Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Sleeping pills - What's best for you?
Loại thuốc ngủ nào tốt nhất cho bạn?
It’s the middle of the night, and you’re staring at the bedroom ceiling, thinking about work, or bills, or the kids. You look anxiously at the clock again. If only you could fall asleep...
Đang nửa đêm, bạn nhìn chằm chằm lên trần nhà của phòng ngủ, suy nghĩ về công ăn việc làm, về hoá đơn chi phí, hoặc suy nghĩ về con cái. Bạn lại lo lắng nhìn đồng hồ. Giá như bạn có thể ngủ được...
Sleeping pills - What’s best for you

It’s the middle of the night, and you’re staring at the bedroom ceiling, thinking about work, or bills, or the kids. Sleep just won’t come. You look anxiously at the clock again. If only you could fall asleep...

In these circumstances, it’s often tempting to reach for a sleeping pill, but there are important things you need to know first. Sleep medications vary in safety and effectiveness and are rarely meant for more than short-term use. Persistent insomnia is usually a symptom of an underlying medical or psychological problem that cannot be treated with sleep medications. In many cases, making simple changes to your lifestyle is far more effective at ending sleepless nights than popping a pill.

Are sleeping pills right for you?

In general, sleeping pills and sleep medications are most effective when used sparingly for short-term situations, such as traveling across many time zones or recovering from a medical procedure. Sometimes sleep medications are used briefly at the beginning of behavioral treatment for insomnia, especially if the sleep deprivation has been severe. If medications are used over the long term, they are best used “as needed” instead of on a daily basis to avoid dependence and tolerance. Working with your healthcare professional is essential to ensure you get the maximum benefit and can safely monitor potential side-effects.

The trouble with sleeping pills, over-the-counter sleep aids

The idea of a pill that can instantly solve your sleep problems is very appealing. Unfortunately, sleep medications don't cure the underlying cause of the insomnia, and in fact can often make the problem worse in the long run. Concerns about the use of both over-the-counter (OTC) and prescription sleep medications include:

* Side effects. Side effects can be severe and include prolonged drowsiness the next day, confusion, forgetfulness and dry mouth.

* Drug tolerance. You may have to take more and more of the sleep aid for it to work, which in turn can lead to more side effects.

* Drug dependence. You may come to rely on the medication to sleep, and will be unable to sleep or have even worse sleep without it.

* Withdrawal symptoms. If you stop the medication abruptly, you may have withdrawal symptoms, such as nausea, sweating and shaking.

* Drug interactions. If you are taking other medications, sleeping medications can interact with them. This can worsen side effects and be dangerous, especially with medications such as prescription painkillers and other sedatives.

* Rebound insomnia. If you need to stop the medication, sometimes the insomnia can become even worse than before.

* Masking an underlying problem. There may be an underlying medical or mental disorder, or even a sleep disorder, that if treated would provide more relief from insomnia.

Side effects of sleep medications

All prescription sleeping pills have side effects, which can vary depending on the specific drug, the dosage and how long the drug lasts in your system. Check with your healthcare professional about any concerns you have. Common side effects can include headache, muscle aches, constipation, dry mouth, daytime sleepiness, trouble concentrating, dizziness, unsteadiness and rebound insomnia.

Some serious risks of sleeping pills

Sedative-hypnotic drug products (benzodiazepines and non-benzodiazepines) can cause severe allergic reaction, facial swelling, memory lapses, hallucinations, and complex sleep-related behaviors. These may include sleep-walking, sleep-driving (driving while not fully awake, with no memory of the event) and sleep-eating (eating in the middle of the night with no recollection, often resulting in weight-gain). If you experience any unusual sleep-related behavior, consult your doctor immediately.

Does newer mean better and safer for sleep medications?

Not necessarily. An older medication may work just as well depending on the type of insomnia you have and other medical considerations. Older medications often have many additional years of data from patient usage and may also be more cost effective if available in generic form. On the other hand, newer medications may have differences that minimize side effects of older medications. Bottom line: work with a healthcare professional that you trust in deciding which medication would best suit your needs.

Over-the-counter (OTC) sleep aids

The main ingredient of over-the-counter sleeping pills is an antihistamine. Antihistamines are generally taken for allergies, hay fever and common cold symptoms, in brand name medication such as Benadryl. However, histamine, a chemical messenger in the brain, promotes wakefulness, so antihistamine has the effect of making some patients feel sleepy. While the positive effects have not been substantiated through research, the side effects, such as drowsiness the following day, can be common and severe.

