Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Stroke
Đột quỵ
Every second counts when seeking treatment for a stroke. When deprived of oxygen, brain cells begin dying within minutes. There are clot-busting drugs that can curb brain damage, but they have to be used within three hours of the initial stroke symptoms. Once brain tissue has died, the body parts controlled by that area won't work properly. This is why stroke is a top cause of long-term disability.
Mỗi một giây một phút cần đến sự hỗ trợ của y học đối với chứng đột quỵ là hết sức cần thiết. Khi các tế bào não bị thiếu ô-xy, chúng sẽ bắt đầu hoại tử trong thời gian rất nhanh. Nhiều thuốc chống huyết khối có thể giúp hạn chế tổn thương não, nhưng phải được sử dụng trong vòng 3 tiếng đồng hồ sau khi bộc phát các triệu chứng đột quỵ đầu tiên. Khi mô não đã bị hoại tử thì các cơ quan do não điều tiết trong cơ thể sẽ không hoạt động tốt nữa. Đây là lý do vì sao đột quỵ là nguyên nhân gây thương tật vĩnh viễn hàng đầu.
Stroke

What is a stroke?

Stroke is a medical emergency and the third leading cause of death in the U.S. It occurs when a blood vessel in the brain bursts or, more commonly, when a blockage develops. Without treatment, cells in the brain quickly begin to die. The result can be serious disability or death. If a loved one is having stroke symptoms, seek emergency medical attention without delay.

Stroke symptoms

Signs of a stroke may include:

    * Sudden numbness or weakness of the body, especially on one side.

    * Sudden vision changes in one or both eyes.

    * Sudden, severe headache with unknown cause.

    * Sudden problems with dizziness, walking, or balance.

    * Sudden confusion, difficulty speaking or understanding others.

Call 911 immediately if you notice any of these symptoms.

Stroke test: Talk, Wave, Smile

The F.A.S.T. test helps spot symptoms. It stands for:

Face. Ask for a smile. Does one side droop?

Arms. When raised, does one side drift down?

Speech. Can the person repeat a simple sentence?

Does he or she have trouble or slur words?

Time. Time is critical. Call 911 immediately if any symptoms are present.

Stroke: Time = Brain damage

Every second counts when seeking treatment for a stroke. When deprived of oxygen, brain cells begin dying within minutes. There are clot-busting drugs that can curb brain damage, but they have to be used within three hours of the initial stroke symptoms. Once brain tissue has died, the body parts controlled by that area won't work properly. This is why stroke is a top cause of long-term disability.

Diagnosing a stroke

When someone with stroke symptoms arrives in the ER, the first step is to determine which type of stroke is occurring. There are two main types, and they are not treated the same way. A CT scan can help doctors determine whether the symptoms are coming from a blocked blood vessel or a bleeding one. Additional tests may also be used to find the location of a blood clot or bleeding within the brain.

Ischemic stroke

The most common type of stroke is known as an ischemic stroke. Nearly nine out of 10 strokes fall into this category. The culprit is a blood clot that obstructs a blood vessel inside the brain. The clot may develop on the spot or travel through the blood from elsewhere in the body.

Hemorrhagic Stroke

Hemorrhagic strokes are less common but far more likely to be fatal. They occur when a weakened blood vessel in the brain bursts. The result is bleeding inside the brain that can be difficult to stop.

“Mini-Stroke” (TIA)

A transient ischemic attack, often called a "mini-stroke," is more like a close call. Blood flow is temporarily impaired to part of the brain, causing symptoms similar to an actual stroke. When the blood flows again, the symptoms disappear. A TIA is a warning sign that a stroke may happen soon. It's critical to see your doctor if you think you've had a TIA. There are therapies to reduce the risk of stroke.

What causes a stroke

A common cause of stroke is atherosclerosis -- hardening of the arteries. Plaque made of fat, cholesterol, calcium, and other substances builds up in the arteries, leaving less space for blood to flow. A blood clot may lodge in this narrow space and cause an ischemic stroke. Atherosclerosis also makes it easier for a clot to form. Hemorrhagic strokes often result from uncontrolled high blood pressure that causes a weakened artery to burst.

Risk factors: Chronic conditions

Certain chronic conditions increase your risk of stroke. These include:

    * High blood pressure

    * High cholesterol

    * Diabetes

    * Obesity

Taking steps to control these conditions may reduce your risk.

