Tôi yêu hết thảy công việc của mình. Bí quyết ư? Đó là mối quan hệ của tôi với Sếp.
Mối quan hệ với sếp có thể quyết định sự thành bại ở công việc của bạn đấy. Các nhân viên có mối quan hệ tốt hơn thường cảm thấy công việc thú vị và đỡ căng thẳng hơn. Tương tự thế, người giao hảo thân thiện với Sếp cũng rất dễ được “thăng quan tiến chức.”
Bạn sẽ cảm thấy hết sức bất ngờ khi biết những bí quyết rất đơn giản sau đây, nhưng lại rất ít nhân viên thực sự làm đúng theo những lời khuyên này. Tôi có một số đồng nghiệp luôn biết mình phải làm gì nhưng họ lại không làm.
Tiếp tục theo dõi công việc
Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc dự án được giao thì bạn nên tiếp tục theo dõi nhé. Hãy gởi mail hoặc “chat” với Sếp về dự án đó, để thấy rằng bạn đang làm việc tận tâm, và nhọc nhằn với nó. Hơn nữa, đây cũng thể hiện bạn đang thực sự quan tâm và thích thú công việc mình làm, điểm cộng lớn cho bạn đó. Bạn cũng nên nói chuyện với Sếp về những kết quả đạt được để mình có thể thực hiện công việc tốt hơn trong tương lai. Lúc nào tôi cũng muốn nghe phản hồi của Sếp và muốn biết Sếp đang nghĩ gì.
Hãy tập trung và làm việc hiệu quả
Nếu muốn Sếp thích bạn thì hãy tạo ấn tượng bằng năng suất, hiệu quả công việc của bạn để thấy được tầm quan trọng của bạn như thế nào trong công ty. Hầu hết nhân viên thường sử dụng trên 60% thời gian làm việc ngày 8 tiếng của mình để “check mail” (kiểm tra email), tìm đọc những chuyện vớ vẩn, và lướt web. Khoảng 1/3 thời gian trong ngày là thực sự dành cho công việc.
Dưới đây là một số bí quyết riêng nhằm giúp làm việc tập trung và đạt hiệu quả tốt:
* Lên kế hoạch làm việc trước trong ngày. Tôi thường đi làm sớm trước 15 phút vì vậy tôi có thời gian lên lịch cho một ngày và đảm bảo có thể theo dõi được những gì mình phải làm.
* Lập một danh sách những việc phải làm. Tôi thích nhất là trang Remember the Milk (http://www.rememberthemilk.com/) nhưng bạn cũng có thể kiểm tra ở một trang khác khá mới đó là Todo.ly (http://todo.ly/), đây là danh sách và chương trình quản lý trực tuyến. Nếu bạn là người “nghiện” giấy bút thì hãy dùng một mảnh giấy nhỏ hoặc một sổ ghi chép nhỏ nhé.
* Dùng lịch online miễn phí. Tôi thích dùng Which Time và Famundo để theo dõi lịch hẹn, ăn trưa, lịch họp, thời hạn chót của dự án và các ngày khác. Google Calendar cũng rất tuyệt bởi bạn có thể được nhắc nhớ sự kiện bằng e-mail hoặc bằng thông điệp văn bản, và bạn cũng có thể xem lịch của mình bằng trình duyệt di động. Nếu sử dụng cùng một lúc từ 2 loại lịch trở đi, bạn sẽ chẳng bao giờ quên hoặc bị chồng chéo các sự kiện đâu.
* Sử dụng công cụ nhắc nhớ. Các công cụ nhắc nhớ rất có lợi vì thế bạn sẽ không bị quên các sự kiện quan trọng. Bạn có thể cài đặt vào điện thoại hoặc sử dụng các công cụ nhắc nhớ của Google Calendar nhé.
* Hoàn thành nhiệm vụ khó và khẩn cấp nhất vào đầu ngày. Điều này có thể giúp tôi tập trung nhiều hơn bởi đầu óc tôi tỉnh táo hơn vào buổi sáng.
* Tắt hết các công cụ báo cho bạn biết mỗi lần có email hoặc thông điệp văn bản đến. Bạn có thể kiểm tra các email ngay lập tức vì vậy bạn không bị phân tâm mỗi lần như thế.
* Cập nhật sổ địa chỉ của bạn. Hãy xoá hết các địa chỉ mail trực tuyến hoặc danh sách liên lạc trên điện thoại di động của bạn để không phải mất thời gian loại ra các địa chỉ mail cũ mà người khác không còn sử dụng nữa, hoặc gởi nhầm người bởi họ đã thay số di động của mình rồi.
* Thiết lập thời gian cố định nào đó để kiểm tra email. Tôi thường kiểm tra mail 1 lần lúc 10 giờ sáng, 1 lần vào1 giờ trưa và 1 lần vào 4 giờ chiều. Bằng cách này, tôi không phải thường xuyên đăng nhập vào email của mình.