Some other OTC sleep medications combine antihistamines with the pain reliever Acetaminophen (found in brand names like Tylenol PM and Aspirin-Free Anacin PM). Others, such as NyQuil, combine antihistamines with alcohol.

OTC sleep aids are meant to be used for short term insomnia only. Sleep experts generally advise against the use of over-the-counter (OTC) sleep aids because of side-effects, questions about their effectiveness, and lack of information about their safety over the long-term.

Side effects of OTC sleep aids

The antihistamines used in OTC sleep aids can produce common side effects, some of them severe. As with any medication, it is advisable to consult your doctor before taking over-the-counter sleep medication. This is especially important if you have glaucoma, trouble urinating due to an enlarged prostate gland, or a breathing problem such as emphysema or chronic bronchitis. Talk to your doctor if you're currently taking an antidepressant such as a monoamine oxidase inhibitor (MAOI) or did so as recently as two weeks ago. Also check with your doctor first if you take any other drugs for depression or Parkinson's disease. Women who breast-feed should avoid OTC sleep aids.

Common side effects of OTC sleep aids

* Moderate to severe drowsiness the next day

* Dizziness and forgetfulness

* Clumsiness, feeling off balance

* Constipation and urinary retention

* Blurred vision

* Dry mouth and throat

Prescription sleeping pills

There are several different types of prescription sleeping pills. These medications are classified as sedative hypnotics. In general, the medications act by working on receptors in the brain to slow down the nervous system. Some medications are used for inducing sleep, while others are used for staying asleep. Some last longer than others in your system (a longer half life), and some have a higher risk of becoming habit forming. Consult your healthcare professional if you have a specific question about a medication.

Benzodiazepine sedative hypnotic sleeping pills

Benzodiazepines are the oldest class of sleep medications still commonly in use. Benzodiazepines as a group are thought to have a higher risk of dependence than other insomnia sedative hypnotics. All are classified as controlled substances. Primarily used to treat anxiety disorders, benzodiazepines approved to treat insomnia include:

* Estazolam (ProSom)

* Flurazepam (Dalmane)

* Quazepam (Doral)

* Temazepam (Restoril)

* Triazolam (Halcion)

Drawbacks to benzodiazepine sleeping pills

Use of sleeping medications, especially benzodiazepines, can become troublesome for several reasons:

* You can become both physically and psychologically dependent on the sleep medication. You may believe that you can’t sleep without it, and actually experience physical withdrawal symptoms like anxiety and rebound insomnia.

* They can lose their effectiveness if used on a nightly basis, because the brain receptors become less sensitive to their effects. In as little as three to four weeks, benzodiazepines can become no more effective than a sugar pill.

* The overall quality of your sleep can be reduced, with less restorative deep sleep and dream sleep.

* You may experience next day cognitive slowing and drowsiness (the hangover effect), which may be even greater than from sleep deprivation.

* Even if the medication is effective while taking it, insomnia returns once it is stopped.

Non-benzodiazepine sedative hypnotic sleeping pills

Some newer medications don’t have the same chemical structure as a benzodiazepine, but act on the same area in the brain. They are thought to have fewer side effects, and less risk of dependency, but are still considered controlled substances. One medication in this class, eszopiclone (Lunesta), has been tested for longer-term use, up to six months.

* Eszopiclone (Lunesta)

* Zalepon (Sonata)

* Zolpidem (Ambien)

Drawbacks to non-benzodiazepine sleeping pills

Generally, non-benzodiazepines have fewer drawbacks than benzodiazepines, but that doesn’t make them suitable for everyone. Some may find this type of sleep medication ineffective at helping them sleep, while the long-term effects remain unknown. Side-effects include:

* Morning grogginess

* Drug tolerance

* Rebound insomnia

* Headaches, dizziness, nausea

* In rare cases, dangerous sleep-related behaviors such as sleep-walking, sleep-driving, and sleep-eating

Antidepressants

The Food and Drug Administration (FDA) has not approved these drugs for the treatment of insomnia, nor has their use been proven effective in treating sleeplessness. However, some physicians believe insomnia is related to depression. As with all depression medication, there is a significant risk of suicidal thoughts or worsening of depression, particularly in children and adolescents.