Risk factors: Behaviors

Certain behaviors also increase the risk of stroke:

    * Smoking

    * Getting too little exercise

    * Heavy use of alcohol

Risk factors: Diet

A poor diet may increase the risk for stroke in a few significant ways. Eating too much fat and cholesterol can lead to arteries that are narrowed by plaque. Too much salt may contribute to high blood pressure. And too many calories can lead to obesity. A diet high in fruits, vegetables, whole grains, and fish may help lower stroke risk.

Risk factors you can't control

Some stroke risk factors are beyond your control, such as getting older or having a family history of strokes. Gender plays a role, too, with men being more likely to have a stroke. However, more stroke deaths occur in women. Finally, race is an important risk factor. African-Americans, Native Americans, and Alaskan Natives are at greater risk compared to people of other ethnicities.

Stroke: Emergency treatment

For an ischemic stroke, emergency treatment focuses on medicine to restore blood flow. A clot-busting medication is highly effective at dissolving clots and minimizing long-term damage, but it must be given within three hours of the onset of symptoms. Hemorrhagic strokes are more difficult to manage. Treatment usually involves attempting to control high blood pressure, bleeding, and brain swelling.

Stroke: Long-term damage

Whether a stroke causes long-term damage depends on its severity and how quickly treatment stabilizes the brain. The type of damage depends on where in the brain the stroke occurs. Common problems after a stroke include numbness in the arms or legs, difficulty walking, vision problems, trouble swallowing, and problems with speech and comprehension. These problems can be permanent, but many people regain most of their abilities.

Stroke rehab: Speech therapy

Rehabilitation is the centerpiece of the stroke recovery process. It helps patients regain lost skills and learn to compensate for their damage. The goal is to help restore as much independence as possible. For people who have trouble speaking, speech and language therapy is essential. A speech therapist can also help patients who have trouble swallowing.

Stroke rehab: Physical therapy

Muscle weakness, as well as balance problems, are very common after a stroke. This can interfere with walking and other daily activities. Physical therapy is an effective way to regain strength, balance, and coordination. For fine motor skills, such as using a knife and fork, writing, and buttoning a shirt, occupational therapy can help.

Stroke rehab: Talk therapy

It's common for stroke survivors and their loved ones to experience a wide range of intense emotions, such as fear, anger, worry, and grief. A psychologist or mental health counselor can provide strategies for coping with these emotions. A therapist can also watch for signs of depression, which frequently strikes people who are recovering from a stroke.

Stroke prevention: Lifestyle

People who have had a stroke or TIA can take steps to prevent a recurrence:

    * Quit smoking.

    * Exercise and maintain a healthy weight.

    * Limit alcohol and salt intake.

    * Eat a healthier diet with more veggies, fish, and whole grains.

Stroke prevention: Medications

For people with a high risk of stroke, doctors often recommend medications to lower this risk. Anti-platelet medicines, including aspirin, keep platelets in the blood from sticking together and forming clots. Anti-clotting drugs, such as warfarin, may be needed to help ward off stroke in some patients. Finally, if you have high blood pressure, your doctor will prescribe medication to lower it.

Stroke prevention: Surgery

In some cases, a stroke results from a narrowed carotid artery -- the blood vessels that travel up each side of the neck to bring blood to the brain. People who have had a mild stroke or TIA due to this problem may benefit from surgery known as carotid endarterectomy. This procedure removes plaque from the lining of the carotid arteries and can prevent additional strokes.

Stroke prevention: Balloon and Stent

Doctors can also treat a clogged carotid artery without major surgery in some cases. The procedure, called angioplasty, involves temporarily inserting a catheter into the artery and inflating a tiny balloon to widen the area that is narrowed by plaque. A metal tube, called a stent, can be inserted and left in place to keep the artery open.

Life after a stroke

More than half of people who have a stroke regain the ability to take care of themselves. Those who get clot-busting drugs soon enough may recover completely. And those who experience disability can often learn to function independently through therapy. While the risk of a second stroke is higher at first, this risk drops off over time.

Đột quỵ

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là chứng bệnh nguy cấp và là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ ba ở Mỹ. Bệnh nhân bị đột quỵ khi bị vỡ mạch máu não hoặc thường thấy hơn là khi xuất hiện tắc nghẽn mạch máu ở não. Nếu không được điều trị thì những tế bào não sẽ nhanh chóng bắt đầu hoại tử, để lại hậu quả thương tật nghiêm trọng hoặc tử vong. Nếu người thân của mình có những triệu chứng đột quỵ thì bạn nên đưa đi cấp cứu ngay tức khắc.

