Các nhà khoa học ở California đã biến tế bào da người trực tiếp thành các nơron chức năng hoặc tế bào não, bỏ qua giai đoạn tế bào mầm đa năng, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature tuần này.
Quá trình mất từ 4 - 5 tuần và chỉ cần bổ sung thêm 4 gien để tác động lên sự chuyển đổi.
Năm ngoái, cùng một đội, từ trường Đại học Y khoa Stanford, cho thấy có thể chuyển đổi tế bào da chuột trực tiếp thành các nơron.
Họ sử dụng sự kết hợp tương tự của prô- tê-in trong sự chuyển hóa tế bào ở người như họ đã dùng trong sự chuyển đổi của tế bào chuột, ngoại trừ quá trình ở người còn kém hiệu quả và mất nhiều thời gian hơn.
Phát hiện này là quan trọng vì nó tránh được việc phải tạo ra tế bào mầm đa năng (iPS), và có thể giúp dễ dàng hơn để tạo và nghiên cứu các nơron bị bệnh hoặc có đặc trưng của bệnh trong phòng thí nghiệm.
Các tế bào mầm đa năng tốn hàng tháng để tạo, và các báo cáo gần đây đã nêu ra các vấn đề khác. Nghiên cứu ở chuột trong phòng thí nghiệm cho thấy chúng loại bỏ các tế bào mầm đa năng đồng nhất về mặt di truyền vì các gien tạo ra chúng. Ngoài ra còn có mối lo ngại rằng chúng có thể kích hoạt các khối u.
Tác giả kỳ cựu, bác sĩ Marius Wernig, trợ giảng bệnh lý học và là thành viên của Viện Sinh học Tế bào gốc và Y học tái sinh Stanford, nói với báo chí:
“Hiện nay chúng tôi đang tiến gần hơn tới việc có thể bắt chước các bệnh về não hoặc thần kinh trong phòng thí nghiệm.”
"Thậm chí một ngày nào đó có lẽ chúng tôi có thể sử dụng các liệu pháp tế bào cho con người," ông nói thêm.
Đây là nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực mới và phát triển thần tốc này của sự biến đổi biệt hóa, trong đó các tế bào bị buộc phải đảm nhiệm vai trò mới. Trong 12 tháng qua, các nhà khoa học đã chuyển đổi mô liên kết từ da thành tế bào tim, tế bào máu và tế bào gan, theo báo cáo của Nature News.
Sau thành công của họ với các tế bào da chuột, nhóm nghiên cứu đã trải qua một quá trình chuẩn bị để lặp lại nghiên cứu với các tế bào của con người.
Trước tiên họ chứng minh họ có thể biến tế bào mầm phôi của người thành các nơron bằng cách tác động chúng bởi một vi-rút biểu lộ cùng lúc ba gien họ dùng trong thí nghiệm trên chuột. Chúng được gọi là điều trị "BAM", viết tắt của ba gen, các yếu tố phiên mã Brn2, Ascl1 và Myt1.
Việc điều trị BAM chỉ mất 6 ngày để chuyển đổi tế bào mầm phôi của người thành các nơron chức năng và nó cũng có tác dụng trên các tế bào iPS.
Nhưng khi chúng được chuyển sang giai đoạn tiếp theo, và được sử dụng trong điều trị BAM cho các tế bào da của người thì những kết quả đạt được với các tế bào da chuột đã có vấn đề.
Sử dụng tế bào nguyên bào sợi da từ da của bào thai bị sảy và bao qui đầu của trẻ sơ sinh, họ thấy rằng phương pháp điều trị BAM đã có thể tạo ra thành công các tế bào giống như các nơron, nhưng chúng thiếu một chức năng quan trọng: chúng không thể bắn những xung điện cần thiết để giao tiếp với nhau.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng một thành phần đã bị thiếu, bằng phương pháp thử và sai, cuối cùng họ đã tìm thấy, đó chính là một yếu tố phiên mã thứ tư, gen được gọi là NeuroD.
Với NeuroD thêm vào bằng cách sử dụng các thể mang vi-rút, Wernig và đồng nghiệp điều khiển được phần lớn các nơron để đáp lại để kích thích điện sao cho trong một vài tuần, họ đã thực hiện được các kết nối tiếp hợp giữa các nơron của chuột đang phát triển kế bên.
Có các vấn đề như: mặc dù trong trường hợp của chuột, khoảng 20% da có thể được chuyển trực tiếp thành nơron, với tế bào da người hiệu quả này giảm xuống còn khoảng 2% hoặc 4%. Và trong khi quy trình ở chuột chỉ mất vài ngày, thì đối với da người, lại mất đến nhiều tuần, và xung điện tử của các nơron được tạo thành không mạnh bằng của các nơron tự nhiên.
Nhóm nghiên cứu đang làm việc để cố gắng khắc phục những vấn đề này, và hoàn thiện một môi trường nuôi cấy làm tăng tốc độ và hiệu quả của quá trình chuyển đổi trực tiếp.
“Rõ ràng chuột và con người khác nhau một cách đáng kể”, Wernig nói.
Một nhóm nghiên cứu khác tại Đại học Stanford gần đây đã chuyển đổi tế bào da thành tế bào mầm đa năng rồi sau đó thao tác chúng thành các nơron cụ thể cho bệnh nhân để điều trị cho một phụ nữ bị bệnh Parkinson. Nhưng quá trình này cần rất nhiều công sức và phụ thuộc vào các dòng tế bào có phạm vi phân hóa nhỏ hơn so với các nơ-ron tự nhiên.
So sánh phương pháp chuyển hóa trực tiếp với phương pháp tế bào mầm đa năng, Wernig nói cần phải tiếp tục nghiên cứu cả hai :
“Phương pháp tế bào mầm đa năng là khả thi và đã được chứng minh có hiệu quả.”
“Cách nào là tốt nhất có thể khác nhau tùy thuộc vào bệnh hoặc các loại hình nghiên cứu đang được thực hiện”, ông nói thêm.
Các Viện Y học Quốc gia, Viện Sinh học Tế bào gốc và Y học tái sinh Stanford, Quỹ Donald E. và Delia B. Baxter, Quỹ Y tế Ellison, Quỹ Stinehard-Reed và Quỹ Tế bào gốc New York cung cấp vốn và hỗ trợ cho nghiên cứu, cũng như Khoa bệnh lý học Đại học Stanford.
“Cảm ứng của các nơron của người bởi các yếu tố phiên mã được xác định.”
Zhiping P. Pang, Nan Yang, Thomas Vierbuchen, Austin Ostermeier, Daniel R. Fuentes, Troy Q. Yang, Ami Citri, Vittorio Sebastiano, Samuele Marro, Thomas C. Südhof, và Marius Wernig
Nature đăng trực tuyến 26 tháng 5 năm 2011
DOI: 10.1038/nature10202
Bài liên quan (Tháng 1 năm 2010): Các tế bào da chuột được chuyển trực tiếp thành nơron, bỏ qua giai đoạn tế bào mầm đa năng
Các nguồn bổ sung: Trường Y khoa Stanford, Nature News.
Tác giả: Tiến sĩ Catharine Paddock
Bản quyền: Medical News Today