Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Kinh tế
10 Ways To Prepare For A Personal Financial Crisis
10 cách chuẩn bị để đối phó với một cuộc khủng hoảng tài chính cá nhân
The thought of being hit with a major negative event that could affect your finances, like a job loss, illness or car accident, can keep anyone awake at night. But the prospect of something expensive, and beyond your control, happening becomes less threatening if you're properly prepared.
Suy nghĩ về tình huống xấu nhất xảy ra, tình huống mà có thể ảnh hưởng đến tài chính, chẳng hạn mất việc, bệnh tật hoặc tai nạn giao thông, có thể làm bạn mất ngủ giữa đêm. Nhưng nếu bạn đã chuẩn bị đầy đủ thì viễn cảnh về điều gì đó gây mất tiền, và ngoài tầm kiểm soát của mình, sẽ làm bạn bớt lo sợ hơn.
10 Ways To Prepare For A Personal Financial Crisis

The thought of being hit with a major negative event that could affect your finances, like a job loss, illness or car accident, can keep anyone awake at night. But the prospect of something expensive, and beyond your control, happening becomes less threatening if you're properly prepared. This article will describe 10 steps you can take to minimize the impact of a personal financial crisis.

1. Maximize Your Liquid Savings

Cash accounts like checking, savings and money market accounts, as well as certificates of deposit (CD) and short-term government investments, will help you the most in a crisis. You'll want to turn to these resources first, because their value doesn't fluctuate with market conditions (unlike stocks, index funds, exchange traded funds (ETFs) and other financial instruments you might have invested in). This means you can take your money out at any time without incurring a financial loss. Also, unlike retirement accounts, you won't face early withdrawal penalties or incur tax penalties when you withdraw your money - one exception is CDs, which usually require you to forfeit some of the interest you've earned if you close them early.

Don't invest in stocks or other higher-risk investments until you have several months' worth of cash in liquid accounts. How many months' worth of cash do you need? It depends on your financial obligations and your risk tolerance. If you have a major obligation, like a mortgage or a child's ongoing tuition payments, you might want to have more months' worth of expenses saved up than if you're single and renting an apartment. A three-month expense cushion is considered a bare minimum, but some folks like to keep six months or even up to two years' worth of expenses in liquid savings to guard against a long bout of unemployment.


2. Make a Budget

If you don't know exactly how much money you have coming in and going out each month, you won't know how much money you need for your emergency fund. And if you aren't keeping a budget, you also have no idea whether you're currently living below your means or overextending yourself. A budget is not a parent - it can't and won't force you to change your behavior - but it is a useful tool that can help you decide if you're happy with where your money is going and with where you stand financially.


3. Prepare to Minimize Your Monthly Bills


You might not have to do it now, but be ready to start cutting out anything that is not a necessity. If you can quickly get your recurring monthly expenses as low as they can be, you'll have less difficulty paying your bills when money is tight. Start by looking at your budget and see where you might currently be wasting money. For example, are you paying a monthly fee for your checking account? Explore how to switch to a bank that offers free checking. Are you paying $40 a month for a landline you never use? Learn how you might cancel it, or switch to a lower rate emergency-only plan if you needed to. You might find ways you can start cutting your costs now just to save money.


For example, are you in the habit of letting the heater or air conditioner run when you're not home, or leaving lights on in rooms you aren't using? You may be able to trim your utility bills. Now might also be a good time to shop around for lower insurance rates and find out if you can cancel certain types of insurance (like car insurance) in the event of an emergency. Some insurance companies might give you extension, so look for the steps involved and be prepared.


4. Closely Manage Your Bills

There's no reason to waste any money on late fees or finance charges, yet families do it all the time. During a crisis of a job loss, you should be extra studious in this area. Simply being organized can save you a lot of money when it comes to your monthly bills - one late credit card payment per month could set you back $300 over the course of a year. Or worse, get your card canceled in a time when you might need it as a last resort.


Set a date twice a month to review all your accounts so you don't miss any due dates. Schedule electronic payments or mail checks so your payment arrives several days before it is due. This way, if a delay occurs, your payment will probably still arrive on time. If you're having trouble keeping track of all your accounts, start compiling a list. When your list is complete, you can use it to make sure you're on top of all your accounts and to see if there are any accounts you can combine or close.

