Các nước thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tìm cách vượt qua sự chênh lệch sâu sắc trên nền kinh tế toàn cầu, thừa nhận là lạm phát tăng lên ở những thị trường mới nổi cũng gây rủi ro cho các quốc gia giàu có nữa.
Vào hôm thứ bảy, khi đề cập đến một trong những thách thức lớn nhất của tổ chức này, 187 quốc gia thuộc Quỹ tiền tệ thế giới công nhận sự báo động ở các nước đang phát triển về dòng lớn tiền đầu cơ vào hiện đang duy trì không những sự tăng trưởng mà còn cả tỷ lệ lạm phát nữa.
"Khi lạm phát tăng lên trong những thị trường mới nổi, đây không chỉ là vấn đề của thị trường đó mà nó kéo theo lạm phát toàn cầu và có thể dẫn đến vấn đề lãi suất nữa," Bộ trưởng Bộ tài chính Singapore Tharman Shanmugaratnam, người chủ trì ban chỉ đạo Quỹ tiền tệ thế giới cho biết.
Các viên chức tài chính hàng đầu ở Washington trong cuộc họp được tổ chức hàng năm hai lần của Quỹ tiền tệ thế giới đã tranh cãi về những nguy hiểm đặt ra bởi khoản nợ chính phủ cao và lãi suất siêu thấp ở các quốc gia giàu có, không năng động lẫn nguy cơ “quá nóng” ở các nền kinh tế đang phát triển.
"Nó là một trong những động lực chính sách khó nhất, một trong những thách thức phức tạp nhất mà tôi trải qua, tất nhiên là trong cuộc đời tôi, " Angel Gurria, người đứng đầu của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã nói.
Gia tăng tập trung vào cạm bẫy trong chính sách của các quốc gia giàu có là một phần trong phiên làm việc tại Quỹ tiền tệ thế giới để chú ý hơn nữa vào các thế lực mới nổi lên đang có uy thế cao.
Các quốc gia như là Braxin đã cố đối phó với làn sóng theo đuổi lợi nhuận từ "đồng tiền nóng" làm tăng tỷ lệ lạm phát.
Chủ tịch ngân hàng thế giới Robert Zoellick gọi giá lương thực tăng là "hiểm hoạ lớn nhất đối với những người nghèo trên thế giới."
Ngân hàng Thế giới ước tính việc tăng thêm 10 phần trăm nữa trong chỉ số giá thực phẩm có thể làm tăng thêm 10 triệu người nữa vào con số 44 triệu người đã bị đẩy vào cảnh nghèo khổ trong năm vừa qua.
Nhận thức được sự phản đối kịch liệt của một số quốc gia mới nổi lên đối với giới hạn về cách họ quản lý dòng tiền vào để đẩy giá lên, các thành viên Quỹ tiền tệ thế giới cho biết chính sách lãnh đạo các nhà đầu tư theo đuổi lợi nhuận cao trong nền kinh tế mới nổi khác cũng cần phải giám sát.
Tharman cho biết lạm phát ở thế giới đang phát triển, nếu không kiềm chế được, có thể lan rộng ra các nền kinh tế giàu có vốn đã gánh vác sự thâm hụt lớn. Điều đó sẽ đẩy chi phí vay mượn tăng lên và đe doạ sự phục hồi tình trạng suy thoái toàn cầu tệ hại nhất trong mấy thập niên qua.
Ủy ban Quỹ tiền tệ thế giới cho biết kinh tế toàn cầu hiện đang vững mạnh nhưng cách hành động chính sách là cần thiết đối với "những rủi ro đáng kể" đã nêu trên.
Cơ quan này cũng tìm kiếm đề xuất để làm vững mạnh sự giám sát của Quỹ tiền tệ thế giới đối với "các quốc gia đưa ra rủi ro hệ thống lớn nhất."