thể muốn làm sinh thiết tuỷ xương. Thử nghiệm này cho phép bác sĩ xem xét các tế bào từ bên trong xương của bạn. Điều này có thể đưa ra thông tin then chốt về loại bệnh bạch cầu và nhờ đó bạn có thể được chữa trị đúng.
Chữa trị thế nào
Các chữa trị mà bạn cần sẽ tùy thuộc vào nhiều thứ, bao gồm loại bệnh bạch cầu bạn mắc phải, bệnh đã tiến triển bao lâu, và tuổi tác cũng như sức khỏe tổng quát của bạn.
- Nếu bạn có bệnh bạch cầu cấp tính, bạn sẽ cần chữa bệnh nhanh để dừng lại sinh trưởng nhanh của các tế bào bệnh bạch cầu. Trong nhiều trường hợp, bệnh bạch cầu cấp tính có thể chữa được. Một số bác sĩ nào đó thích thuật ngữ "thuyên giảm" thay cho "chữa bệnh," vì có cơ hội bệnh ung thư có thể tái lại.
- Nếu bạn có bệnh bạch cầu lym-phô bào mãn tính, bạn có thể không cần chữa trị cho đến khi bạn có triệu chứng. Nhưng bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính có lẽ sẽ được chữa trị ngay. Bệnh bạch cầu mãn tính có thể hiếm khi chữa trị được, nhưng can thiệp có thể giúp kiểm soát bệnh.
Các cách điều trị bệnh bạch cầu bao gồm:
- Hoá trị, sử dụng các thuốc mạnh để giết tế bào ung thư. Đây là cách chữa trị chính cho hầu hết các dạng bệnh bạch cầu.
- Xạ trị. Xạ trị sử dụng tia X liều cao để tiêu diệt các tế bào ung thư và thu nhỏ lại các hạch bạch huyết phồng lên hoặc lách bị to. Nó cũng có thể được áp dụng trước khi cấy ghép tế bào mầm.
- Cấy ghép tế bào mầm. Tế bào mầm được hiến tặng có thể xây dựng lại nguồn cung cấp các tế bào máu bình thường và đẩy mạnh hệ miễn dịch của bạn. Trước khi cấy ghép, bức xạ hoặc hoá trị được dùng để tiêu diệt các tế bào trong tuỷ xương và nhường chỗ cho các tế bào được hiến tặng.
- Liệu pháp sinh học. Đây là cách sử dụng các thuốc đặc biệt cải thiện khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể của bạn chống lại bệnh ung thư.
Đối với một vài người, thử nghiệm lâm sàng là một lựa chọn để chữa bệnh. Thử nghiệm lâm sàng là các dự án nghiên cứu để thử nghiệm các thuốc mới và các cách chữa trị khác. Thường những người bị bệnh bạch cầu tham gia vào những nghiên cứu như thế.
Một số cách điều trị bệnh bạch cầu có thể gây ra các tác dụng phụ. Bác sĩ của bạn có thể nói cho bạn biết các vấn đề thường gặp và giúp bạn tìm cách xoay xở.
Biết rằng bạn hay con của bạn bị bệnh bạch cầu có thể là một cú sốc lớn. Có thể giúp khi:
- Tìm hiểu tất cả những gì bạn có thể về dạng bệnh bạch cầu bạn mắc phải và cách chữa trị nó. Điều này sẽ giúp bạn có lựa chọn tốt nhất và biết nên mong đợi gì.
- Cố gắng càng mạnh mẽ càng tốt về cả thể chất và tinh thần. Chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi nhiều, và thể dục thường xuyên có thể có ích.
- Nói chuyện với những người hoặc gia đình khác đã từng mắc bệnh này. Hỏi bác sĩ của bạn về các nhóm hỗ trợ trong vùng bạn ở. Bạn cũng có thể tìm những người trên mạng mà họ sẽ chia sẻ kinh nghiệm của họ với bạn.