5. Take Stock of Your Non-Cash Assets and Maximize Their Value

Being prepared might include identifying all of your options. Do you have frequent flyer miles you can use if you need to travel? Do you have extra food in your house that you can plan meals around to lower your grocery bills? Do you have any gift cards you can put toward fun and entertainment, or that you can sell for cash? Do you have rewards from a credit card that you can convert to gift cards? All of these assets can help you lower your monthly expenses, but only if you know what you have and use it wisely. Knowing what you have can also prevent you from buying things you don't need.


6. Pay Down Your Credit Card Debt

If you have credit card debt, the interest charges you're paying every month probably take up a significant portion of your monthly budget. If you make it a point to pay down your credit card debt, you will reduce your monthly financial obligations and put yourself in a position to start building a nest egg, or be able to build one more quickly. Getting rid of interest payments frees you to put your money toward more important things.

7. Get a Better Credit Card Deal

If you're currently carrying a balance, it could really help you to transfer that balance to another card with a lower rate. Paying less interest means you can pay off your total debt faster and/or gain some breathing room in your monthly budget. Just make sure that the savings from the lower interest rate are greater than the balance transfer fee. If you're transferring your balance to a new card with a low introductory APR, aim to pay off your balance during the introductory period, before your rate goes up.


8. Look for Ways to Earn Extra Cash

Everyone has something they can do to earn extra money, whether it's selling possessions you no longer use online or in a garage sale, babysitting, chasing credit card and bank account opening bonuses, freelancing or even getting a second job. The money you earn from these activities may seem insignificant compared to what you earn at your primary job, but even small amounts of money can add up to something meaningful over time. Besides, many of these activities have side benefits - you might end up with a less cluttered house or discover that you enjoy your side job enough to make it your career.

9. Check Your Insurance Coverage

In step three, we recommended shopping around for lower insurance rates. If you're carrying too much insurance or if you could be getting the exact same coverage from another provider for the same price, these are obvious changes you can make to lower your monthly bills. That being said, having excellent insurance coverage can prevent one crisis from piling on top of another. It's also worth making sure that you have the coverage you really need, and not just a bare minimum. This applies to policies you already have as well as to policies you may need to purchase. A disability insurance policy can be indispensable if you sustain a significant illness or injury that prevents you from working, and an umbrella policy can provide coverage where your other policies fall short.


10. Keep Up with Routine Maintenance

If you keep the components of your car, home and physical health in top condition, you can catch and problems while they're small, and avoid expensive repairs and medical bills later. It's cheaper to have a cavity filled than to get a root canal, easier to replace a couple of pieces of wood than to have your house tented for termites and better to eat healthy and exercise than end up needing expensive treatments for diabetes or heart disease. You might think that you don't have the time or money to deal with these things on a regular basis, but they can create much larger disruptions of your time and your finances if you ignore them.

Conclusion


Life is unpredictable, but if there's anything you can do to stave off disaster, it's to be prepared and be careful. With the right preparation, you can prevent a financial crisis from ever becoming a crisis and only have to deal with a temporary setback.

10 Ways To Prepare For A Personal Financial Crisis

Suy nghĩ về tình huống xấu nhất xảy ra, tình huống mà có thể ảnh hưởng đến tài chính, chẳng hạn mất việc, bệnh tật hoặc tai nạn giao thông, có thể làm bạn mất ngủ giữa đêm. Nhưng nếu bạn đã chuẩn bị đầy đủ thì viễn cảnh về điều gì đó gây mất tiền, và ngoài tầm kiểm soát của mình, sẽ làm bạn bớt lo sợ hơn. Bài viết này sẽ nói về 10 biện pháp có thể giúp bạn giảm thiểu tác động của một cuộc khủng hoảng tài chính cá nhân.