Guidelines for using sleep medications

If you decide to try sleeping pills or sleep aids, keep in mind the following guidelines.

Talk to your doctor about

* Other medications you are taking. This includes non-prescription medications such as pain relievers and allergy medicines, as well as herbal supplements. Combining medications can be very dangerous.

* Specific instructions for decreasing and/or terminating use. In some cases, stopping medication abruptly can cause uncomfortable side effects and even rebound insomnia.

* Using the medications intermittently, rather than nightly, in order to decrease the negative side effects and to increase the sleeping pills’ efficiency when you do use them. This is not appropriate with all medications, as some cause withdrawal symptoms when stopped abruptly.

* Other medical conditions that you have. Some drugs can have serious side effects for people with medical problems such as high blood pressure, liver problems, glaucoma, depression and breathing difficulties.

Remember to

* Only take a sleeping pill when you don’t have enough time to get a full night of sleep (7 to 8 hours). Otherwise you may feel very drowsy the next day.

* Carefully read the package insert that comes with your medication. Pay careful attention to the potential side effects.

* Never drink alcohol near the time when you take a sleeping pill. Not only will alcohol disrupt your sleep even more, it can interact dangerously with the sleeping pill.

* Never drive a car or operate machinery after taking a sleeping pill, especially when you first start taking a new sleep aid, as you may not know how it will affect you.

* Follow directions closely, starting with a very small dose and increasing gradually, according to the doctor’s schedule. Find out whether you should take your medication with or without food. For some medications, certain foods must be avoided.

Herbs and natural sleep aids

Many people with insomnia choose herbal remedies for treatment, although their effectiveness has not been evaluated by the FDA. Some remedies, such as lemon balm or chamomile tea are generally harmless. However, others can have more serious side effects and can interfere with prescribed medications, which can be dangerous. St. John’s Wort, for example, can limit the effectiveness of many prescribed medications such as blood thinners, birth control pills and some anticancer medications. Check with your healthcare professional if you want to try a herbal remedy.

Herbal sleep aids

There are several herbs thought to help sleep, including chamomile, valerian root, kava kava, lemon balm, passionflower, lavender, and St. John’s Wort. Many people drink chamomile tea for its gentle sedative properties, although it may cause allergic reactions in those with plant or pollen allergies. While there is some data showing valerian to be useful for insomnia, at high doses, it can cause vivid dreams, blurred vision, changes in heart rhythm, and excitability.

Melatonin

Melatonin is a naturally occurring hormone whose levels peak at night. It is triggered by dark and levels remain elevated throughout the night until light decreases it. However, most studies have not found melatonin to be beneficial when compared to a sugar pill (placebo). Some positive results have been shown in helping jet lag and night shift workers. Long term effects of melatonin are unknown.

Tryptophan, L-tryptophan

Tryptophan is a basic amino acid used in the formation of the chemical messenger serotonin, a substance in the brain that helps tell your body to sleep. L-tryptophan is a common byproduct of tryptophan, which the body then can change into serotonin. Some studies have shown that L-tryptophan can help people fall asleep faster. Results, however, have been inconsistent.

Alternatives to sleeping pills and sleep medications

Research has shown that changing your sleep environment and bedtime behaviors is one of the most effective ways to combat insomnia. Even if you decide to use sleep medications in the short-term, experts recommend changes in lifestyle and bedtime behavior as a long-term remedy to sleeplessness. Behavioral and environmental changes can have more of a positive impact on sleep than sleeping pills, sleep aids or other medications, without the risk of side effects or dependence.

Cognitive behavioral therapy (CBT)

Many people complain that frustrating, negative thoughts and worries prevent them from sleeping at night. Cognitive-behavioral therapy (CBT) is a form of psychotherapy that treats problems by modifying dysfunctional or destructive thoughts, emotions and patterns of behavior. CBT is a relatively simple treatment that can improve sleep by changing your behavior before bedtime as well as changing the ways of thinking that keep you from falling asleep. It also focuses on improving relaxation skills and changing lifestyle habits that affect your sleep.

Loại thuốc ngủ nào tốt nhất cho bạn

Đang nửa đêm, bạn nhìn chằm chằm lên trần nhà của phòng ngủ, suy nghĩ về công ăn việc làm, về hoá đơn chi phí, hoặc suy nghĩ về con cái. Không tài nào chợp mắt được. Bạn lại lo lắng nhìn đồng hồ. Giá như bạn có thể ngủ được...

