Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Why are my ears ringing?
Vì sao tôi bị ù tai?
It is not a single disease but a symptom of an underlying condition. Nearly 36 million Americans suffer from this disorder. In almost all cases, only the affected person can hear the noise.
Đây không phải là một bệnh riêng lẻ mà là triệu chứng của một chứng bệnh tiềm ẩn nào đó. Ở Mỹ, có khoảng 36 triệu người mắc bệnh ù tai và trong hầu hết các trường hợp thì chỉ có người bệnh mới có thể nghe được những âm thanh bất thường như trên.
Why are my ears ringing

What is tinnitus?

Tinnitus is a ringing, swishing, or other type of noise that seems to originate in the ear or head. In many cases, it is not a serious problem but rather a nuisance that needs resolving. Rarely, however, tinnitus can represent a serious medical health condition.

It is not a single disease but a symptom of an underlying condition. Nearly 36 million Americans suffer from this disorder. In almost all cases, only the affected person can hear the noise.

Some head noise is normal

If a person goes into a soundproof booth and normal outside noise is diminished, he or she becomes aware of these normal sounds. We usually are not aware of these normal body sounds, because outside noise masks them. Anything, such as ear wax or a foreign body in the external ear, that blocks these background sounds will cause us to be more aware of the sounds in our heads.

What causes tinnitus?

Tinnitus can originate from any of the following areas: the outer ear, middle ear, inner ear; or it can be due to abnormalities in the brain. Common causes of tinnitus include the following:

    * Fluid, infection, or disease of the middle ear bones or ear drum (tympanic membrane)

    * Damage to the microscopic endings of the hearing nerve in the inner ear (advanced aging is generally accompanied by a certain amount of hearing nerve impairment)

    * Loud noise exposure, such as loud noises from firearms, and highly intense music

    * Medications (for example, aspirin)

    * Meniere's syndrome

    * In rare situations, tinnitus can be a symptom of serious problems such as a brain aneurysm or acoustic nerve tumor.

How is tinnitus evaluated?

A medical history, physical examination, and a series of special tests can help determine precisely where the tinnitus is originating. It is helpful for the doctor to know if the tinnitus is constant, intermittent, or pulsating (synchronous with the heartbeat, referred to as pulsatile tinnitus), or if it is associated with hearing loss or loss of balance (vertigo or vestibular balance disorders). All individuals with persisting unexplained tinnitus need a hearing test (audiogram). Patterns of hearing loss may lead the doctor to the diagnosis.

Other tests, such as the auditory brain stem response (ABR), a computerized test of the hearing nerves and brain pathways, computer tomography scan (CT scan), or magnetic resonance imaging (MRI scan) may be needed to rule out a tumor occurring on the hearing or balance nerve. These tumors are rare, but they can cause tinnitus.

What is the treatment of tinnitus?

After a careful evaluation, your doctor may find an identifiable cause and be able to treat or make recommendations to treat the tinnitus. Once you have had a thorough evaluation, an essential part of treatment is your own understanding of tinnitus (what has caused it, your specific symptoms, and options for treatment).

Tinnitus medications

In many cases, there is no specific treatment for tinnitus. It may simply resolve on its own, or it may be a permanent disability that the person will have to "live with." Some otolaryngologists (ear specialists) have recommended niacin to treat tinnitus. However, there is no scientific evidence to suggest that niacin helps reduce tinnitus, and it may cause problems with skin flushing. The drug gabapentin (Neurontin, Gabarone) was studied in high doses and was found to reduce the annoyance level of the tinnitus in some patients, but it did not decrease the volume of the noise and was not found to be better than placebo.

In patients who suffer from related depression, nortriptyline (Pamelor, Aventyl) is the most helpful treatment. Selective serotonin reuptake inhibitor (SSRI) antidepressants appear to have a better safety record compared to tricyclic antidepressants. Sertraline (Zoloft) at fixed doses and paroxetine (Paxil) at low doses have been shown to be helpful. In a 2009 study by Jalai, alprazolam (Xanax) improved VAS (visual analog scale) scores in patients with tinnitus who did not have anxiety or depression disorders.

Relief remedies for tinnitus

Some common and easy remedies, such as the following, may be of benefit to some individuals:

    * Reduce or avoid caffeine and salt intake, and quit smoking.

    * Some individual's with tinnitus have been found to have lower zinc levels and may benefit from zinc supplementation.

    * Melatonin may help those who suffer with tinnitus, particularly those with disturbed sleep due to tinnitus.

    * Ginkgo biloba has been touted as a natural tinnitus remedy, but to date, controlled studies have not shown to be effective.

    * Some behavioral and cognitive therapies that have been successful include retraining therapy, masking, and behavioral therapy.

Can tinnitus be prevented?

