Thủ phạm là Giày siêu cao gót
Bác sĩ chuyên khoa bàn chân Hillary Brenner cho biết “Gót giày ngày càng trở nên cao hơn” “Chúng tôi thích gọi chúng là “những đôi giày chết người””. Bà Brenner, phát ngôn viên của hiệp hội y tế về chuyên ngành bệnh bàn chân Hoa Kỳ cho biết giày siêu cao gót có thể gây nên nhiều chứng bệnh từ bong gân mắt cá đến đau nhức kinh niên. Chúng ta hãy quan sát kỹ hơn về chiều cao, kiểu dáng và cả các tai hại của giày dép ngày nay nhé.
Vấn đề: Cục lồi ở gót chân
Cho dù là gót giày có cao ngất ngưỡng hay là cao vừa phải đi nữa thì kiểu giày này rất hay gây sưng, u đau nhức ở gót chân. Vật liệu giày cứng dồn lên chỗ biến dạng xương mà một số phụ nữ gọi là “cục lồi chân”. Sức đè chặt đó làm cho bàn chân phồng giộp, sưng, viêm túi dịch, thậm chí là đau ở gân gót bàn chân. một đôi giày tốt hơn, chườm nước đá, điều trị chấn thương chỉnh hình, và đệm gót chân có thể làm giảm đau. Chỗ lồi xương này là vĩnh viễn.
Vấn đề: Tư thế đứng của bàn chân bất thường
Giày siêu cao gót ép bàn chân vào tư thế dồn trọng tâm xuống ức bàn chân. Ở khớp quan trọng này thì các xương bàn chân dài tiếp giáp với xương vừng hình hạt đậu, và các xương ngón chân (đốt ngón chân). Việc đè nén áp lực quá nhiều có thể gây viêm các xương hoặc các dây thần kinh xung quanh chúng. Nếu cứ đè áp lực lên xương bàn chân thường xuyên và lâu dài như thế thậm chí có thể dẫn tới chứng rạn mao mạch.
Giải pháp: Mang giày gót thấp
Việc chuyển sang sử dụng giày có gót thấp hơn sẽ giúp bạn tránh được nhiều vấn đề đối với xương bàn chân. Bạn càng mang giày gót thấp bao nhiêu thì bàn chân bạn càng ở tư thế tự nhiên bấy nhiêu. Bà Brenner khuyến nghị nên chọn giày có gót cao không quá 2 in-sơ – thậm chí là không nên mang chúng quá nhiều nữa.
Vấn đề: Bong gân mắt cá
Tất cả các đôi giày cao gót đều có thể làm tăng nguy cơ bong gân mắt cá chân, xảy ra khi chân bạn bị trật ra ngoài. Điều này khiến cho các dây chằng mắt cá căng ra hơn sức kéo bình thường. Trường hợp bong gân mắt cá nặng có thể làm rách dây chằng. Mắt cá bị bong trặc nên được băng cố định và có thể cần đến vật lý trị liệu để chữa lành. Bong trặc hoặc nứt mắt cá chân nặng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm xương khớp mãn tính.
Thủ phạm là Giày gót nhọn
Mặc dù tất cả giày cao gót đều có thể gây rắc rối, giày gót siêu nhọn đặc biệt nguy hiểm. Bà Brenner cho WebMD biết “Trọng lượng cơ thể dồn về vùng này làm cho bạn bước đi lắc lư, nghiêng ngả y như bạn đang đi cà kheo vậy.” Hậu quả là bạn rất dễ bị vấp ngã và bong trặc mắt cá chân.
Giải pháp: Giày gót thấp và to
Giày gót thấp bản to có bề mặt lớn hơn và làm cho trọng lượng cơ thể bạn cân bằng hơn. Kiểu giày này giúp cho bàn chân có thể đứng vững hơn nhiều so với giày gót nhọn hoặc giày gót nhọn và cao. Mặc dù giày cao gót bản dày có thể vẫn đè nặng lên ức bàn chân nhưng cũng có thể làm giảm nguy cơ bị vấp ngã bằng cách làm giảm thiểu tình trạng lắc lư, nghiêng ngả do đứng không vững của bạn.