Trong hoàn cảnh này, thường thì bạn rất thèm uống một viên thuốc ngủ, nhưng trước tiên có những điều quan trọng mà bạn cần nên biết. Các loại thuốc ngủ khác nhau về độ an toàn và hiệu quả và hiếm khi được sử dụng lâu dài. Mất ngủ kinh niên thường là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe hoặc vấn đề tâm lý tiềm ẩn nào đó mà bạn không thể chữa bằng thuốc ngủ được. Trong nhiều trường hợp thì việc thay đổi một chút lối sống cũng có hiệu quả hơn nhiều trong việc chữa lành chứng mất ngủ thâu đêm so với việc nốc vào miệng một viên thuốc.

Các loại thuốc có thích hợp với bạn không?

Nói chung, thuốc ngủ có hiệu quả nhất khi được sử dụng hạn chế trong các trường hợp ngắn hạn, chẳng hạn như du lịch qua nhiều múi giờ hoặc phục hồi sau một quá trình điều trị bệnh. Đôi khi thuốc ngủ cũng được sử dụng ngắn hạn trong giai đoạn đầu điều trị về hành vi đối với bệnh mất ngủ, nhất là khi chứng thiếu ngủ đã trầm trọng. Nếu được sử dụng lâu dài thì thuốc được sử dụng tốt nhất “khi cần thiết” thay vì sử dụng hằng ngày để tránh lệ thuộc thuốc và lờn thuốc. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo có được lợi ích tối đa và có thể theo dõi các tác dụng phụ có thể xảy ra một cách an toàn.

Rắc rối với thuốc ngủ, thuốc ngủ mua tự do không theo toa

Ý tưởng sử dụng một viên thuốc ngủ có thể giải quyết các vấn đề về giấc ngủ ngay tức khắc rất hấp dẫn. Đáng tiếc là, các loại thuốc ngủ không chữa dứt nguyên nhân gây mất ngủ thật sự, và thực ra thường có thể làm cho vấn đề càng tệ hại hơn về lâu dài. Các mối quan tâm về việc sử dụng cả thuốc ngủ không theo toa (OTC) lẫn thuốc ngủ theo toa gồm:

* Tác dụng phụ. Các tác dụng phụ có thể trầm trọng và bao gồm buồn ngủ kéo dài sang ngày hôm sau, nhầm lẫn/ lú lẫn, hay quên và khô miệng.

* Lờn thuốc. Bạn có thể phải sử dụng ngày càng nhiều thuốc ngủ hơn mới có tác dụng, do đó có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ hơn.

* Lệ thuộc vào thuốc. Bạn có thể trở nên lệ thuộc vào thuốc mới có thể ngủ được, và sẽ không ngủ được hoặc thậm chí là có giấc ngủ tệ hơn nếu không dùng thuốc.

* Các triệu chứng vật vã vì lên cơn nghiện. Nếu bạn dừng thuốc đột ngột, bạn có thể vật vã vì lên cơn nghiện, như là buồn nôn, đổ mồ hôi và run rẩy.

* Tương tác thuốc. Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác, thì thuốc ngủ có thể tương tác với chúng. Điều này có thể làm cho các tác dụng phụ càng trầm trọng thêm và gây nguy hiểm, nhất là với những thuốc như thuốc giảm đau theo toa và các loại thuốc an thần khác.

* bệnh mất ngủ trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn cần phải ngưng sử dụng thuốc, thì đôi khi chứng mất ngủ thậm chí có thể trở nên trầm trọng hơn trước.

* Che dấu một vấn đề tiềm ẩn nào đó. Có thể có một chứng bệnh hoặc một rối loạn tâm thần nào đó, hoặc thậm chí là rối loạn giấc ngủ, nếu được chữa trị sẽ làm cho bệnh nhân ngủ ngon hơn.

Các tác dụng phụ của thuốc ngủ

Tất cả các thuốc ngủ theo toa đều có tác dụng phụ, có thể thay đổi tuỳ theo từng loại thuốc cụ thể, liều lượng và thời gian thuốc kéo dài trong cơ thể bạn là bao lâu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về bất cứ mối quan tâm nào của bạn. Các tác dụng phụ thường thấy có thể bao gồm nhức đầu, đau cơ, táo bón, miệng khô, buồn ngủ ban ngày, khó tập trung, chóng mặt, choáng váng và chứng mất ngủ trở nên tồi tệ hơn.

