Chứng sợ máu, hoặc sự sợ máu, là chứng sợ đặc trưng thường gặp. Nỗi sợ hãi được phân loại theo DSM-IV (Hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê, Ed 4) như một phần của dạng phụ ám ảnh “máu – chích – chấn thương”. Kiểu phụ này, cũng bao gồm chứng sợ kim, có thể gây ra triệu chứng không thường xuyên thấy trong khác kiểu chứng sợ cụ thể
Triệu chứng của Chứng sợ máu
Hầu hết các loại ám ảnh đặc trưng đều gây ra nhịp tim và huyết áp tăng. Chứng sợ máu và những ám ảnh máu – chích – chấn thương thường gây hạ huyết áp và nhịp tim. Hạ đột ngột có thể dẫn đến ngất, một phản ứng khá thường gặp khi nhìn thấy máu. Lo lắng trước, trong đó bạn có thể bị tim đập rất nhanh, run rẩy, và đau dạ dày - ruột non, thường xảy ra trong khoảng thời gian trước khi sắp phải tiếp xúc với máu.
Nguyên nhân của chứng sợ máu
Chứng sợ máu thường liên quan với những ám ảnh khác. Chứng sợ kim tiêm, hay là nỗi sợ hãi đối với kim dùng trong y tế, đôi khi đi kèm với chứng sợ máu. Một số người mắc chứng sợ máu còn có các chứng sợ khác đối với ngành y tế, như là sợ nha sĩ và bác sĩ. Các lĩnh vực y khoa thường gắn liền với hình ảnh khủng khiếp của máu chảy, đặc biệt trong truyền hình và phim ảnh, có thể làm ghi nhớ mãi những ám ảnh như vậy.
Chứng sợ máu cũng có thể là liên quan đến các ám ảnh sức khỏe bao gồm bệnh tưởng và chứng sợ mắc bệnh. Chảy máu là một dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn với cơ thể, và khi nhìn thấy máu của chính mình có thể đủ để gây ra sự lo lắng về sức khỏe. Ở những người bị chứng sợ lây nhiễm, hoặc sợ mầm bệnh, nhìn của máu của người khác có thể gây ra sợ bị bệnh. Trong vài trường hợp, sợ máu có thể liên quan đến sợ chết.
Chứng sợ máu có thể gây ra do một kinh nghiệm không hay với máu trước đây. Những người đã trải qua một chấn thương hoặc bệnh gây mất máu nhiều có thể có nguy cơ cao. Tuy nhiên, chứng sợ máu có thể di truyền hoặc thậm chí ăn sâu vào các yếu tố tiến hoá.
Chứng sợ máu trong văn hoá đại chúng
Vì nỗi sợ hãi máu là vô cùng phổ biến, nên nó thường xuyên được khai thác trong văn hóa đại chúng. Phim kinh dị và các sự kiện Halloween đánh vào sự ác cảm tự nhiên của chúng ta với máu, thường đặc trưng bởi rất nhiều máu giả nhìn như thật.
Tất nhiên, vào những năm 80, thể loại phim kinh dị đã chứng minh, rất dễ trở nên vô cảm với các hình ảnh như vậy, đặc biệt đối với những người có sợ hãi nhưng không phải là một nỗi ám ảnh hoàn toàn. Một phần của lý do là cảnh tắm trong phim kinh dị Tâm thần những năm 60 được cho là kiệt tác vẫn còn tương đối thiếu máu me. Cảnh phim được quay trắng đen, và con dao hoàn toàn không thực sự xuyên qua da. Tuy nhiên, tâm trí người xem sẽ bị ám ảnh bởi toàn bộ các chi tiết về một cuộc tấn công bằng dao ghê rợn.
Máu đổ đôi khi tạo ra nghịch lý – chúng ta không dám nhìn, nhưng chúng ta cũng không điều khiển bản thân nhìn đi chỗ khác được. Do đó, các chương trình truyền hình thực tế như Kẻ sống sót của CBS thường làm lạnh sống lưng bằng cách phóng to vào hình những vết thương của các đối thủ trong cảnh quay chậm độ nét cao.
Hậu quả của Chứng sợ máu
Chứng sợ máu có thể gây ra nhiều khó khăn gây hạn chết trong cuộc sống hoặc thậm chí nguy hiểm. Nếu bạn sợ máu, bạn có thể không muốn tìm kiếm sự điều trị y tế. Bạn có thể trì hoãn hoặc tránh khám sức khỏe thường niên và các xét nghiệm y tế cần thiết. Bạn có thể từ chối phẫu thuật hoặc điều trị nha khoa.
Cha mẹ mắc chứng sợ máu có thể gặp khó khăn hoặc không thể băng bó vết thương cho con mình. Bạn có thể giao nhiệm vụ này cho bạn đời của bạn bất cứ khi nào có thể. Bạn cũng có thể phản ứng thái quá với những thương tổn nhỏ của con cũng như của chính bạn, thường phải tới các phòng cấp cứu hoặc phòng khám đa khoa trong khi chỉ cần điều trị tại nhà.
Sợ máu cũng có thể làm bạn giới hạn những hoạt động có nguy cơ gây thương tổn. Bạn có thể sẽ không thể tham gia vào các hoạt động ngoài trời như leo núi, cắm trại hay chạy thi. Bạn có thể tránh các môn thể thao, tham dự lễ hội và các hoạt động khác mà bạn cho là nguy hiểm.
Theo thời gian, hành vi né tránh như vậy có thể dẫn đến sự cô lập. Bạn có thể phát triển chứng sợ xã hội hoặc, trong trường hợp đặc biệt, chứng sợ khoảng rộng. Mối quan hệ của bạn có thể bị tác động xấu, và qua thời gian, bạn sẽ thấy khó khăn để tham gia ngay cả trong những hoạt động bình thường của cuộc sống hàng ngày. Cảm thấy chán nản cũng có thể xảy ra.
Điều trị chứng sợ máu
Chứng sợ máu đáp ứng rất tốt với nhiều phương pháp điều trị. Một trong những phương pháp phổ biến nhất là liệu pháp nhận thức hành vi. Bạn sẽ được học cách thay thế nỗi ám ảnh do sợ hãi của mình bằng các phản ứng mạnh mẽ hơn khi nhìn thấy máu. Bạn cũng sẽ tìm hiểu hành vi mới và chiến lược đối phó. Bạn cũng sẽ được tìm hiểu về các hành vi mới và chiến lược đối phó.
Nếu ám ảnh của bạn là nghiêm trọng, thuốc có thể giúp kiểm soát lo lắng, cho phép bạn tập trung vào các chiến lược điều trị. Các dạng khác của liệu pháp trò chuyện, thôi miên, và các cách điều trị luân phiên cũng có thể hữu ích. Một bác sĩ điều trị có tay nghề cao có thể hướng dẫn bạn trải qua quá trình phục hồi mà bạn khó hoặc không thể tự thực hiện một mình. Với sự giúp đỡ, chẳng có lý do gì mà chứng sợ máu có thể ảnh hưởng đến đời sống của bạn.