1. Tối đa hoá các khoản tiết kiệm tiền mặt

Những tài khoản tiền mặt ví dụ tài khoản vãng lai, tài khoản tiết kiệm và tài khoản ký thác thị trường tiền tệ, cũng như các chứng chỉ tiền gửi (CD) và các khoản đầu tư chính phủ ngắn hạn, sẽ giúp bạn tối đa khi gặp nạn. Bạn sẽ cần đến những nguồn lực này trước tiên, vì giá trị của chúng không biến động theo tình hình thị trường (không giống với cổ phiếu, quỹ chỉ số, quỹ giao dịch trên sàn chứng khoán (ETF) và các công cụ tài chính khác mà bạn có thể đã đầu tư vào). Có nghĩa là bạn có thể rút tiền ra bất kỳ lúc nào mà không bị thua lỗ. Hơn nữa, không giống những tài khoản hưu trí, bạn không phải chịu tiền phạt vì rút tiền trước thời hạn hoặc tiền phạt thuế khi bạn rút tiền của mình - một ngoại lệ là trường hợp của các chứng chỉ tiền gửi (CD), thường bắt bạn phải mất một ít tiền lãi mà bạn đã kiếm được nếu bạn yêu cầu thanh toán sớm.

Đừng đầu tư vào cổ phiếu hay những khoản đầu tư có nhiều rủi ro khác trước khi bạn để dành tiền mặt trong tài khoản tiền mặt cho vài tháng chi tiêu. Bạn cần tiết kiệm tiền mặt để tiêu trong bao nhiêu tháng? Phụ thuộc vào khả năng chịu đựng rủi ro và trách nhiệm về mặt tài chính của bạn. Nếu bạn có một trách nhiệm lớn, chẳng hạn hợp đồng thế chấp của bạn hoặc tiền học phí phải nộp thường xuyên của con bạn, bạn cần để dành nhiều hơn trường hợp bạn còn độc thân và ở nhà trọ. Tiết kiệm đề phòng cho các khoản chi trong ba tháng được coi là mức tối thiểu có thể chấp nhận được, nhưng một số người muốn tiết kiệm tiền mặt cho chi phí trong khoảng thời gian 6 tháng hoặc thậm chí là 2 năm để đề phòng nguy cơ bị thất nghiệp lâu.

2. Lập ngân quỹ

Nếu bạn không biết chính xác mình thu vào và chi ra bao nhiêu tiền mỗi tháng, bạn cũng sẽ không biết được bạn cần bao nhiêu tiền đề phòng bất trắc. Và nếu bạn không có một ngân quỹ, bạn cũng không rõ được khi nào mình đang sống dưới mức cần thiết hoặc khi nào vung tay quá trán. Một ngân quỹ không phải là một kẻ bề trên - nó không thể và sẽ không bắt bạn phải thay đổi hành vi - nhưng nó là một công cụ hữu ích có thể giúp bạn quyết định nếu bạn hạnh phúc với điểm đến đồng tiền bạn làm ra và với tình trạng tài chính của bạn.

3. Chuẩn bị giảm thiểu số hoá đơn hàng tháng

Có lẽ bạn chưa phải thực hiện ngay lúc này, nhưng hãy sẵn sàng bắt đầu cắt giảm những thứ không cần thiết. Nếu bạn có thể nhanh chóng chi tiêu định kỳ hàng tháng ở mức thấp nhất trong giới hạn cho phép, bạn sẽ gặp ít khó khăn hơn khi phải thanh toán các hoá đơn lúc tiền bạc khan hiếm. Bắt đầu bằng việc xem xét ngân quỹ của mình và tìm ra những chỗ có lẽ gần đây mình lãng phí tiền bạc. Ví dụ, bạn đang trả phí hàng tháng cho tài khoản ngân hàng của mình? Hãy tìm cách chuyển sang ngân hàng không tốn phí giao dịch tài khoản. Bạn phải trả 40 đô la mỗi tháng tiền cáp liên lạc mà chẳng dùng đến bao giờ? Hãy tìm cách có thể bỏ nó, hoặc chuyển sang phương án chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp có phí thấp hơn nếu bạn cần. Bạn có thể tìm cách bắt đầu cắt giảm chi phí bây giờ chỉ là để tiết kiệm tiền cũng được.