Một số nguy cơ nghiêm trọng của thuốc ngủ

Các sản phẩm an thần-thuốc ngủ (benzodiazepines và non-benzodiazepines) có thể gây phản ứng dị ứng nặng, sưng mặt, đãng trí, ảo giác, và những cử chỉ hành vi phức tạp liên quan đến giấc ngủ gồm mộng du, lái xe trong mơ ngủ (lái xe trong tình trạng không hoàn toàn tỉnh táo, không có ghi nhớ về sự kiện) và ăn trong mộng mị (ăn giữa đêm mà không có hồi ức, thường dẫn tới tăng cân). Nếu bạn có bất kỳ hành vi nào khác thường liên quan đến giấc ngủ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay nhé.

Có phải các loại thuốc ngủ mới hơn là an toàn hơn và tốt hơn không?

Không nhất thiết là vậy. Một loại thuốc cũ hơn có thể công hiệu tốt tuỳ vào loại mất ngủ của bạn và những lý do khác về mặt y học. Những loại thuốc cũ hơn thường có nhiều dữ liệu bổ sung qua nhiều năm của bệnh nhân đã sử dụng qua và có thể cũng rẻ hơn nếu được bán ở dạng chung. Mặt khác, các loại thuốc mới có thể khác biệt là làm giảm thiểu những tác dụng phụ của thuốc cũ. Nói tóm lại: bạn nên làm việc với bác sĩ đáng tin cậy để quyết định xem thuốc nào là phù hợp nhất với nhu cầu của mình nhé.

Các loại thuốc ngủ mua tự do không theo toa

Thành phần chính của các loại thuốc ngủ mua tự do không theo toa là thuốc kháng histamine. Thuốc kháng histamine thông thường được sử dụng chống dị ứng, viêm mũi dị ứng và các triệu chứng cảm lạnh, có trong thương hiệu thuốc như là Benadryl. Tuy nhiên, histamine, một chất hoá học về truyền tin trong não, kích thích sự tỉnh táo, cho nên thuốc kháng histamine có tác dụng làm cho một số bệnh nhân cảm thấy buồn ngủ. Mặc dù người ta chưa chứng minh được những ảnh hưởng tích cực qua nghiên cứu, nhưng các tác dụng phụ, chẳng hạn như buồn ngủ ngày hôm sau, là tác dụng phụ thường thấy và nguy hiểm.

Một số thuốc ngủ mua tự do không theo toa khác kết hợp thuốc kháng histamine với thuốc giảm đau Acetaminophen (có trong các thương hiệu chẳng hạn như Tylenol PM và Aspirin-Free Anacin PM). Các loại khác, chẳng hạn như NyQuil, kết hợp thuốc kháng histamine với chất rượu cồn.

Các loại thuốc ngủ mua tự do không theo toa được ngụ ý chỉ được sử dụng cho chứng mất ngủ tạm thời. Nhiều chuyên gia về giấc ngủ thường khuyên không nên sử dụng thuốc ngủ mua tự do không theo toa bởi tác dụng phụ của chúng, bởi các nghi vấn về công hiệu của thuốc, và bởi sự thiếu thông tin về tính an toàn về lâu dài của thuốc.

Các tác dụng phụ của thuốc ngủ mua tự do không theo toa

Chất kháng histamine được sử dụng trong thuốc ngủ mua tự do không theo toa có thể gây nhiều tác dụng phụ thường thấy, một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Như bất kỳ một loại thuốc nào, bạn nên thao khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc ngủ không theo toa. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn bị tăng nhãn áp, khó đi tiểu do giãn tuyến tiền liệt, hoặc bị vấn đề về hô hấp chẳng hạn như bị khí thũng/ tràn khí hoặc viêm phế quản mạn tính. Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng thuốc chống trầm cảm chẳng hạn như chất ức chế ô-xi-đa-za mô-nô-a-min (MAOI) hoặc đã sử dụng thuốc này khoảng 2 tuần trước. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước nếu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào chống trầm cảm hoặc chữa liệt rung khác. Phụ nữ cho con bú không nên sử dụng thuốc ngủ mua tự do không theo toa.