Các triệu chứng của đột quỵ

Dưới đây là một số triệu chứng của đột quỵ:

* Cơ thể đột ngột bị yếu hoặc tê cứng, nhất là một bên người. 

* Thị giác đột ngột bị thay đổi ở một hoặc cả hai mắt.

* Đột ngột bị nhức đầu dữ dội mà không tìm ra nguyên nhân gì.

* Cơ thể đột ngột bị chóng mặt, khó đi đứng hoặc khó giữ thăng bằng.

* Đột ngột trở nên hoang mang, mô hồ, khó nói chuyện hoặc khó hiểu được người khác nói gì.

Bạn hãy gọi 911 ngay tức khắc nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào trên đây nhé.

Kiểm tra xem bệnh nhân có bị đột quỵ hay không: Nói chuyện, lắc–vẫy (tay), cười

Phương pháp xét nghiệm F.A.S.T. giúp tìm ra các triệu chứng bệnh, bao gồm:

Mặt. Hãy yêu cầu bệnh nhân cười để xem một bên miệng có bị xệ xuống không?

Cánh tay. Bạn hãy để ý xem khi đưa tay lên cao, một bên người bệnh nhân không thể nhấc lên được?

Nói chuyện: Quan sát xem người ấy có lặp lại được một câu ngắn gọn không nhé; có khó khăn không hay có bị nói nhịu, nói lắp bắp không?

Thời gian: Thời gian đối với bệnh nhân rất quan trọng. Hãy gọi 911 ngay nếu phát hiện thấy bất kỳ triệu chứng gì kể trên.

Đột quỵ: Thời gian = Tổn thương não

Mỗi một giây một phút cần đến sự hỗ trợ của y học đối với chứng đột quỵ là hết sức cần thiết. Khi các tế bào não bị thiếu ô-xy, chúng sẽ bắt đầu hoại tử trong thời gian rất nhanh. Nhiều thuốc chống huyết khối có thể giúp hạn chế tổn thương não, nhưng phải được sử dụng trong vòng 3 tiếng đồng hồ sau khi bộc phát các triệu chứng đột quỵ đầu tiên. Khi mô não đã bị hoại tử thì các cơ quan do não điều tiết trong cơ thể sẽ không hoạt động tốt nữa. Đây là lý do vì sao đột quỵ là nguyên nhân gây thương tật vĩnh viễn hàng đầu. 

Chẩn đoán đột quỵ

Khi bệnh nhân bị các triệu chứng đột quỵ vào phòng cấp cứu thì bước đầu tiên là bác sĩ phải xác định xem người ấy bị loại đột quỵ nào. Có 2 loại đột quỵ chính và thường được chữa trị theo những cách khác nhau. Phương pháp sử dụng ảnh chụp cắt lớp (CT scan) có thể giúp bác sĩ nhận biết xem đột quỵ là do tắc nghẽn mạch máu hay là do xuất huyết mạch máu. Nhiều xét nghiệm bổ sung khác cũng cần thiết để phát hiện vị trí máu vón cục hoặc vị trí xuất huyết não. 

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Loại đột quỵ thường thấy nhất là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Gần 9/10 các ca đột quỵ đều rơi vào trường hợp này. Nguyên nhân là do máu vón cục làm tắc nghẽn mạch máu bên trong não. Cục máu đông có thể nằm ngay ở não hoặc di chuyển trong máu từ một nơi nào đó trong cơ thể.

Đột quỵ xuất huyết

Đột quỵ xuất huyết ít thấy hơn nhưng thường gây tỉ lệ tử vong cao hơn rất nhiều. Loại đột quỵ này xảy ra khi một mạch máu suy yếu nào đó trong não bị vỡ đi. Hậu  quả là bệnh nhân bị xuất huyết bên trong não có thể rất khó chữa lành.