The only real prevention for tinnitus is to avoid damaging your hearing. Most causes other than hearing loss do not have prevention strategies. However, there are several things you can do to protect yourself from noise-related tinnitus. These tips will be described in the following slides.

Tinnitus prevention tip #1

Do not use cotton swabs to clean your ears. This can cause a wax impaction against your eardrum, which can cause tinnitus.

Tinnitus prevention tip #2

Protect your hearing at work. Your workplace should follow Occupational Safety & Health Administration (OSHA) regulations. Wear earplugs or earmuffs and follow hearing conservation guidelines set by your employer.

Tinnitus prevention tip #3

When around any noise that bothers your ears (a concert, sporting event, hunting) wear hearing protection to reduce noise levels. Wear protective earplugs or earmuffs if you cannot avoid loud noises. Do not use wadded-up tissue or cotton balls since they may become lodged in the ear canal and do not protect adequately against the more dangerous high frequencies and loud noises.

Tinnitus prevention tip #4

Be careful when using music headphones. If the music is so loud that others can hear it clearly or you can't hear other sounds around you, the volume is too high.

Tinnitus prevention tip #5

Even everyday noises, such as blow-drying your hair or operating a lawn mower, can require hearing protection. Keep earplugs or earmuffs handy for these activities.

Tinnitus prevention tip #6

Cut back on or stop drinking alcohol and beverages that contain caffeine. Don't smoke or use smokeless tobacco products (secondhand smoke also affects those around you and may contribute to SIDS, ear infections, and asthma in children). Nicotine use may cause tinnitus by reducing blood flow to the structures of the ear.

Tinnitus prevention tip #7

Tinnitus occurs more frequently in obese adults. Exercising regularly and maintaining a healthy weight improves blood flow to the structures of the ear and may prevent tinnitus.

Is there anything to lessen the intensity of tinnitus?

    * Avoid exposure to loud sounds and noises.

    * Control your blood pressure.

    * Decrease your salt intake.

    * Avoid nerve stimulants such as coffee and colas (caffeine) and tobacco (nicotine).

    * Reduce your anxiety.

    * Stop worrying about the tinnitus. The more you worry and concentrate on the noise, the louder it will become.

    * Get adequate rest and avoid fatigue.

    * Exercise regularly.

    * Utilize a soft noise (for example a ticking clock, a radio, a fan, or white noise machine).

    * Biofeedback may help or diminish tinnitus in some individuals.

    * Avoid aspirin or aspirin products in large quantities.

Vì sao tôi bị ù tai

Chứng ù tai là gì?

Bệnh nhân bị ù tai nghe thấy nhiều tiếng động vo ve, ù ù, sột soạt, vun vút hoặc bất kỳ âm thanh nào khác được cảm giác như là xuất phát từ trong lỗ tai hoặc trong đầu. Thông thường thì chứng bệnh ù tai không phải là vấn đề gì nghiêm trọng nhưng làm cho người bệnh cảm thấy hơi khó chịu và phiền phức rất muốn chữa lành. Tuy nhiên, chứng ù tai trong trường hợp bất thường cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào đó.

Đây không phải là một bệnh riêng lẻ mà là triệu chứng của một chứng bệnh tiềm ẩn nào đó. Ở Mỹ, có khoảng 36 triệu người mắc bệnh ù tai và trong hầu hết các trường hợp thì chỉ có người bệnh mới có thể nghe được những âm thanh bất thường như trên.

Một số âm thanh bên trong đầu là bình thường

Khi cho một người vào phòng cách âm và giảm âm thanh bình thường bên ngoài thì người ấy sẽ bắt đầu cảm thấy những âm thanh bình thường này. Chúng ta thường không để ý và không nhận ra những âm thanh bình thường phát ra từ bên trong cơ thể bởi tiếng động bên ngoài đã làm át mất. Bất kỳ vật gì, chẳng hạn như ráy tai hoặc một dị vật nào đó làm bịt ống tai ngoài sẽ làm cho chúng ta nhận thức rõ hơn những âm thanh từ bên trong đầu.

Các nguyên nhân gây ù tai

Những âm thanh bất thường gây ù tai có thể xuất phát từ một trong những thành phần cấu tạo tai dưới đây: tai ngoài, tai giữa, tai trong; hoặc có thể do những bất thường nào đó trong não bộ. Các nguyên nhân thường thấy của chứng bệnh ù tai gồm:

* Dịch tai, viêm tai, hoặc một bệnh lý nào đó ở vùng xương tai giữa hoặc màng nhĩ

* Tổn thương ở các đầu dây thần kinh thính giác rất nhỏ của tai trong (thông thường thì tuổi tác tỉ lệ thuận với chứng suy yếu thần kinh thính giác)

* Việc tiếp xúc với tiếng ồn lớn, chẳng hạn như tiếng súng nổ, tiếng nhạc mở lớn

* Một số loại thuốc (chẳng hạn như thuốc aspirin)

* Hội chứng Meniere (bệnh lý gồm những cơn chóng mặt lặp đi lặp lại kèm theo ù tai và điếc dần tai bị bệnh)

* Hiếm khi ù tai cũng có thể là một triệu chứng của các vấn đề nghiêm trọng chẳng hạn như phình mạch não hoặc khối u dây thần kinh thính giác.

