Với xu hướng trẻ em Mỹ càng ngày càng béo ra, chương trình cố gắng cho chúng tiếp xúc với nhiều thức ăn bổ dưỡng hơn
Cô giáo Hannah Chen sử dụng rau bina làm một công cụ giảng dạy trong giờ toán lớp 3 ở trường tư cho mọi công dân của E.W. Stokes ở Washington, D.C.
Một ngôi trường tiểu học ở Washington, D.C., đã phát động chương trình đổi mới nhằm cung cấp văn hóa thức ăn có lợi cho sức khoẻ hơn cho học sinh trong trường.
Trong giờ học toán lớp ba ở trường trường tư cho mọi công dân của E.W. Stokes, các học sinh 8 đến 9 tuổi đang học khái niệm toán học cơ bản là làm sao để tạo sự kết hợp mà trong đó bao gồm các món như rau bina và cà tím.
"Chúng tôi pha trộn thức ăn thành nhiều kiểu khác nhau," giáo viên của chúng, cô Hannah Chen cho biết. "Giống như với bánh pizza, chúng có hai loại lớp trang trí mà lũ trẻ có thể cung cấp và hình dung sự kết hợp khác nhau bằng cách sử dụng các kiểu lớp trang trí đó"
Năm nay, trường bắt đầu khởi xướng một chương trình đặc biệt kết hợp chủ đề thức ăn vào giờ toán lớp ba và chương trình giảng dạy tiếng Anh. Chương trình này được thiết kế với sự cộng tác cùng Seedling Projects (dự án cây giống con), một tổ chức môi trường phi lợi nhuận có trụ sở tại San Francisco, California, chương trình này được gọi là “Từ trang trại đến trường học”.
"Chúng tôi làm điều này thực sự phần nào đề cập đến vấn đề béo phì ở trẻ em, " Peter Nalli, giám đốc chương trình giảng dạy “Từ trang trại để trường học” nói. "Một trong những công việc chính của chương trình là vấn đề niềm tin chúng tôi về việc nếu trẻ được tiếp xúc với việc truyền đạt tích cực và lành mạnh về thức ăn trong suốt ngày dạy đó, thì sẽ có tiềm năng tác động đến sự thay đổi lâu dài."
Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ, tỉ lệ chứng béo phì ở trẻ em tại Hoa Kỳ tăng gấp ba trong suốt 30 năm qua. Hiện tại cứ một trong năm trẻ em ở độ tuổi từ 6 đến 19 được xem là thừa cân. Theo một nghiên cứu gần đây tại đại học California, Berkeley nhận thấy rằng trẻ tiếp xúc với chủ đề ẩm thực và từ vụng về thức ăn càng nhiều thì chúng càng dễ lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng tốt hơn.
Chương trình “Từ trang trại đến trường học” gồm ba phần: chương trình giảng dạy trong đó giáo viên sử dụng nội dung thức ăn ở lớp, vườn là nơi lũ trẻ trồng trọt và thu hoạch và quán ăn tự phục vụ là nơi mà chuẩn bị và dùng bữa ăn bổ ích, bổ dưỡng.
Các học sinh tại trường trường tư cho mọi công dân của E.W. Stokes ở Washington, D. C., trồng vườn riêng của chúng với Peter Nalli, giám đốc chương trình giảng dạy “Từ trang trại đến trường học”.
"Mọi việc chúng tôi áp dụng ở đây chỉ là sự khởi đầu mà thôi," Makeisha Daye, bếp trưởng nhà trường cho biết. "Học sinh ăn thức ăn như ở nhà vậy. Và có những loại thức ăn chúng không được thưởng thức tại nhà, chúng tôi đảm bảo chúng sẽ được ăn ở đây."
Daye cho biết nhà trường mua hầu hết nguyên liệu thức ăn từ trang trại được xác nhận ở địa phương, và cũng thu hoạch vài sản phẩm tươi sống từ vườn trường, được chăm sóc bởi các em học sinh.
"Hiện tại, học sinh đang trồng lại mọi thứ sao cho chúng tôi sử dụng thảo mộc tươi, rau tươi ngay từ vườn của chúng tôi. Trẻ em, chúng rất thích công việc này. "
Cách thức ăn có lợi sức khoẻ này áp dụng ở quán ăn tự phục vụ tại trường trường tư cho mọi công dân của E.W. Stokes, nơi học sinh có thể tự lấy thức ăn ở quầy xa - lát trộn ra.
Trở lại với lớp học, Asia Simms chọn gà và cà chua cho chủ đề thực hành sự kết hợp món ăn. Cô cho biết đó là thành phần nguyên liệu cho món bánh bắp cuốn nhân thịt Mê-hi-cô ưa thích của mình, quấn bên trong bánh bột bắp.
"Em nghĩ chương trình này thật vui," một học sinh Châu Á lên tiếng. "Em thích nó vì em học được những gì ăn có lợi cho sức khoẻ "
Giáo viên của cô ấy nhận thấy rằng nỗ lực này đang tạo được sự khác biệt.
"Chương trình này có ảnh hưởng to lớn, tích cực" cô Chen nhận xét. "Ví dụ như khi chúng đi ăn trưa, chúng luôn chọn cách ăn uống lành mạnh. Chúng tôi có quầy xa - lát trộn ở trong trường. Bây giờ lũ trẻ rất thích quầy xa-lát trộn. Chúng yêu rau quả. Vì vậy tôi nghĩ chương trình đang tạo sự khác biệt lớn trong cuộc sống của chúng"
Lũ trẻ bây giờ nhìn vào nhãn dinh dưỡng trên gói thực phẩm sẽ đọc được lượng đường hoặc chất béo chứa trong mỗi gói bao nhiêu. Chương trình “Từ trang trại đến trường học” đã gặt hái được thành công với học sinh lớp ba, nhà trường sẽ lên kế hoạch mở rộng chương trình ra những lớp khác vào năm tới.