Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Erectile dysfunction
Rối loạn chức năng cương dương
Erectile dysfunction (ED) occurs when a man has repeated problems sustaining an erection. Without treatment, ED can make sexual intercourse difficult. The condition, sometimes called impotence, affects an estimated 15 million to 30 million men in the U.S. While the topic was once taboo, awareness has skyrocketed with recent advances in treatment for ED.
Người bị rối loạn chức năng cương dương (ED) thường gặp rắc rối nhiều lần với vấn đề cương cứng. Nếu không được điều trị thì bệnh này có thể làm cho quá trình giao hợp trở nên khó khăn. (ED) đôi khi cũng được gọi là bệnh bất lực, và ở Mỹ con số bệnh nhân bị chứng bệnh này ước tính lên tới 15 – 30 triệu người. Trong khi người ta vẫn còn cho đây là một chủ đề kiêng ngại “thầm kín”, “cấm kỵ”, không nên nói ra thì gần đây cũng có nhiều tiến bộ đáng kể trong các phương pháp điều trị ED.
Erectile dysfunction

What is erectile dysfunction (ED)?

Erectile dysfunction (ED) occurs when a man has repeated problems sustaining an erection. Without treatment, ED can make sexual intercourse difficult. The condition, sometimes called impotence, affects an estimated 15 million to 30 million men in the U.S. While the topic was once taboo, awareness has skyrocketed with recent advances in treatment for ED.

ED vs. Poor libido

There are several forms of male sexual dysfunction, including poor libido and problems with ejaculation. But ED refers specifically to problems achieving or maintaining an erection. Men with ED often have a healthy libido, yet the body fails to respond. In most cases, there is a physical basis for the problem.

Symptoms of ED

Symptoms of ED include:

Triệu chứng của rối loạn chức năng cương dương gồm:

    * Erections that are too soft for sex.

    * Erections that last only briefly.

    * An inability to achieve erections.

These symptoms may occur every time sex is initiated or only some of the time.

Who gets ED?

ED becomes more common as men age, but it is not a part of aging. At age 40, about 5% of men experience ED. At age 65, this number jumps to between 15% and 25%. But this does not mean growing older is the end of your sex life. ED can be treated at any age.

The mechanics of ED

An erection occurs when blood fills two chambers known as the corpora cavernosa. This causes the penis to expand and stiffen, much like a balloon as it is filled with water. The process is triggered by impulses from the brain and genital nerves. Anything that blocks these impulses or restricts blood flow to the penis can result in ED.

Causes of ED: Chronic disease

The link between chronic disease and ED is most striking for diabetes (depicted here by a blood sugar test). Nearly one out of every two men with diabetes experiences ED. Other conditions that may cause ED include cardiovascular disease, atherosclerosis (hardening of the arteries), kidney disease, and multiple sclerosis. These illnesses can impair blood flow or nerve impulses throughout the body.

Causes of ED: Lifestyle

Lifestyle choices that impair blood circulation can contribute to ED. Smoking, excessive drinking, and drug abuse may damage the blood vessels and reduce blood flow to the penis. Smoking makes men with atherosclerosis particularly vulnerable to ED. Being overweight and getting too little exercise are other possible risk factors.

Causes of ED: Surgery

Surgery, including treatments for prostate or bladder cancer, can sometimes damage nerves and blood vessels near the penis. In some cases, the nerve damage is permanent, and the patient will require treatment to achieve an erection. In others, surgery causes temporary ED that improves on its own after 6 to 18 months.

Causes of ED: Medication

ED may be a side effect of medication, including certain blood pressure drugs, antidepressants, tranquilizers, and antihistamines. Men should talk with their doctor if they suspect a prescription or over-the-counter drug may be causing erectile problems.

Causes of ED: Psychological

ED usually has something physical behind it, particularly in older men. But psychological factors may be to blame in 10% to 20% of men with ED. Experts say stress, depression, poor self-esteem, and performance anxiety can short-circuit the process that leads to an erection. These factors can also make the problem worse in men whose ED stems from something physical.