“Đột quỵ nhẹ/ đột quỵ thoáng qua” (TIA)

Cơn thiếu máu tạm thời thường được gọi là “cơn đột quỵ thoáng qua”, tựa như một sự thoát hiểm trong gang tấc vậy. Sự lưu thông máu đến một bộ phận não bị tắc nghẽn tạm thời, gây ra các triệu chứng giống như một cơn đột quỵ thật. Khi máu được lưu thông tốt trở lại thì những triệu chứng này biến mất. TIA là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ có thể sẽ xảy ra sớm đấy. Quan trọng là bạn nên đến bác sĩ nếu nghĩ rằng mình bị đột quỵ thoáng qua. Có nhiều liệu pháp giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Nguyên nhân gây đột quỵ

Nguyên nhân gây đột quỵ thường thấy là bệnh xơ vữa động mạch - xơ cứng động mạch. Mỡ, cholesterol, can-xi, và nhiều chất khác tụ lại thành mảng bám vào động mạch, làm cho máu lưu thông khó khăn hơn. Cục máu đông có thể gây tắc nghẽn “đường đi” chật hẹp này và dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Chứng xơ vữa động mạch cũng có thể làm cho máu vón dễ dàng hơn. Đột quỵ do xuất huyết thường là do huyết áp cao không kiểm soát được làm cho động mạch suy yếu bị vỡ đi.

đột quỵ do bệnh mãn tính

Một số chứng bệnh mãn tính có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ bao gồm:

* Cao huyết áp

* Nồng độ cholesterol cao

* Tiểu đường

* Béo phì

Nguy cơ đột quỵ có thể giảm đi nếu sử dụng biện pháp kiểm soát những căn bệnh này.

đột quỵ do hành vi thói quen

Bệnh nhân có thể tăng nguy cơ đột quỵ nếu mắc một vài hành vi sau:

* Hút thuốc

* Tập thể dục quá ít

* Sử dụng quá nhiều rượu bia

Đột quỵ do chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống kém dinh dưỡng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ một cách đáng kể. Khẩu phần ăn nhiều chất béo và cholesterol có thể sinh mảng bám làm hẹp động mạch. Việc tiêu thụ nhiều muối cũng có thể góp phần làm cao huyết áp; đồng thời hấp thụ nhiều ca-lo cũng có thể làm cho cơ thể trở nên béo phì. Một chế độ dinh dưỡng giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, và cá có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Các yếu tố rủi ro không thể tránh khỏi

Một số nguy cơ gây đột quỵ ngoài tầm kiểm soát của bạn, chẳng hạn như tuổi tác hoặc có tiền sử gia đình bị đột quỵ. Ngoài ra, giới tính cũng đóng vai trò quan trọng, nam giới có nguy cơ đột quỵ nhiều hơn. Tuy nhiên số ca tử vong do đột quỵ nhiều hơn ở nữ. Nhân tố quan trọng cuối cùng là chủng tộc. Người Mỹ gốc Phi, thổ dân châu Mỹ, và người bản xứ Alaska có nguy cơ đột quỵ nhiều hơn so với người thuộc các chủng tộc khác.

Đột quỵ: Chữa trị khẩn cấp

Đối với chứng đột quỵ do thiếu máu cục bộ thì phương pháp chữa trị khẩn cấp là dùng thuốc làm lưu thông máu bình thường trở lại. Thuốc chống huyết khối cũng có tác dụng cao trong việc làm tan máu đông và giúp giảm thiểu tổn thương lâu dài, nhưng thuốc này phải được sử dụng trong vòng 3 tiếng đồng hồ khi mới bắt đầu bộc phát các triệu chứng. Đột quỵ xuất huyết thường khó trị hơn. Bác sĩ thường phải cố điều hoà huyết áp, làm ngưng xuất huyết và phù não.

Đột quỵ: Tổn thương lâu dài

Đột quỵ có để lại tổn thương lâu dài hay không tuỳ thuộc vào tính chất nghiêm trọng và phương pháp điều trị để làm ổn định não nhanh chóng như thế nào. Loại thương tổn cũng tuỳ thuộc vào vùng não nơi mà đột quỵ xảy ra. Các vấn đề thường thấy sau khi bệnh nhân bị đột quỵ là hiện tượng chân hoặc tay bị tê cứng, khó đi đứng, khó nhìn thấy rõ, khó nuốt và khó nói chuyện cũng như khó hiểu được người khác nói gì. Những vấn đề này có thể sẽ là mãi mãi, nhưng nhiều người cũng đã phục hồi lại được hầu hết các khả năng của mình.

Phục hồi sau đột quỵ: Liệu pháp ngôn ngữ

Phục hồi là giai đoạn quan trọng trong quá trình bình phục sau đột quỵ. Nó giúp bệnh nhân phục hồi lại những kĩ năng bị mất và biết cách bù đắp thương tật của mình. Mục đích của phục hồi là giúp khôi phục lại tính độc lập ở bệnh nhân càng nhiều càng tốt. Đối với người khó nói chuyện thì liệu pháp ngôn ngữ là quan trọng. Nhà âm ngữ trị liệu cũng có thể giúp bệnh nhân giải quyết vấn đề khó nuốt.