Chẳng hạn, bạn có thói quen để đèn trong phòng sáng không hoặc để bếp sưởi hay máy điều hoà chạy khi vắng nhà? Bạn có khả năng cắt bớt số hoá đơn của các tiện ích ấy. Hiện tại cũng là thời điểm thích hợp đi lùng mua bảo hiểm có mức phí thấp và tìm cách bỏ bớt một số loại bảo hiểm (chẳng hạn bảo hiểm xe) trong trường hợp khẩn cấp. Một số công ty bảo hiểm có thể gia hạn cho bạn, vì vậy hãy tìm những biện pháp liên quan và hãy chuẩn bị.

4. Quản lý chặt chẽ các hoá đơn

Không có lý do gì mà phải lãng phí bất kỳ đồng tiền nào vì đóng phí tài chính hoặc các khoản phí khác trễ, vậy nhưng các gia đình vẫn cứ phải nộp tiền phạt. Trong cuộc khủng hoảng vì mất việc, bạn nên thận trọng chuyện này. Chỉ cần sắp xếp có tổ chức là bạn có thể tiết kiệm được nhiều tiền khi đến lúc phải thanh toán hoá đơn hàng tháng - một khoản tiền thanh toán thẻ tín dụng trễ mỗi tháng có thể tốn của bạn 300 đô la trong suốt một năm. Hay tệ hơn, để thẻ bị huỷ trong lúc mà bạn có thể cần nó như là phương kế sau cùng.

Dành ra mỗi tháng 2 lần xem xét lại tất cả các tài khoản để bạn không bỏ sót những ngày đáo hạn. Lên lịch các khoản thanh toán điện tử hoặc các chi phiếu qua đường bưu điện để tiền thanh toán của bạn đến sớm vài ngày trước khi đến hạn. Bằng cách này, thì dù xảy ra chậm trễ, bạn vẫn sẽ thanh toán đúng hẹn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc theo dõi tất cả các tài khoản của mình, hãy bắt đầu soạn một danh sách. Khi danh sách đó hoàn thành, bạn có thể dùng nó để đảm bảo rằng bạn bao quát được tất cả các tài khoản và phát hiện ra có bất kỳ tài khoản nào mà mình có thể gộp chung hoặc đóng lại.

5. Kiểm kê các tài sản không phải tiền mặt và tối đa hoá giá trị của chúng

Việc chuẩn bị có thể bao gồm cả việc nhận biết tất cả các lựa chọn của bạn. Bạn có vé máy bay giảm giá có thể sử dụng khi cần đi lại? Bạn có thức ăn bổ sung trong nhà có thể thay đổi bữa nhằm giảm các hoá đơn của cửa hàng? Bạn có phiếu tặng quà nào có thể mua các dịch vụ giải trí hoặc có thể bán lấy tiền mặt? Bạn có tiền thưởng từ thẻ tín dụng có thể đổi thành phiếu quà tặng? Tất cả những tài sản này có thể giúp bạn giảm bớt chi phí hàng tháng của mình xuống, nhưng chỉ trong trường hợp bạn biết mình sở hữu gì và sử dụng nó một cách thông minh. Biết mình có gì là có thể giúp tránh mua những thứ không cần thiết.

6. Thanh toán nợ thẻ tín dụng

Nếu bạn có nợ qua thẻ tín dụng, lãi tài chính bạn đang trả mỗi tháng có thể chiếm một phần đáng kể ngân quỹ hàng tháng của bạn. Nếu bạn chú ý thanh toán số nợ thẻ tín dụng ấy, bạn sẽ cắt giảm những khoản nợ hàng tháng và tự đặt vào trạng thái bắt đầu để dành tiền, hoặc có thể xây dựng được một quỹ tiết kiệm nhanh hơn. Việc tống khứ các khoản trả lãi giúp bạn tự do dành tiền cho những thứ quan trọng hơn.