ED and bicycling

Research suggests avid cyclists suffer more ED than other athletes. The trouble lies in the shape of some bicycle seats that put pressure on the perineum. This area between the anus and scrotum contains arteries and nerves vital to sexual arousal. Cyclists who ride for many hours each week may benefit from seats designed to protect the perineum.

Diagnosing ED: Physical Exam

To diagnose ED, your doctor will ask you questions about your symptoms and medical history. The doctor will conduct a complete physical exam to uncover signs such as poor circulation or nerve trouble. And your physician will look for abnormalities of the genital area that could cause problems with erections.

Diagnosing ED: Lab tests

Several lab tests can help diagnose male sexual problems. Measuring testosterone levels can determine whether there is a hormonal imbalance, which is often linked to decreased desire. Blood cell counts, cholesterol levels, and liver function tests can reveal medical conditions that may account for ED.

ED: A sign of heart disease?

In some cases, ED can be a warning sign of more serious disease. A 2010 study suggests ED is a strong predictor of heart attack, stroke, and death from cardiovascular disease. The researchers say all men diagnosed with ED should be evaluated for cardiovascular disease. This does not mean every man with ED will develop heart disease, or that every man with heart disease has ED, but patients should be aware of the link.

Treating ED: Lifestyle changes

Many men with ED are able to improve sexual function by making a few lifestyle changes. Giving up smoking, losing weight, and exercising more often can help by improving blood flow. If you suspect a medication could be contributing to ED, talk to your doctor about adjusting your dosage or switching to another option.

Treating ED: Medications

You've probably heard of Viagra, but it's not the only pill for ED. This class of drugs also includes Cialis, Levitra and Staxyn. All work by improving blood flow to the penis during arousal. They're generally taken an hour before sexual activity and should not be used more than once a day. Cialis can be taken up to 36 hours before sexual activity and also comes in a lower, daily dose. Staxyn dissolves in the mouth. All require an OK from your doctor first for safety.

Treating ED: Injections

While pills for ED are convenient, some men sustain stronger erections by injecting medication directly into the penis. Drugs approved for this purpose work by widening the blood vessels, causing the penis to become engorged with blood. Another option is inserting a medicated pellet into the urethra. The pellet can trigger an erection within 10 minutes.

Treating ED: Vacuum Devices (Pumps)

Vacuum devices for ED, also called pumps, offer an alternative to medication. The penis is placed inside a cylinder. A pump draws air out of the cylinder, creating a partial vacuum around the penis. This causes it to fill with blood, leading to an erection. An elastic band worn around the base of the penis maintains the erection during intercourse.

Treating ED: Surgery

If ED is caused by a blockage in an artery leading to the penis, surgery can often restore blood flow. Good candidates are typically younger men whose blockage stems from an injury to the crotch or pelvis. The procedure is not recommended for older men with narrowing of the arteries.

Treating ED: Implants

In men with persistent ED, a penile implant can restore sexual function. An inflatable implant uses two cylinders that are surgically placed inside the penis. When an erection is desired, the man uses a pump to fill the cylinders with pressurized fluid. Another option is a malleable implant, which bolsters erections with surgically implanted rods.

Treating ED: Psychotherapy

Even when ED has a known physical cause, psychotherapy can be beneficial. A therapist can teach the man and his partner techniques to reduce performance anxiety and improve intimacy. Therapy can also help couples adjust to the use of vacuum devices and implants.

Treating ED: Alternative therapies

Talk with your doctor before trying supplements for ED. They can contain 10 or more ingredients and may complicate other health conditions. Asian ginseng and ginkgo biloba are popular, but there isn't a lot of good research on their effectiveness. Some men find that taking a DHEA supplement improves their ability to have an erection. Unfortunately, the long-term safety of DHEA supplements is unknown. Most doctors do not recommend using it.