Thủ phạm là Giày múa ba-lê
Brenner so sánh những đôi giày xinh xắn này khi đi trên giấy bìa cứng/ giấy các-tông, bà cho WebMD biết “Cung bàn chân chẳng được nâng chút nào cả.” Điều này làm cho bàn chân không hoạt động được tối ưu và có thể gây nhiều vấn đề cho đầu gối, hông và lưng. Cung bàn chân không được nâng tốt cũng liên quan đến bệnh đau nhức bàn chân gọi là bệnh viêm mạc gan bàn chân.
Giải pháp: Chèn miếng lót chỉnh hình
Nếu bạn thích kiểu dáng của giày ba-lê thì những miếng lót giày mua ở tiệm (trong hình) có thể giúp phòng tránh được chứng bệnh đau bàn chân nhẹ. Miếng đệm gót chân cũng có thể giúp cho gót chân đau nhức cảm thấy êm ái hơn. miếng lót dụng cụ chỉnh hình có thể làm dịu toàn bộ các chứng đau chân và nhiều vấn đề về bàn chân. Bác sĩ chuyên khoa bàn chân cho sử dụng những miếng lót chân như thế này nhằm để nâng cung bàn chân và làm giảm áp lực ở những vùng nhạy cảm của chân. Các dụng cụ chỉnh hình theo toa bác sĩ có thể rất đắt tiền nhưng đôi khi cũng được bảo hiểm tốt.
Thủ phạm là dép xỏ ngón
Dép xỏ ngón thường bảo vệ chân rất ít. Nguy cơ gãy xương bàn chân hoặc các chấn thương bàn chân khác cao hơn khi mang dép xỏ ngón bởi bàn chân phô ra nhiều. Người bị tiểu đường không nên mang dép xỏ ngón, bởi chỉ các vết đứt hoặc cọ quẹt nhẹ cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều loại dép xỏ ngón cũng không có tác dụng nâng cung bàn chân gì cả. Giống như giày múa ba-lê, dép xỏ ngón có thể làm cho bệnh viêm mạc gan bàn chân càng nặng thêm và gây nhiều vấn đề về đầu gối, hông, hoặc lưng.
Vấn đề: Viêm mạc gan bàn chân
Dải mô có tên là mạc gan bàn chân chạy dọc lòng bàn chân. Dải mô này có tác dụng kéo giật trên gót chân khi bạn đi bộ – và phát huy tác dụng tối đa khi cung bàn chân ở độ cong thích hợp. Việc đi chân trần, hoặc mang giày mỏng, dễ rách mà không nâng cung bàn chân đủ, có thể làm cho mạc gan bàn chân bị kéo căng quá mức, bị rách hoặc viêm tấy. Chứng bệnh thường thấy này có thể gây đau gót chân dữ dội, và tình trạng gót chân được nghỉ ngơi chỉ làm giảm đau tạm thời thôi.
Giải pháp tốt hơn là mang “dép lê”
Giày xăng-đan vừa vặn, có dáng vẻ thể thao và “các đôi giày giống như giày trượt băng (đế cao và cong)” được thiết kế dành để luyện tập đi bộ nhiều hơn. Hiệp hội Thể dục Hoa Kỳ cho biết chẳng có bằng chứng nào chứng thực điều đó, nhưng chúng cũng có thể có nhiều lợi ích khác. Đế giày dày chắc giữ cho bàn chân bạn không bị dính đất hoặc không bị xóc các mảnh vỡ. Brenner chỉ ra rằng “Chúng thực sự nâng cung bàn chân tốt”. Một số loại đã được Hiệp hội chữa bệnh về chân Mỹ đã chính thức cho phép sử dụng.
Thủ phạm là Giày đế bục
Giày đế bục thường có miếng đệm cứng. Brenner cho biết “Điều đó làm chuyển hướng lực tác động lên cơ thể khi đi bộ ,” “Chân bạn đang cố dồn về một hướng nào đó, nhưng lực của giày hướng nghịch lại bởi nó quá cứng.” Nếu gót giày đế bục cao hơn nhiều so với phần mũi thì giày cũng đè áp lực lên các xương bàn chân.