Các tác dụng phụ thường thấy của các loại thuốc ngủ mua tự do không theo toa

* Buồn ngủ từ vừa phải đến dữ dội vào ngày hôm sau

* Chóng mặt và hay quên

* Lóng ngóng, cảm giác mất thăng bằng

* Táo bón và bí tiểu

* Mắt mờ

* Khô miệng và khô cổ họng

Các loại thuốc ngủ theo toa

Có nhiều loại thuốc ngủ theo toa khác nhau. Những loại thuốc này được phân loại như là thuốc ngủ an thần. Nói chung, những thuốc này hoạt động bằng cách tác động lên cơ quan nhận cảm trong não để làm chậm hệ thần kinh. Một số loại thuốc được sử dụng để gây buồn ngủ, trong khi một số thuốc khác được sử dụng để duy trì giấc ngủ. Một số thuốc kéo dài lâu hơn so với một số thuốc khác trong cơ thể bạn (dài hơn nửa cuộc đời), và một số thuốc có nguy cơ hình thành thói quen nghiện thuốc cao hơn. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe nếu bạn có bất kỳ câu hỏi cụ thể nào về thuốc nhé.

Thuốc ngủ, an thần Benzodiazepine

Benzodiazepine là loại thuốc ngủ xưa nhất vẫn còn được sử dụng rộng rãi. Benzodiazepines như là một nhóm được cho là có nguy cơ lệ thuộc hơn so với các thuốc ngủ an thần khác. Tất cả đều được xếp vào các chất được kiểm soát. chủ yếu được sử dụng để điều trị rối loạn lo âu, benzodiazepines được cho phép sử dụng để trị mất ngủ gồm:

* Estazolam (ProSom)

* Flurazepam (Dalmane)

* Quazepam (Doral)

* Temazepam (Restoril)

* Triazolam (Halcion)

Những hạn chế của thuốc ngủ benzodiazepine

Việc sử dụng thuốc ngủ, nhất là benzodiazepines, có thể trở nên khó chịu bởi một số lý do sau:

* Bạn có thể trở nên bị lệ thuộc cả thể chất lẫn tâm lý vào thuốc ngủ. Bạn cũng có thể tin là nếu không sử dụng thuốc thì không tài nào bạn ngủ được, và thực sự bị một số triệu chứng vật vã vì lên cơn nghiện như bồn chồn lo âu và chứng mất ngủ tệ hại hơn trước.

* Thuốc có thể mất công hiệu nếu được sử dụng hằng đêm, bởi các thụ quan ở não trở nên ít nhạy cảm hơn với tác dụng của nó. Trong thời gian ngắn từ 3 đến 4 tuần, benzodiazepines có thể trở nên không có công hiệu so với một viên thuốc đường.

* Chất lượng toàn bộ giấc ngủ có thể giảm, giấc ngủ sâu và giấc ngủ mơ hồi phục kém.

* Bạn có thể nhận thức chậm và buồn ngủ ngày hôm sau (ảnh hưởng như bị say rượu), thậm chí còn dữ dội hơn là thiếu ngủ.

* Dù là thuốc có công hiệu trong khi sử dụng, nhưng bệnh mất ngủ vẫn tái phát khi đã ngưng thuốc.

Thuốc ngủ an thần không chứa benzodiazepine

Một số thuốc mới hơn không có cấu trúc hoá học giống như benzodiazepine, nhưng hoạt động trên cùng một vùng não. Chúng được cho là ít có tác dụng phụ hơn, và ít có nguy cơ lệ thuộc thuốc hơn, nhưng vẫn được xem là các chất phải được kiểm soát. Một loại thuốc thuộc loại này có tên là eszopiclone (Lunesta), đã được thử nghiệm sử dụng lâu dài hơn, lên đến 6 tháng.