Treating ED: Buyer beware

A quick web search will reveal dozens of "dietary supplements" that claim to treat ED. But the FDA warns that many of these are not what they seem. An investigation discovered the pills often contain prescription drugs not listed on the label, including the active ingredient in Viagra. This puts the man at risk for dangerous drug interactions.

ED: Reducing your risk

Some tips to reduce your risk of ED include:

    * Exercise and maintain a healthy weight.

    * Stop smoking.

    * Avoid alcohol and substance abuse.

    * Keep your diabetes under control.

Discussing ED with your partner

It's natural to feel angry or embarrassed when dealing with ED. But don't forget that your partner is also affected. Talking openly about ED will help your partner understand the diagnosis and treatment options. This will reassure your partner that you haven't lost interest.

Rối loạn chức năng cương dương

Rối loạn chức năng cương dương (Ed) là gì?

Người bị rối loạn chức năng cương dương (ED) thường gặp rắc rối nhiều lần với vấn đề cương cứng. Nếu không được điều trị thì bệnh này có thể làm cho quá trình giao hợp trở nên khó khăn. (ED) đôi khi cũng được gọi là bệnh bất lực, và ở Mỹ con số bệnh nhân bị chứng bệnh này ước tính lên tới 15 – 30 triệu người. Trong khi người ta vẫn còn cho đây là một chủ đề kiêng ngại “thầm kín”, “cấm kỵ”, không nên nói ra thì gần đây cũng có nhiều tiến bộ đáng kể trong các phương pháp điều trị ED.

Rối loạn chức năng cương dương # Giảm ham muốn tình dục

Có nhiều dạng rối loạn sinh dục nam giới, bao gồm chứng giảm ham muốn tình dục và vấn đề xuất tinh. Nhưng ED đặc biệt đề cập cụ thể đến những khó khăn trong việc tạo sự cương cứng và duy trì được nó. Bệnh nhân bị rối loạn cương dương thường có nhu cầu ham muốn lành mạnh, nhưng cơ thể không đáp ứng được. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều có cơ sở lý giải về thể chất cho vấn đề này.

Các triệu chứng của rối loạn chức năng cương dương

* Dương vật quá mềm không quan hệ tình dục được

* Sự cương cứng hết rất nhanh.

* Dương vật không có khả năng cương cứng.

Các triệu chứng này có thể xảy ra mỗi khi bắt đầu quan hệ tình dục hoặc chỉ xuất hiện vào một lúc nào đó.

Ai bị rối loạn chức năng cương dương?

ED là chứng bệnh ngày càng trở nên phổ biến ở nam giới có tuổi, nhưng đây không phải là yếu tố lão hoá. số người bị rối loạn cương dương ở tuổi 40 là khoảng 5%, và tăng vọt từ 15% đến 25% ở tuổi 65. Nhưng điều này không đồng nghĩa tuổi tác sẽ giết chết đời sống tình dục của bạn. Người ta có thể điều trị ED ở bất cứ độ tuổi nào.

Nghiên cứu cơ học của ED

Trạng thái cương dương xảy ra khi máu làm căng đầy hai buồng hoạt động như thể xốp; làm cho dương vật lớn hơn và cứng lên, giống như quả bóng khi được đổ đầy nước. Quá trình này do các xung lực ở não và các dây thần kinh sinh dục gây ra. Bất cứ điều gì gây cản xung lực hoặc ngăn không cho máu đến dương vật có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương dương.

nguyên nhân: Bệnh mãn tính

Mối tương quan giữa bệnh mãn tính và rối loạn cương dương phần lớn là do tiểu đường (chứng bệnh được mô tả dưới đây nhờ vào phương pháp kiểm tra đường huyết). Cứ 2 bệnh nhân tiểu đường thì có đến gần 1 người bị ED. Nhiều chứng bệnh khác cũng có thể gây rối loạn cương dương như bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch (bệnh xơ cứng động mạch), bệnh thận, và chứng đa xơ cứng. Các bệnh này có thể làm yếu lưu thông máu hoặc làm giảm xung thần kinh khắp cơ thể.