Tốt hơn là bạn nên mang giày đế bục bằng phẳng hơn
Mặc dù người ta vẫn không khuyến cáo sử dụng loại giày này, nhưng giày đế bục bằng phẳng hơn có thể ít đè nặng lên chân của bạn hơn là những kiểu giày khác. Hãy tìm những đôi có miếng đệm lớn hoặc có đế bục gần như song song với mặt đất. Những kiểu dáng này sẽ làm giảm áp lực đè lên ức bàn chân. Tuy nhiên, đế giày cứng vẫn làm cho việc vận động đi đứng của bạn không được tự nhiên lắm.
Thủ phạm là giày mũi nhọn
Các loại giày mũi nhọn này có thể là hợp thời trang, nhưng chúng cũng làm cho toàn bộ phía trước bàn chân bạn siết chặt lại với nhau. Dần dần, nó có thể gây đau dây thần kinh, viêm bao hoạt dịch ngón cái, phồng giộp, và ngón chân bị khoằm xuống. Một số phụ nữ thậm chí còn bị bầm tím dưới móng chân do phải chịu áp lực đè lên liên tục.
Vấn đề: Viêm bao hoạt dịch ngón cái
Viêm bao hoạt dịch ngón cái là bướu lồi gây đau nhức ở đáy ngón chân cái, có thể làm cho ngón chân gập xuống một cách bất thường. Viêm bao hoạt dịch này hình thành khi mô hoặc xương tại đáy khớp bị lệch chỗ. Điều này có thể xảy ra sau nhiều năm ngón chân di chuyển và bị đè nặng bất thường. Giày mũi nhọn là nguyên nhân thường thấy, giải thích cho chứng viêm bao hoạt dịch ngón cái thường xảy ra ở phụ nữ.
Vấn đề: Ngón chân bị biến dạng
Giày cao gót làm cho trọng lượng cơ thể bị dồn quá sức về phía mũi và làm cho các ngón chân siết chặt lại với nhau. Dần dần có thể làm cho ngón chân bị khoằm xuống, các chỗ gập bất thường ở khớp ngón cái có thể trở nên cứng từ từ. Bệnh nhân đôi khi cũng cần phải phẫu thuật để làm giảm đau do ngón chân bị khoằm dữ dội. Tình trạng ngón chân bị dồn lại với nhau cũng có thể gây biến dạng ngón chân khác, kết hợp với việc ma sát giày liên tục, làm cho các ngón chân trở nên chai cứng và đau đớn.
Giải pháp là mang giày có mũi rộng rãi, thoải mái
Bạn có thể tránh các nguy hại của giày mũi nhọn bằng cách chọn các loại giày có mũi vuông hơn. Nếu kiểiu dáng đó không hấp dẫn đối với bạn thì hãy tìm những kiểu giày có độ dốc nghiêng qua khỏi gờ của ngón chân. Một kiểu dáng giày có lợi cho sức khỏe sẽ không làm cho các đầu ngón chân hoặc hông ngón chân bị kẹp dúm lại với nhau. Brenner cũng đề nghị là nên chọn chất liệu mềm hơn là loại da cứng.
Thủ phạm là người lăng xê mốt nổi tiếng
Lady Gaga nổi tiếng về phong cách kỳ dị, nhưng bạn có lẽ cần nên suy nghĩ kỹ trước khi chọn giày không gót giống như cô ấy thích nhé. Đôi giày gót cực cao 12 in-sơ mà Lady Gaga mang trong video "Bad Romance" của cô ấy cũng đều nguy hiểm như nhau. Như chúng ta đã thấy, việc đè nặng quá nhiều lên ức bàn chân có thể gây đau và tổn thương dây thần kinh và xương.
