Dominique Strauss - Kahn đã được cho phép nộp tiền bảo lãnh bởi thẩm phán toà án New York, sau khi chính thức bị buộc tội cố cưỡng đoạt một nữ hầu phòng khách sạn.
Trước đó, ông Strauss - Kahn đã từ chức làm giám đốc quỹ tiền tệ quốc tế.
Luật sư của ông ta nói rằng ông ta là người đáng kính trọng và sẽ không cố bỏ trốn. Các công tố viên lại bảo rằng ông ta đã "có động cơ chạy trốn ".
Thẩm phán toà án tối cao Michael Obus đưa ra mức tiền mặt bảo lãnh là 1 triệu đô-la Mỹ và tuyên bố phải phạt cấm túc ở nhà 24 giờ, với một lính gác có vũ trang và giám sát bằng điện tử.
Thẩm phán cho biết phải luôn bố trí một lính gác có vũ trang túc trực, chi phí do ông Strauss – Kahn chi trả, và bị can phải nộp tất cả các giấy tờ đi lại. Ngoài 1 triệu đô-la Mỹ (618,000 bảng Anh) tiền bảo lãnh, còn phải nộp thêm trái phiếu bảo hiểm 5 triệu đô-la Mỹ.
Ông Strauss - Kahn sẽ ở lại đêm thứ tư tại nhà tù khét tiếng đảo Rikers vào hôm thứ năm vì giấy tờ bảo lãnh chưa được ký.
Ông ta sẽ hầu toà trở lại vào ngày 6 tháng sáu, khi đó sẽ chính thức biện hộ cho mình. Ông ta đã phủ nhận tất cả các lời buộc tội chống lại mình.
“Cuộc sống an nhàn”
Vợ của ông Strauss-Kahn, Anne Sinclair, đã có mặt tại phiên toà hôm thứ Năm.
Người đàn ông Pháp này – lúc đó không bị xích hay còng tay, nhưng bị kèm hai bên bởi bốn viên sĩ quan cảnh sát - mỉm cười với vợ khi ông ta bước vào phòng xử án Manhattan.
Ông Strauss-Kahn đã không được đóng tiền bảo lãnh tại phiên toà ban đầu vào ngày thứ hai.
Nhưng các luật sư bào chữa đã nói quan điểm bảo lãnh của bên nguyên là bất công và không phù hợp với luật pháp.
Bên nguyên cho rằng ông Strauss-Kahn, 62 tuổi, đã rời khỏi hiện trường vụ án được cho là do ông gây ra với "vẻ vội vã bất thường" và bao nhiêu tiền bảo lãnh cũng chẳng đủ.
Vị thẩm phán yêu cầu biết thêm chi tiết về tình hình tài chính của ông Strauss-Kahn.
Các luật sư biện hộ bị cáo cho biết ông ta có giá trị tài sản ròng khoảng 2 triệu đô-la Mỹ và đề xuất mức bảo lãnh 1 triệu đô-la Mỹ.
Công tố viên John McConnell cho rằng việc này là "vô lý", cho biết thêm là: "Ngay giờ đây chúng tôi chỉ giữ có một cái hộ chiếu. Chúng tôi hoàn toàn không biết gì về giấy tờ khác ông ấy có quyền sử dụng hoặc có thể kiếm được. "
Ông ta nói rằng ông Strauss-Kahn có nhiều cách để sống "cuộc sống thanh nhàn và thoải mái" ở những nơi trên thế giới "ngoài thẩm quyền kiểm soát của đất nước này”.
Nhưng luật sư của ông Strauss-Kahn, William Taylor, nói rằng: "viễn cảnh ông Strauss - Kahn ‘hô biến’ đến Pháp và sống ở đó với tư cách kẻ bị buộc tội xâm phạm tình dục đồng thời là kẻ lánh nạn thì thật là buồn cười."
Sau quyết định này, ông Taylor nói: "Chúng tôi muốn bày tỏ niềm vui khi thẩm phán ra quyết định này. Thật hết sức nhẹ nhõm khi gia đình được đón ông ta trở về với họ"
Ông Strauss-Kahn giờ đây đã chính thức bị truy tố sau phiên điều tra ban đầu trước đại bồi thẩm đoàn vào ngày thứ tư với sự có mặt của người buộc tội ông ta, một người phụ nữ 32 tuổi, có nguồn gốc từ Guinea, ở Tây Phi.
Cáo buộc được đưa ra bởi văn phòng của công tố viên New York bao gồm bốn điểm buộc tội nặng - hai tội về hành vi tình dục vô đạo đức, một tội mưu toan cưỡng dâm và một tội lạm dụng tình dục - cộng thêm ba hành động phi pháp bao gồm giam giữ bất hợp pháp.
Công tố viên Cyrus Vance ở Manhattan đã nói ông Strauss - Kahn đã bị truy tố với các tội danh đã được trình bày trước đại bồi thẩm đoàn.
Vụ án được cho là xảy ra tại khách sạn Sofitel của New York vào ngày 14 tháng năm.
Ông Strauss - Kahn trước đó đã tuyên bố từ chức giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế.
Trong một lời tuyên bố đăng trên mạng thông tin Quỹ tiền tệ quốc tế vào cuối ngày thứ Tư, ông đã nói ông từ chức với " nỗi buồn vô tận " nhưng muốn "dành hết mọi sức lực, hết mọi thời gian, và tất cả năng lượng của tôi để chứng minh tôi vô tội".
Việc từ chức của ông ta đã gây ra tranh luận về vấn đề ai là người kế vị ông ta.
Các thế lực lãnh đạo ở châu Âu đề nghị một người châu Âu khác nên lãnh đạo quỹ này.
Một số nhân vật đã lên tiếng ủng hộ Bộ trưởng Bộ tài chính Pháp -Christine Lagarde.