nguyên nhân: Lối sống

Phong cách sống và lối sống làm suy yếu tuần hoàn máu và có thể góp phần gây rối loạn cương dương. Thuốc lá, rượu bia nhiều, và lạm dụng thuốc cũng làm tổn hại đến các mạch máu và làm giảm lưu thông máu đến dương vật. Thuốc lá làm cho nam giới bị xơ vữa động mạch đặc biệt dễ bị rối loạn cương dương. Bệnh béo phì và chế độ tập luyện thể dục ít cũng là các nguyên nhân khả thi khác.

Nguyên nhân: Phẫu thuật

Phẫu thuật, như điều trị ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư bàng quang, đôi khi cũng làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu gần bên dương vật. Trong một số trường hợp thì tổn thương dây thần kinh là vĩnh viễn, bệnh nhân cần phải được điều trị mới có thể đạt được trạng thái cương dương. Và trong những trường hợp khác thì phẫu thuật có thể gây rối loạn cương dương tạm thời có thể tự lành sau 6-18 tháng.

Nguyên nhân: Thuốc

ED có thể là tác dụng phụ của thuốc, bao gồm một số thuốc điều hoà huyết áp nào đó, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, và thuốc kháng histamine. Nam giới nên thông báo cho bác sĩ biết nếu nghi ngờ thuốc theo toa hoặc thuốc mua tự do không theo toa của mình có thể gây các vấn đề cương dương.

Nguyên nhân: Tâm lý

Rối loạn cương dương thường liên quan một tính chất vật lý nào đó đằng sau nó, nhất là với những người lớn tuổi. Nhưng yếu tố tâm lý cũng chỉ là nguyên do trong số từ 10-20% nam giới bị rối loạn cương dương. Nhiều chuyên gia cho rằng căng thẳng-stress, suy nhược-trầm cảm, lòng kém tự trọng và cảm giác lo âu hồi hộp cũng có thể làm gián đoạn quá trình “yêu” dẫn đến rối loạn cương dương. Các yếu tố này có thể cũng làm cho vấn đề trở nên tệ hại hơn đối với người bị rối loạn cương dương do một yếu tố vật lý nào đó.

Chứng rối loạn cương dương và việc chạy xe đạp

Công trình nghiên cứu cho biết người đi xe đạp mắc bệnh rối loạn cương dương nhiều hơn các vận động viên khác. Vấn đề nằm ở chỗ hình dạng của một số yên xe đạp gây áp lực đè lên đáy chậu. Đáy chậu là vùng giữa hậu môn và bìu chứa các động mạch và dây thần kinh quan trọng để kích thích tình dục. Người chạy xe đạp nhiều tiếng đồng hồ trong tuần có thể dùng các loại yên xe được thiết kế bảo vệ vùng đáy chậu.

Khám sức khỏe để chẩn đoán ED

Để chẩn đoán rối loạn cương dương, bác sĩ sẽ hỏi bạn nhiều câu hỏi về các triệu chứng và tiền sử sức khỏe. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ khám sức khỏe tổng quát cho bạn để tìm ra nguyên nhân gây bệnh chẳng hạn như tuần hoàn máu kém hoặc rắc rối về thần kinh. Bác sĩ đồng thời sẽ tìm những bất thường, những dị dạng ở vùng sinh dục của bạn bởi chúng có thể là nguyên nhân gây rối loạn cương dương.

Xét nghiệm ở phòng thí nghiệm giúp chẩn đoán ED

Một số xét nghiệm ở phòng thí nghiệm có thể chẩn đoán các vấn đề sinh dục nam. Phương pháp đo nồng độ tét-xtô-xtê-rôn có thể giúp xác định xem bệnh nhân có bị mất cân đối về hooc-môn không, thường liên quan đến sự giảm ham muốn. Phương pháp đếm tế bào máu, đo nồng độ cholesterol, và xét nghiệm chức năng gan cũng có thể giúp nhận biết nhiều bệnh có thể dẫn đến rối loạn cương dương.