* Eszopiclone (Lunesta)

* Zalepon (Sonata)

* Zolpidem (Ambien)

Hạn chế của thuốc ngủ không chứa benzodiazepine

Nói chung là thuốc ngủ không chứa benzodiazepines có ít hạn chế hơn thuốc ngủ chứa benzodiazepines, nhưng điều đó không có nghĩa là ai cũng sử dụng được. Một số người có thể phát hiện thấy loại thuốc ngủ này không có công hiệu giúp ngủ được, trong khi người ta vẫn chưa biết các tác dụng lâu dài của chúng. Những tác dụng phụ gồm:

* Choáng váng vào buổi sáng

* Dung nạp thuốc/ lờn thuốc

* Tình trạng mất ngủ có thể trầm trọng hơn trước

* Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn

* Trong những trường hợp hiếm thấy, có thể xảy ra nhiều hành vi nguy hiểm liên quan đến giấc ngủ, chẳng hạn như mộng du, lái xe trong mơ ngủ, và ăn trong mộng mị.

Thuốc chống trầm cảm

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã không chấp thuận cho sử dụng các loại thuốc này để điều trị mất ngủ, việc sử dụng thuốc cũng không chứng minh được công hiệu chữa mất ngủ. Tuy nhiên, một số bác sĩ cho rằng bệnh mất ngủ liên quan đến chứng trầm cảm. Cũng như tất cả các thuốc trầm cảm khác, thuốc này có nguy cơ gây ý định tự sát đáng kể hoặc làm cho chứng trầm cảm càng tệ hại hơn, nhất là đối với trẻ em và thanh thiếu niên.

Hướng dẫn sử dụng thuốc ngủ

Nếu bạn quyết định thử thuốc ngủ, hãy ghi nhớ những hướng dẫn sau.

Hãy thông báo cho bác sĩ biết

* Những loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng, gồm các thuốc không theo toa chẳng hạn như thuốc giảm đau và thuốc chống dị ứng, cũng như các loại thảo dược bổ sung. Việc kết hợp nhiều thuốc với nhau có thể rất nguy hiểm.

* Những hướng dẫn sử dụng cụ thể làm giảm và/hoặc chữa dứt bệnh mất ngủ. Trong một số trường hợp, việc ngưng thuốc đột ngột có thể gây các tác dụng phụ khó chịu và thậm chí còn làm cho chứng mất ngủ càng trầm trọng hơn trước.

* Sử dụng thuốc không liên tục, không phải đêm nào cũng uống, để làm giảm tác dụng phụ tiêu cực và làm tăng công hiệu của thuốc ngủ khi sử dụng chúng. Điều này không phù hợp với tất cả các loại thuốc, bởi một số thuốc gây triệu chứng vật vã nghiện thuốc khi ngưng sử dụng một cách đột ngột.

* Các chứng bệnh khác của bạn. Một số thuốc có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm cho người bị một số bệnh sau, chẳng hạn như cao huyết áp, vấn đề về gan, tăng nhãn áp, trầm cảm và khó thở.

Hãy ghi nhớ

* Chỉ sử dụng thuốc ngủ khi bạn không đủ thời gian để ngủ được suốt đêm (7-8 tiếng đồng hồ). Nếu không, bạn có thể cảm thấy rất buồn ngủ vào ngày hôm sau.

* Đọc kỹ thông tin ghi chú bên bao thuốc. Hãy lưu ý cẩn thận những tác dụng phụ tiềm ẩn có thể xảy ra.

* Đừng bao giờ uống rượu bia gần giờ uống thuốc ngủ. Bia rượu ko những làm gián đoạn giấc ngủ nhiều hơn, mà còn có thể tương tác với thuốc ngủ một cách nguy hiểm.

* Không bao giờ lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi đã sử dụng thuốc ngủ, nhất là khi bạn mới bắt đầu dùng một loại thuốc trị mất ngủ mới, bởi bạn có thể không biết nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với mình.

* Làm theo các hướng dẫn một cách sát sao, bắt đầu với một liều lượng rất nhỏ và tăng dần lên, theo kế hoạch điều trị của bác sĩ. Hãy tìm hiểu xem bạn có nên sử dụng thuốc với thức ăn hay không. Đối với một số loại thuốc thì phải nên tránh một số thức ăn nào đó.

Thảo dược và các loại thuốc chữa mất ngủ tự nhiên

Nhiều người bị mất ngủ đã chọn điều trị bằng thảo dược, mặc dù hiệu quả của các loại thảo dược đó chưa được Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) đánh giá. Một số bài thuốc, chẳng hạn như tiá tô đất hoặc trà hoa cúc thường vô hại. Tuy nhiên, những bài thuốc khác cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm và có thể tương tác với thuốc theo toa của bác sĩ. Chẳng hạn như, St. John’s Wort, có thể làm hạn chế công hiệu của nhiều loại thuốc theo toa như thuốc làm loãng máu, thuốc tránh thai và một số loại thuốc chống ung thư. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn muốn thử một thảo dược nào đó.