Phục hồi sau đột quỵ: Vật lý trị liệu

Yếu cơ cũng như các vấn đề thăng bằng là những hiện tượng thường thấy sau đột quỵ. Điều này làm cản trở việc đi đứng và các hoạt động thường nhật khác. vật lý trị liệu là phương pháp hiệu quả nhằm phục hồi sức mạnh, thăng bằng và kĩ năng phối hơp. Đối với những kĩ năng hoạt động cơ chính xác, như là sử dụng nĩa dao, viết, và cài khuy áo, thì lao động liệu pháp (chữa bệnh bằng lao động) có thể giúp ích được.

Phục hồi sau đột quỵ: Liệu pháp trò chuyện

Người sống sót sau cơn đột quỵ và người thân của họ thường trải qua rất nhiều cảm xúc dữ dội, chẳng hạn như cảm giác sợ hãi, tức giận, lo âu, và đau buồn.  Nhà tâm lý hoặc nhà cố vấn sức khỏe tâm thần có thể hướng dẫn cho bạn nhiều biện pháp khắc phục các cảm xúc đó. Nhà trị liệu cũng có thể quan sát các dấu hiệu của chứng trầm cảm thường xảy ra ở người đang phục hồi sau đột quỵ.

Phòng tránh đột quỵ bằng lối sống cá nhân

Người đã từng bị đột quỵ hoặc bị đột quỵ thoáng qua có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để ngăn ngừa tái phát:

* Bỏ thuốc lá.

* Tập thể dục và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.

* Hạn chế sử dụng rượu bia và lượng muối hấp thu.

* Có chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh với nhiều rau, cá, và ngũ cốc nguyên hạt.

Phòng tránh đột quỵ bằng thuốc

Đối với người có nguy cơ đột quỵ cao, bác sĩ thường chỉ định nhiều loại thuốc làm giảm nguy cơ này. Nhiều thuốc chống huyết khối (kháng tiểu cầu), bao gồm aspirin, có tác dụng làm cho tiểu huyết cầu không bị kết dính đông tụ lại thành cục trong máu. Thuốc chống đông máu, chẳng hạn như warfarin, có thể được sử dụng nhằm đề phòng đột quỵ ở một số bệnh nhân. Cuối cùng là nếu bạn bị cao huyết áp thì bác sĩ sẽ kê toa cho bạn để làm giảm huyết áp.

Phòng tránh đột quỵ bằng giải phẫu

Trong một số trường hợp, bệnh nhân đột quỵ do bị hẹp động mạch cảnh – các mạch máu đi lên 2 bên cổ để vận chuyển máu đến não. Người đã từng bị đột quỵ nhẹ hoặc đột quỵ thoáng qua do hẹp động mạch cảnh có thể được phẫu thuật để cắt bỏ viêm áo động mạch cảnh. Thủ thuật này lấy đi mảng bám khỏi niêm mạc của các động mạch cảnh và có thể phòng tránh các cơn đột quỵ khác có thể xảy ra.

Phòng tránh đột quỵ bằng khí cầu và ống Stent

Bác sĩ cũng có thể điều trị chứng nghẽn động mạch cảnh mà không cần đến biện pháp phẫu thuật trong một số trường hợp. Thủ thuật này được gọi là giải phẫu thông động mạch bị tắc hoặc hẹp, bác sĩ tạm thời đặt một ống thông vào động mạch và thổi phồng khí cầu nhỏ để làm nở to động mạch đã bị mảng bám làm hẹp. Đồng thời bác sĩ cũng đặt vào một ống kim loại, gọi là ống stent để làm rộng động mạch. 

Cuộc sống sau khi bị đột quỵ

Hơn một nửa bệnh nhân bị đột quỵ có thể phục hồi khả năng tự chăm sóc bản thân. Nếu được sử dụng thuốc chống huyết khối sớm kịp thời thì họ có thể hồi phục một cách trọn vẹn. Bên cạnh đó người bị khuyết tật cũng thường có thể biết cách hoạt động độc lập nhờ vào liệu pháp. Trong khi nguy cơ đột quỵ lần thứ hai cao hơn lần đầu thì nguy cơ này sẽ có thể giảm dần theo thời gian.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.