Rối loạn cương dương có phải là dấu hiệu của bệnh tim không?

Trong một số trường hợp thì ED có thể là dấu hiệu cảnh báo của một chứng bệnh nào đó nguy hiểm hơn. Cuộc nghiên cứu năm 2010 cho biết ED là dấu hiệu cảnh báo chắc chắn của bệnh đau tim, đột quỵ, và tử vong do bệnh tim mạch. Nhiều nhà nghiên cứu cho hay tất cả các bệnh nhân bị chẩn đoán là rối loạn cương dương nên được kiểm tra bệnh tim mạch. Đây không có nghĩa là hễ người nào bị rối loạn cương dương cũng đều phát triển thành bệnh tim, hoặc hễ ai bị bệnh tim đều bị rối loạn cương dương, nhưng bệnh nhân nên biết về mối tương quan này.

Thay đổi lối sống để chữa ED

Nhiều bệnh nhân bị rối loạn cương dương có thể cải thiện chức năng tình dục của mình bằng cách thay đổi một vài thói quen trong phong cách sống. Một chế độ giảm cân, bỏ thuốc lá, và tập thể dục thường xuyên có thể giúp tăng cường lưu thông máu. Nếu nghi ngờ loại thuốc mình đang sử dụng có thể góp phần gây ED, thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng hoặc đổi sang một loại thuốc khác hay một chế độ điều trị khác.

Điều trị ED bằng thuốc

Chắc là bạn cũng đã nghe nói về Viagra rồi đúng không, nhưng đây không phải là loại thuốc duy nhất để chữa rối loạn cương dương. Loại thuốc này cũng bao gồm Cialis, Levitra và Staxyn. Tất cả đều có chung một dược tính là làm tăng lưu thông máu đến dương vật trong khi bị kích thích. Chúng thường được sử dụng trước khi quan hệ tình dục 1 tiếng đồng hồ và không được sử dụng 2 lần trong ngày. Cialis có thể được sử dụng trước khi quan hệ tình dục đến 36 tiếng đồng hồ và cũng có thể dùng được hằng ngày với liều lượng thấp hơn. Staxyn có thể tan được trong miệng. Tất cả các loại thuốc trên phải được bác sĩ đồng ý trước mới được sử dụng an toàn.

Điều trị ED bằng cách tiêm thuốc

Trong khi nhiều người cho rằng tiện lợi khi sử dụng thuốc viên trị rối loạn cương dương thì một số khác kéo dài trạng thái cương dương mạnh hơn bằng cách tiêm thuốc trực tiếp vào dương vật. Nhiều loại thuốc đáp ứng mục đích này làm cho các mạch máu nở ra, làm cho dương vật trở nên căng ứ máu. Ngoài ra cũng có thể nhét thuốc vào niệu đạo. Viên thuốc này có tác dụng làm cương dương trong vòng 10 phút.

Điều trị ED bằng các thiết bị bơm chân không (máy bơm chân không)

Các thiết bị chân không sử dụng để điều trị rối loạn cương dương được gọi là máy bơm, dùng để thay thế cho thuốc. Dương vật được đặt vào bên trong ống trụ. Máy bơm rút hết không khí ra khỏi ống trụ, tạo chân không từng phần quanh dương vật. Phương pháp này làm cho dương vật căng máu, tạo trạng thái cương dương. quanh đáy dương vật được quấn băng mềm để giữ cho dương vật được cứng trong lúc giao hợp.

Điều trị ED bằng phẫu thuật

Nếu rối loạn cương dương do tình trạng nghẽn động mạch làm ngăn không cho máu đến dương vật thì phương pháp phẫu thuật thường có thể giúp lưu thông máu bình thường trở lại. Thanh niên trai trẻ có thể sử dụng tốt phương pháp phẫu thuật này khi bị tắc nghẽn lưu thông máu do chấn thương ở vùng đáy chậu hoặc khung xương chậu. Liệu pháp này không nên áp dụng cho người cao tuổi bị hẹp động mạch.