Xác định chứng bệnh ù tai như thế nào?

Tiền sử sức khỏe của bệnh nhân, kết quả khám sức khỏe và một loạt các xét nghiệm đặc biệt khác có thể giúp xác định chính xác căn nguyên của chứng ù tai. Điều này cũng rất cần thiết cho bác sĩ để xác định xem liệu chứng ù tai này là liên tục, từng cơn hay theo nhịp mạch (xuất hiện tương ứng với nhịp tim, đây là chứng ù tai đồng nhịp tim), hay nó lại liên quan với tình trạng giảm thính lực hoặc mất thăng bằng (chóng mặt hoặc rối loạn tiền đình). Người bị ù tai dai dẳng không biết nguyên nhân cần phải làm xét nghiệm thính lực (thính lực đồ / đồ thị nghe / âm đồ). Một số trường hợp bệnh nhân mất thính lực có thể giúp cho bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân.

Một số xét nghiệm khác, chẳng hạn như nghiệm pháp đánh giá đáp ứng của não bộ về thính giác(ABR), đây là xét nghiệm kiểm tra các dây thần kinh thính giác và chuỗi phản ứng hoá sinh trong não bộ sử dụng máy điện toán, chụp cắt lớp điện toán (CT scan), hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI scan) có thể giúp loại bỏ khối u trên dây thần kinh thính giác hoặc dây thần kinh tiền đình (dây thần kinh giúp cơ thể giữ được thăng bằng trong không gian). Các khối u này rất hiếm gặp, nhưng có thể là nguyên nhân gây ra chứng ù tai.

Phương pháp điều trị chứng ù tai

Sau khi khám và xác định kỹ lưỡng, bác sĩ có thể phát hiện ra nguyên nhân cụ thể gây bệnh và có phát đồ điều trị hoặc đề ra giải pháp điều trị cho bệnh nhân. Khi bạn đã được kiểm tra và xác định bị ù tai thì quan trọng là bạn phải tự mình có khái niệm hiểu biết về căn bệnh này (nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng đặc trưng, và lựa chọn phương pháp điều trị).

Thuốc trị ù tai

Thường thì không có phương pháp đặc trị nào đối với bệnh ù tai. Nó có thể tự khỏi hoặc có thể sẽ mãi là thương tật vĩnh viễn mà người bệnh phải “sống chung”. Một số bác sĩ tai mũi họng (bác sĩ chuyên khoa tai) đã cho sử dụng ni-a-xin để chữa ù tai. Tuy nhiên, không có một bằng chứng khoa học nào cho thấy ni-a-xin có thể giúp làm giảm ù tai cả, và nó có thể còn gây nhiều vấn đề kích ứng làm đỏ da. Thuốc động kinh (Neurontin, Gabarone) được nghiên cứu thí nghiệm ở liều cao có kết quả làm giảm khó chịu do ù tai đối với một số bệnh nhân, nhưng nó không làm giảm âm lượng tiếng ồn và không có kết quả tốt hơn so với thuốc trấn an.

Đối với những bệnh nhân bị suy nhược, trầm cảm liên quan đến ù tai thì liệu pháp sử dụng nortriptyline (Pamelor, Aventyl) – hợp chất thuốc an thần và trị trầm cảm là liệu pháp hữu hiệu nhất. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) có kết quả an toàn hơn so với thuốc chống suy nhược. Thuốc Sertraline (Zoloft) ở liều cố định và paroxetine (Paxil) ở liều thấp cho kết quả khả quan. Công trình nghiên cứu của Jalai năm 2009 cho thấy alprazolam (Xanax) đã cải thiện được thước đo điểm đau / thước đánh giá mức độ đau đối với những bệnh nhân bị ù tai không bị rối loạn lo âu hoặc trầm cảm.

Các biện pháp giúp giảm ù tai

Một số biện pháp thường thấy và dễ sử dụng dưới đây có thể có ích đối với một số bệnh nhân bị ù tai:

* Giảm hoặc tránh cà-phê-in và lượng muối hấp thu vào cơ thể, bỏ thuốc lá.

* Một số người bị ù tai do thiếu kẽm có thể giảm được bệnh nhờ bổ sung kẽm.

* Mê-la-tô-nin cũng có thể có hiệu quả tốt đối với bệnh nhân ù tai, nhất là với người bị rối loạn giấc ngủ do ù tai.

