Uống rượu khi mang thai đi kèm với tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, và sinh thiếu ký. Nhưng có những báo cáo trái ngược nhau về lượng rượu, nếu có, là an toàn cho phụ nữ mang thai. Nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí quốc tế mở Biomed Central Thai kỳ và Sinh sản BMC xem xét lượng rượu người mẹ uống trong giai đoạn đầu thai kỳ và cho thấy ảnh hưởng của việc này trên em bé của họ.
Các nhà nghiên cứu ở Dublin phỏng vấn hơn 60.000 phụ nữ mang thai trong buổi hẹn khám thai tại bệnh viện của họ, thường tại 10-12 tuần sau khi thụ thai. Những phụ nữ này được hỏi về cuộc sống gia đình, nghề nghiệp, quốc tịch, cũng như thói quen uống rượu của họ trước khi đi khám thai. Dữ liệu này được so sánh với dữ liệu từ các hồ sơ khai sinh và báo cáo từ các đơn vị chăm sóc em bé đặc biệt.
Trong khi khoảng 1/5 trong số các phụ nữ này cho biết họ không bao giờ uống rượu, 71% uống rượu thường xuyên (0-5 đơn vị / tuần). Trong nhóm ít uống rượu có 1 trường hợp mắc hội chứng nhiễm rượu ở bào thai, vì vậy có thể một vài phụ nữ đã đánh giá thấp (hoặc báo cáo ít đi) lượng rượu mà họ uống. Nhìn chung, hội chứng nhiễm rượu ở bào thai xảy ra không thường xuyên như mong đợi trong nghiên cứu này, có thể do nó không được nhận biết bởi nhân viên y tế hoặc chỉ trở nên rõ ràng sau khi mẹ và em bé đã xuất viện.
10% phụ nữ có thai uống lượng cồn vừa phải (6-20 đơn vị một tuần). Những phụ nữ này cũng có nhiều khả năng hút thuốc, có công việc và chăm sóc sức khoẻ cá nhân so với những người không bao giờ uống. Chỉ 2 trong 1000 người thừa nhận là mình nghiện rượu (uống hơn 20 đơn vị mỗi tuần). Những phụ nữ này hầu hết còn trẻ và đã dùng ma túy bất hợp pháp.
Những người uống rượu nhiều và nghiện rượu thường là người lần đầu tiên làm mẹ (không có gì ngạc nhiên khi việc mang thai ngoài ý muốn thường đi kèm với nghiện rượu). Nghiện rượu nặng cũng liên quan đến sinh thiếu tháng rất nhiều, và do đó tất cả các vấn đề mà trẻ sinh non có thể mắc phải bao gồm cả nguy cơ bệnh tật tăng khi đã là người trưởng thành. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về sự xuất hiện của các khuyết tật bẩm sinh hoặc các khuyết tật khác bất kể lượng rượu tiêu thụ.
Giáo sư Murphy cho biết, “Nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết của phát hiện nhạy việc lạm dụng rượu trong thai kỳ và ngăn ngừa sớm để giảm đến tối thiểu các nguy cơ đối với thai nhi đang phát triển. Chúng tôi đề nghị cần có các nghiên cứu sâu hơn nữa trước khi cho rằng các lượng nhỏ rượu là an toàn.”
Trích dẫn
"Tỷ lệ, dự đoán và các kết quả chu sinh của việc uống rượu đối với thai kỳ – nghiên cứu đoàn hệ lịch sử trong dân số đô thị thuộc sản khoa tại Ireland"
Aoife Mullally, Brian J Cleary, Joe Barry, Tom P Fahey và Deirdre J Murphy
Thai kỳ và Sinh sản BMC