Giải pháp nên mang giày mềm nhẹ, gót thấp
Nhiều phụ nữ không thích đổi kiểu dáng để đổi lấy sự thoải mái, nhưng bạn cũng có thể không cần phải lựa chọn giữa hai thứ đó đâu. Các đôi giày mềm nhẹ, gót thấp là một “thoả hiệp” hợp lý, cân nhắc đến cả yếu tố thời trang lẫn sức khỏe. Chúng thường được làm bằng gót cứng cáp, kiểu giày thể thao, và có khoảng trống thoải mái cho các ngón chân.
Thủ phạm là giày sai kích thước
Hết 9/10 phụ nữ mang giày có kích thước quá nhỏ. Hậu quả chẳng có gì hay cả – bàn chân bị chai, phồng giộp, viêm bao hoạt dịch ngón cái, chai chân, và nhiều vấn đề khác. Việc ma sát liên tục có thể làm tấy các khớp bàn chân và dẫn đến viêm khớp. Nghiên cứu cũng cho thấy nhiều trẻ con cũng đang mang giày không đúng kích cỡ, làm cho chúng có nguy cơ bị biến dạng bàn chân khi lớn lên.
Giải pháp là nên đo chân của bạn
Trước khi mua giày mới, bạn nên nhờ một chuyên gia nào đó đo chiều dài và chiều rộng của bàn chân mình vào cuối ngày, khi đang đứng nhé. Đối với bàn chân có cung bàn chân cao khác thường hoặc chân bẹt khác thường thì có thể cần đến bác sĩ chuyên khoa về chân để được khám bảo đảm. Những bệnh này có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp mãn tính. Việc điều trị sớm và sử dụng giày dép phù hợp có thể giúp tránh làm cho các khớp xương bàn chân bị mòn và rách không cần thiết.
Xu hướng giày của nam giới
Giày mũi nhọn đã gây sức hấp dẫn cho cả nữ lẫn nam giới. Mốt thời thượng giày dép này gây cùng một nguy cơ giống nhau như làm cho ngón chân khoằm xuống, viêm bao hoạt dịch ngón cái, và gây đau đớn. Để tránh các vấn đề này, bạn nên mang giày mũi vuông. Một đôi giày thấp buộc dây ở cổ chân hoặc một đôi giày Loafer cổ điển (giống giày da đanh của thổ dân Bắc Mỹ, nhưng có gót rộng và phẳng bẹt) có thể là không bắt mắt ở văn phòng làm việc nhưng sẽ có lợi cho sức khoẻ đôi bàn chân bạn đấy.
Khuynh hướng thích hợp cho sức khỏe: Giày đơn giản ở mức độ tối đa
Nhiều kiểu giày mới hơn bổ sung thêm đó là kiểu giày đơn giản nhất. Chúng có tác dụng làm cho bàn chân có cảm giác tự nhiên và bắt chước theo cơ chế đi chân trần. Brenner chẳng ấn tượng gì. “Gót chân hoặc cung bàn chân không được nâng gì hết và không có chỗ đệm sốc. Ngoài ra, ở một số thương hiệu thì các đôi giày làm cho dáng di không được tự nhiên.
Khuynh hướng thích hợp cho sức khỏe: Giày đế dày, gót tròn
Loại giày này làm cho lực đẩy chuyển động khi bạn đi bộ dễ dàng hơn. Brenner cho biết kiểu giày này có thể giúp bệnh nhân đau khớp cảm thấy thoải mái hơn; đồng thời cũng có thể phù hợp cho người bị biến dạng chân nhẹ. Tuy nhiên, bà không khuyến nghị người già hoặc người bị các bệnh ảnh hưởng đến sự thăng bằng cơ thể hoặc ảnh hưởng đến sức mạnh cơ bắp.
3 bí quyết để có đôi giày tốt hơn
Nếu bạn đã quan tâm tới đôi chân của mình thì Brenner xin gợi ý cho bạn 3 bí quyết sau đây:
* Đảm bảo rằng đôi giày của bạn có thể gập cong ở phần mũi, nhưng không nên quá mềm.
* Phải chắc rằng cung bàn chân được nâng đủ
* Nên chọn giày có gót to, cao chưa đầy 2 in-sơ.