Định nghĩa truyền thống về tài sản xác định một tài sản là bất cứ thứ gì bạn sở hữu mà có một số giá trị về mặt tiền bạc. Định nghĩa này đúng và có vẻ hợp lý, nhưng nó hoàn toàn vô dụng trong trường hợp đề cập đến việc tạo ra của cải. Chẳng hạn, theo định nghĩa, cái xe nằm bên con đường vào nhà bạn hay thậm chí chiếc tivi đặt trong phòng khách của bạn là những tài sản. Người có nhiều của cải thì giàu có vì họ sở hữu nhiều tài sản kia mà, đúng không? Nhưng những "tài sản" này - cái xe hoặc cái tivi - giúp bạn tạo ra nhiều của cải như thế nào. Một cách ngắn gọn, chúng không giúp gì cả!
Đúng là để được giàu có, bạn cần có nhiều tài sản, nhưng những tài sản này phải thuộc một loại nhất định nào đó. Trong phạm vi tạo ra của cải, chúng ta cần định nghĩa các tài sản một cách khác nhau sao cho có thể dễ dàng phân biệt những tài sản giúp chúng ta giàu có như chứng khoán hoặc bất động sản đầu tư và những tài sản không giúp gì cả, như xe hơi và tivi mà chúng ta đã thấy. Về phương diện tạo ra của cải, chúng ta có thể định nghĩa tài sản là tài sản tốt hoặc tài sản xấu.
Những tài sản tốt, khi chúng là của bạn, chúng gửi tiền vào tài khoản ngân hàng của bạn. Đó là cổ phiếu, trái phiếu, tiền trong quỹ đầu tư tín thác, hàng hoá, bất động sản đầu tư, hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn, tiền trong quỹ đầu tư mạo hiểm, và vân vân. Tất cả những tài sản này có khả năng mang tiền về cho bạn. Chúng thường được gọi là các khoản đầu tư.
Tài sản xấu thì lấy tiền khỏi tài khoản ngân hàng của bạn. Đó là xe cộ, nhà cửa, quần áo, ti vi, đầu đĩa, điện thoại di động, đồ nội thất, đĩa CD, Xbox, tàu thuyền, và vân vân. Những tài sản xấu lấy tiền khỏi túi bạn theo 3 cách chính: tốn tiền mua, tốn tiền để giữ gìn và có chi phí cơ hội, chi phí đại diện cho các quyền lợi và cơ hội bị bỏ qua mà có thể nhận về hoặc kiếm được từ cơ hội đó.
Những loại tài sản bạn có cũng như số lượng bạn nắm giữ phần lớn xác định được bạn thuộc tầng lớp giàu có nào. Vấn đề là người ta thường không phân biệt tài sản tốt và xấu. Bảng dưới đây sẽ tóm tắt mối liên hệ giữa loại tài sản và tầng lớp giàu có:
Nghèo: có ít đến không có tài sản xấu và không có tài sản tốt (các khoản đầu tư)
Trung lưu: có nhiều tài sản xấu và có ít đến không có tài sản tốt
Giàu có: tài sản xấu ở mức tối thiểu và có rất nhiều tài sản tốt (đối chiếu với của cải của họ)
Người ta có 3 nguồn thu nhập tiềm năng chính:
1. Chủ động - lương
2. Thụ động – bất động sản, tiền bản quyền sáng chế, doanh nghiệp sở hữu và hợp đồng bản quyền
3. Danh mục đầu tư – đầu tư công cụ nợ chẳng hạn cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư tín thác
Chúng ta có thể chia nhỏ tài sản thành 3 loại có liên quan đến 3 loại thu nhập tiềm năng:
1. Cá nhân – làm thuê và làm nghề tự do
2. Đầu tư thụ động
a. bất động sản, tiền bản quyền sáng chế, thoả thuận bản quyền
b. doanh nghiệp
3. Đầu tư theo danh mục – các khoản đầu tư công cụ nợ chẳng hạn cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư tín thác, bảo hiểm
Người giàu có nhiều của cải vì họ sở hữu những tài sản thụ động và thuộc loại danh mục đầu tư mà tạo ra thu nhập thụ động và thu nhập từ danh mục đầu tư. Họ không phải dựa vào tài sản thuộc loại tài sản cá nhân để có thu nhập, loại tài sản cho thu nhập bị hạn chế vì phải mất nhiều thời gian làm việc mới có được. Tài sản thụ động và danh mục đầu tư không bị giới hạn như thế. Những loại tài sản không giới hạn thu nhập này sẽ tiếp tục tạo ra thu nhập bất kể chủ sở hữu chúng có làm việc hay không và chúng có thể được người ta sở hữu không bị hạn chế về mặt lý thuyết, nghĩa là về lý thuyết những tài sản này tạo ra thu nhập không giới hạn. Người giàu nắm rõ quy luật này, nên họ dồn sức vào việc mua lại những tài sản thụ động và thuộc loại danh mục đầu tư càng nhiều càng tốt.
Người nghèo không nắm bắt được như vậy, nên họ chỉ có thu nhập từ tài sản thuộc loại cá nhân và luôn chú trọng vào việc tăng lương thêm của mình, mà số tiền lương ấy thì luôn bị giới hạn.
Bảng mô tả tài sản và thu nhập của bạn trông như thế nào?