* Tạo các danh sách mail và các nhóm mail nếu bạn thường xuyên gởi mail cho cùng một nhóm người nào đó. Hãy kiểm tra Fiesta hoặc các chương trình email chẳng hạn như Microsoft Outlook và Entourage. Bằng cách sử dụng danh sách mail và nhóm mail, bạn sẽ ít tốn thời gian đánh máy tên và điạ chỉ email từng người, và chẳng cần phải lo lắng là gởi nhầm địa chỉ/ gởi nhầm người nhận hoặc quên đi một ai đó.
Cảm ơn Sếp
Bạn nên cảm ơn Sếp khi cần thiết. Một trong những Sếp cũ của tôi thường hay cho bánh, hay khen ngợi và cả cho tôi lời khuyên nữa. Bà thật sự tốt bụng, và vì vậy, tôi cố gắng cảm ơn bà vì những cử chỉ ấy một cách trực tiếp và cũng gởi thiệp cho bà. Khi thích hợp bạn cũng có thể gởi mail cho Sếp. Biết rằng có ai đó cảm kích mình khiến cho ngày làm việc trở nên thú vị hơn, hãy chắc rằng nên bày tỏ lòng biết ơn với người khác nhé.
Hãy chuẩn bị cẩn thận trước khi đến buổi họp
Khi tham dự các cuộc họp nào đó thì điều quan trọng là bạn không phải chỉ ngồi không thôi.
Nên đảm bảo rằng mình:
* Ghi chép đủ
* chia sẻ, đóng góp ý kiến
* Đến đúng giờ
* Tập trung, chú ý thay vì ngủ gục, tán gẫu, hay là vẽ nguệch ngoạc
* Tốt hơn là bạn nên tắt điện thoại di động hoặc đặt ở chế độ im lặng (một công ty mà tôi đã từng làm việc thậm chí có truyền thống là để hết tất cả điện thoại cầm tay giữa bàn họp khi vào phòng tham dự)
* Đáp lại ý kiến và bình luận của người khác
* Đặt các câu hỏi có liên quan
Hãy chủ động, sáng tạo và mạnh dạn trình bày
Có Sếp nào mà không thích nhân viên chủ động? Thay vì phải chờ được hướng dẫn hoặc chờ Sếp giao nhiệm vụ mới, tại sao bạn không hỏi Sếp dự án mới mình muốn làm là gì? Và hãy hỏi Sếp mình có thể thực hiện dự án đó như thế nào. Nếu không hiểu một nhiệm vụ hoặc một dự án nào đó, bạn chớ ngần ngại yêu cầu Sếp giải thích rõ nhé. Nếu có ý tưởng gì cho công ty hoặc cho bộ phận của mình, bạn nên chia sẻ cho Sếp hoặc đồng nghiệp của mình được biết. Tương tự, nếu bạn lo lắng hoặc không vui về vấn đề nào đó, thì nhất định bạn nên tâm sự với những người thích hợp nhằm làm cho môi trường làm việc của bạn được lành mạnh và hỗ trợ cho nhau.
Hãy giữ lời hứa và làm tròn lời hứa đó
Điều quan trọng là bạn nên giữ lời hứa và hoàn tất lời hứa đó. Nếu bạn tình nguyện làm tròn nhiệm vụ thì phải chắc rằng mình làm được. Sếp sẽ nhớ rằng bạn đã tình nguyện và nhiệm vụ của bạn đồng nghĩa với trách nhiệm đấy.
Hãy là một người đồng đội
Bạn nên làm việc với đồng đội/ đồng nghiệp của mình và những người khác trong bộ phận chớ không phải là cố giành công hết mọi thứ. Tránh nói xấu sau lưng một người nào đó, hoặc cố tự tách biệt mình quá nhiều với đồng nghiệp. Sếp cũng giống đồng nghiệp bởi tính cộng tác là cần thiết và quan trọng. Nếu để ý thấy đồng nghiệp của mình căng thẳng vì một nhiệm vụ nào đó, bạn nên cho họ lời khuyên và hỏi xem mình có thể giúp đỡ gì cho họ nhé.
Hãy thoải mái với thông tin phản hồi
Nếu Sếp đề nghị cần phải cải thiện điều gì đó, bạn chớ nên cho đây là việc sỉ nhục rằng công việc mình làm chưa đủ tốt. Hãy thoải mái với thông tin phản hồi, và hãy tiếp nhận gợi ý của người khác nhé.
Hãy tham dự các sự kiện ngoài công ty
Các sự kiện ngoài công ty thường là chướng ngại của tôi nhưng tôi luôn cố gắng có mặt một lát khi có thể. Sếp tôi nhớ từng sự kiện tôi tham dự vì vậy quan trọng là bạn nên cố gắng thể hiện rằng mình không thiếu quan tâm trong việc dành thời gian để có mặt. Tuy nhiên, điều mà đồng nghiệp và Sếp tôi quan tâm là tôi đã đến – dẫu rằng tôi có về sớm đi chăng nữa.