Các loại thuốc ngủ chiết xuất từ thảo dược

Có một số loại thảo dược được cho rằng có khả năng giúp người ta ngủ được, bao gồm cúc La mã, nữ lang, cây hồ tiêu, tiá tô đất, hoa lạc tiên, hoa oải hương, và cây St. John’s Wort. Nhiều người uống trà hoa cúc bởi nó có tính an thần nhẹ, mặc dù trà này có thể gây phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng thực vật hoặc dị ứng phấn hoa. Mặc dù một số dữ liệu cho thấy nữ lang có công dụng chữa mất ngủ, nhưng với liều cao, nó có thể gây giấc mơ sống động, rõ ràng (mà người mơ có thể nhớ rất nhiều chi tiết), mắt mờ, thay đổi nhịp tim, và dễ bị kích động.

Note: [St. John’s Wort là một loại cây có hoa vàng được dùng làm thuốc đầu tiên trong thời cổ Hy Lạp. Tên St. John’s Wort rõ ràng nhắc nhở đến John the Baptist, vì cây này nở hoa khoảng mùa lễ thánh John the Baptist vào cuối tháng Sáu.

  • Tên thông thường: St. John’s Wort, hypericum, Klamath weed, Goat weed
  • Tên La Tinh: Hypericum perforatum]

Mê-la-tô-nin

Mê-la-tô-nin là hooc-môn tiết ra tự nhiên có nồng độ cao nhất vào ban đêm. Hooc-môn này được kích hoạt bởi bóng tối và nồng độ của nó được duy trì gia tăng suốt đêm cho đến khi trời sáng mới giảm xuống. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều không phát hiện thấy mê-la-tô-nin có lợi khi so sánh với một viên thuốc đường (giả dược/ thuốc trấn an). Một số kết quả tích cực cho thấy mê-la-tô-nin có thể giúp giảm mệt mỏi sau một chuyến bay dài và các công nhân ca đêm. Người ta vẫn chưa biết rõ về các tác dụng lâu dài của loại hooc-môn này.

Tryptophan, L-tryptophan

Tryptophan là a-xít amin cơ bản được dùng để tạo chất hoá học dẫn truyền serotonin, đây là một chất trong não giúp thông báo cho cơ thể biết giấc ngủ. L-tryptophan là sản phẩm phụ thường thấy của tryptophan mà cơ thể có thể chuyển thành serotonin sau đó. Một số nghiên cứu cho thấy L-tryptophan có thể giúp người ta ngủ nhanh hơn. Tuy nhiên, các kết quả thu được đều không giống nhau.

Các giải pháp thay thế cho thuốc ngủ

Một cuộc nghiên cứu cho thấy việc thay đổi không gian ngủ/môi trường ngủ và các hành vi, thói quen giờ ngủ là một trong những cách hiệu quả nhất để chữa mất ngủ. Dù bạn quyết định sử dụng thuốc ngủ trong thời gian ngắn thì các chuyên gia cũng khuyến cáo nên thay đổi lối sống và hành vi thói quen giờ ngủ như là một biện pháp chữa mất ngủ lâu dài. Các thay đổi hành vi và môi trường có thể đem lại tác động tích cực hơn đối với giấc ngủ hơn là thuốc ngủ, hoặc các loại thuốc khác, mà không có nguy cơ gây tác dụng phụ hoặc lệ thuộc vào thuốc.

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)

Nhiều người than phiền rằng những ý nghĩ bực dọc, tiêu cực và lo âu làm cho họ khó ngủ vào ban đêm. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là một dạng liệu pháp tâm lý xử lý vấn đề bằng cách điều chỉnh các ý nghĩ, các cảm xúc và các kiểu hành vi bất thường hoặc có tính chất huỷ hoại. CBT là phương pháp điều trị khá đơn giản có thể giúp ngủ ngon hơn bằng cách thay đổi hành vi thói quen trước giờ ngủ cũng như thay đổi cách suy nghĩ làm bạn khó có thể ngủ được. Liệu pháp này cũng tập trung nâng cao kỹ năng thư giãn và thay đổi thói quen lối sống ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.