7. Chọn mua thẻ tín dụng tốt hơn

Nếu hiện tại bạn đang mắc nợ tín dụng, đây là dịp giúp bạn chuyển số dư nợ đó sang một thẻ khác có lãi suất thấp hơn. Trả ít lãi đi có nghĩa là bạn có thể thanh toán hết nợ nần nhanh hơn và/hoặc giúp ngân sách hàng tháng của bạn dễ thở hơn chút. Chỉ cần chắc chắn rằng tiền tiết kiệm từ lãi suất thấp hơn sẽ lớn hơn phí chuyển khoản dư nợ. Nếu bạn chuyển số dư nợ sang một thẻ mới có lãi suất thường niên thấp dành cho khách hàng mới, hãy cố thanh toán hết số dư nợ trong thời gian ưu đãi, trước khi lãi đó tăng lên.

8. Tìm cách kiếm thêm tiền mặt

Mọi người đều có cách có thể áp dụng để kiếm thêm tiền, dù là bán các quyền sở hữu trên mạng không còn dùng đến nữa, hoặc bán đồ cũ, giữ trẻ, săn lùng tiền thưởng mở tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng, làm nghề tự do hay thậm chí tìm một công việc thứ hai. Số tiền bạn kiếm được từ những hoạt động này có thể trông nhỏ nhoi so với số tiền công việc chính đem lại, nhưng dù những khoản tiền lẻ cũng có thể tích luỹ thành một khoản đáng kể theo thời gian. Hơn nữa, những hoạt động như vậy có những lợi ích phụ - bạn có thể hoàn thành với một ngôi nhà gọn gàng hơn hoặc khám phá ra rằng mình yêu thích công việc làm thêm đến mức biến nó thành sự nghiệp của bản thân.

9. Kiểm tra phạm vi bảo hiểm

Trong biện pháp 3, chúng tôi đã khuyến nghị việc đi săn lùng những mức phí bảo hiểm thấp. Nếu bạn có quá nhiều bảo hiểm hoặc nếu bạn có thể kiếm được loại bảo hiểm giống y hệt từ một nhà cung cấp khác với cùng mức giá, thì bạn hoàn toàn có thể chuyển để giảm số tiền phải trả hàng tháng của mình xuống. Như đã nói, việc sở hữu hợp đồng bảo hiểm tốt có thể ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng gây ra gánh nặng thêm cho một cuộc khủng hoảng khác. Cũng cần chắc chắn rằng bạn có loại bảo hiểm cần thiết, và không chỉ là mức bảo hiểm tối thiểu phải có. Nguyên tắc này áp dụng cho những hợp đồng bạn đã có cũng như những hợp đồng bạn có thể cần phải mua. Hợp đồng bảo hiểm tàn tật có thể rất cần nếu bạn bị thương nặng hay ốm liệt giường không làm việc được, và một hợp đồng bảo hiểm tổng hợp có thể bảo hiểm cho bạn trong trường hợp những hợp đồng khác của bạn không chịu bảo hiểm.

10. Duy trì việc bảo dưỡng định kỳ

Nếu bạn giữ xe cộ, nhà cửa, và sức khoẻ của mình luôn trong điều kiện tốt nhất, bạn có thể nắm lấy và giải quyết các khó khăn khi chúng mới hình thành, và tránh các khoản sửa chữa tốn kém và các hoá đơn y tế cao sau này. Trám răng thì rẻ hơn trị liệu tuỷ rễ răng, thay vài miếng gỗ nhỏ thì dễ hơn sửa cả căn nhà bị mối gặm, và ăn uống điều độ, tập thể dục thì tốt hơn phải chữa trị bệnh tim hay tiểu đường dứt điểm bằng những biện pháp điều trị tốn kém. Bạn có thể cho rằng mình không có thời gian hay tiền bạc để giải quyết những thứ này thường xuyên, nhưng chúng có thể khiến bạn mất thời gian và tiền bạc nhiều hơn rất nhiều lần nếu bạn lờ đi.

Kết luận

Cuộc sống không thể lường trước được, nhưng nếu có việc gì mà bạn có thể làm để tránh thảm kịch, thì đó chính là hãy chuẩn bị và cẩn thận. Với sự chuẩn bị đúng đắn, bạn có thể ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng tài chính, không cho tình hình trở nên tồi tệ hơn và chỉ phải đối phó với một thất bại tạm thời mà thôi.

 
Đăng bởi: alex
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.