Điều trị ED bằng thủ thuật cấy

Đối với người bị rối loạn cương dương dai dẳng thì biện pháp cấy ghép làm tác động đến vùng dương vật có thể giúp phục hồi chức năng tình dục. Thủ thuật cấy bơm phồng sử dụng 2 ống trụ đặt vào bên trong dương vật. Khi muốn cương dương thì người bệnh sử dụng ống bơm để bơm dịch gây sức ép vào ống trụ. Ngoài ra người ta cũng sử dụng phương pháp cấy dẻo, giúp tạo được trạng thái cương dương nhờ que cấy.

Điều trị ED bằng liệu pháp tâm lý

Thậm chí khi đã xác định được nguyên nhân vật lý gây rối loạn cương dương thì liệu pháp tâm lý có thể có tác dụng tốt. Nhà trị liệu có thể hướng dẫn cho bệnh nhân và bạn tình các kỹ thuật làm giảm lo lắng và tăng thêm mức độ thân thiết gần gũi với nhau. Liệu pháp này còn giúp nhiều cặp vợ chồng điều chỉnh hợp lý các thiết bị chân không và các thiết bị cấy.

Điều trị ED bằng liệu pháp thay thế

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ nguồn bổ sung nào để trị rối loạn cương dương. Chúng có thể chứa từ 10 thành phần trở lên và có thể gây nhiều biến chứng cho các bệnh khác. Nhân sâm Châu Á và thuốc bột làm bằng lá cây bạch quả là những nguồn thảo dược được sử dụng rộng rãi, nhưng có rất ít nghiên cứu sâu sắc về tính chất hiệu quả của chúng. Một số bệnh nhân cũng phát hiện rằng bổ sung DHEA có thể giúp cải thiện tình trạng cương dương. Đáng tiếc là người ta vẫn chưa biết việc bổ sung DHEA lâu dài có an toàn hay không. Hầu hết các bác sĩ đều không khuyến cáo sử dụng DHEA.

Điều trị ED: Người mua nên cảnh giác

Nếu bạn tìm nhanh trên web, bạn sẽ có hàng tá “thực phẩm bổ sung” có tác dụng chữa rối loạn cương dương. Nhưng Cơ quan Giám sát An toàn Thực phẩm và Dược phẩm FDA cảnh báo nhiều thuốc không có tác dụng tốt như quảng cáo. Một cuộc điều tra phát hiện ra các loại thuốc viên trị rối loạn cương dương thường gồm nhiều thuốc theo toa không có tên trên nhãn, bao gồm cả hoạt tính trong thuốc Viagra. Như vậy nó sẽ làm cho bệnh nhân có nguy cơ tương tác thuốc nguy hiểm.

Hạn chế nguy cơ mắc bệnh rối loạn cương dương:

Dưới đây là một số bí quyết giúp giảm nguy cơ bị rối loạn cương dương:

* Tập thể dục và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.

* Bỏ thuốc lá.

* Tránh sử dụng rượu bia và lạm dụng thuốc.

* Kiểm soát bệnh tiểu đường.

Thảo luận và chia sẻ bệnh rối loạn cương dương với bạn tình

Cảm giác tức giận hoặc ngượng ngùng là thứ cảm giác bình thường của bệnh nhân bị rối loạn cương dương. Nhưng đừng quên rằng người bạn tình cũng bị ảnh hưởng không kém. Việc chia sẻ cởi mở về chứng bệnh này cũng sẽ giúp cô ấy hiểu được các phương pháp chẩn đoán và điều trị. Đây cũng là thông điệp cho người ấy biết rằng bạn chưa hề cảm thấy mất hứng thú bao giờ.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.