* Thuốc bột làm bằng lá cây bạch quả đã nhiều người biết đến như một bài thuốc thiên nhiên trị ù tai, nhưng cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu đã được kiểm tra cũng không cho kết quả tốt như vậy.

* Một số liệu pháp hành vi và dựa theo kinh nghiệm đã cho kết quả thành công gồm liệu pháp tập luyện lại, liệu pháp mặt nạ, và liệu pháp hành vi.

Chứng ù tai có thể phòng tránh được không?

Biện pháp phòng ngừa ù tai thực sự duy nhất là nên tránh làm tổn thương đến thính giác của bạn. Ngoài chứng mất thính lực thì hầu hết các nguyên nhân gây bệnh khác đều không có biện pháp phòng tránh. Tuy nhiên cũng có một vài cách có thể giúp bạn tự bảo vệ khỏi bệnh ù tai do tiếng ồn. Những biện pháp ấy sẽ được miêu tả trong những khung hình dưới đây.

Biện pháp 1

Không nên sử dụng miếng gạc bông để làm sạch lỗ tai. Gạc bông có thể làm cho ráy tai cọ xát vào màng nhĩ, gây ù tai.

Biện pháp 2

Bảo vệ tai, bảo vệ thính giác ở nơi làm việc. Chỗ làm việc của bạn nên tuân thủ theo những nguyên tắc của Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA). Hãy mang nút bịt tai hoặc mũ che tai và thực hiện theo các hướng dẫn bảo vệ tai của người quản lý.

Biện pháp 3

Khi phải ở một môi trường với nhiều âm thanh, tiếng động làm phiền nhiễu đến tai bạn (ở buổi hoà nhạc, sự kiện thể thao, cuộc đi săn) bạn nên mang đồ bảo vệ tai để làm giảm âm lượng tiếng ồn. Hãy mang nút bịt tai hoặc mũ che tai bảo vệ nếu không tránh được tiếng ồn lớn. Không nên nhét tai bằng nùi vải hoặc cuộn bông bởi chúng có thể kẹt ở ống tai và không bảo vệ đủ khỏi các tần số cao nguy hiểm hơn và các tiếng động mạnh.

Biện pháp 4

Nên cẩn thận khi sử dụng tai nghe nhạc. Nếu nhạc quá to đến nỗi người khác có thể nghe được rõ ràng hoặc bạn không nghe các tiếng động khác xung quanh mình thì lúc ấy âm lượng của bạn quá cao rồi đấy.

Biện pháp 5

Ngay cả đối với các tiếng ồn hằng ngày, chẳng hạn như tiếng máy sấy tóc hoặc tiếng máy cắt cỏ thì bạn cũng cần phải bảo vệ tai. Hãy mang theo nút bịt tai hoặc mũ che tai khi làm các công việc này nhé.

Biện pháp 6

Hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu bia và các thức uống chứa cà-phê-in. Không nên hút thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá không khói (khói thuốc do người khác hút cũng gây ảnh hưởng đến những người xung quanh bạn và có thể gây SIDS-hội chứng đột tử ở trẻ dưới 1 tuổi, viêm tai, và hen suyễn ở trẻ em). việc sử dụng ni-cô-tin cũng có thể gây ù tai bằng cách làm giảm lưu thông máu đến các cấu trúc tai.

Biện pháp 7

Chứng ù tai thường xảy ra ở người lớn béo phì nhiều hơn. Chế độ luyện tập thường xuyên và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp làm tăng lưu thông máu đến các cấu trúc tai và có thể giúp phòng tránh được bệnh ù tai.

Có cách nào làm giảm cường độ của tiếng ù tai không?

* Tránh tiếp xúc với những âm thanh và tiếng ồn lớn.

* Kiểm soát huyết áp của mình.

* Hạn chế lượng muối hấp thu vào cơ thể.

* Tránh các chất kích thích thần kinh chẳng hạn như cà phê và cô-la (cà-phê-in) và thuốc lá (ni-cô-tin).

* Hạn chế lo âu.

* Đừng lo lắng về chứng ù tai nữa. Bạn càng lo và để ý đến tiếng ồn thì tiếng ồn càng trở nên lớn hơn.

* Nghỉ ngơi đầy đủ và tránh mệt mỏi.

* Tập thể dục thường xuyên.

* Sử dụng tiếng động khe khẽ, nhẹ nhàng (chẳng hạn như tiếng đồng hồ tíc tắc, tiếng máy ra-đi-ô, tiếng máy quạt, hoặc tiếng máy tạp âm trắng)

* Phản hồi sinh học cũng có thể giúp hoặc làm giảm tiếng ù tai ở một số người.

* Tránh sử dụng thuốc aspirin hoặc các sản phẩm aspirin ở số lượng lớn.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.