Theo một nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, gần 20 triệu người ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phải chịu cảnh nghèo đói vào năm ngoái do giá lương thực tăng lên. Liên Hiệp Quốc nói rằng các chính phủ trong khu vực này cần kiểm soát lạm phát tốt hơn, nếu không thì sẽ có thêm hàng triệu người nữa có thể lâm vào nghèo đói.
Nghiên cứu này nói rằng giá lương thực tăng cao làm cho 19,4 triệu người ở Châu Á - Thái Bình Dương không thoát được cảnh nghèo đói.
Uỷ ban kinh tế và xã hội của Liên Hiệp Quốc về Châu Á - Thái Bình Dương tại Bangkok nói rằng thời tiết xấu ở các nước sản xuất lương thực chủ yếu làm cho giá một số mặt hàng nhảy vọt so với năm ngoái.
Liên Hiệp Quốc nói rằng người nghèo trong vùng này tiêu tới 70 phần trăm thu nhập của họ cho lương thực và lạm phát ảnh hưởng đến họ nhiều nhất.
Chi phí dành cho lúa mì tăng gần 80 phần trăm trong năm qua, trong khi chi phí cho dầu ăn tăng 65 phần trăm.
Nagesh Kumar, nhà kinh tế học hàng đầu của Uỷ ban kinh tế và xã hội của Liên Hiệp Quốc về Châu Á - Thái Bình Dương nói rằng nếu giá tiếp tục tăng thì sẽ có thêm hàng triệu người nữa có thể phải chịu cảnh nghèo đói.
"Tuỳ vào mức độ tăng giá mà chúng tôi ước tính khoảng 10 tới 42 triệu người sẽ bị ảnh hưởng vào năm 2011, những người này hoặc là lâm vào cảnh nghèo đói hoặc là không thể thoát nghèo" Kumar nói. "Vì vậy, điều này trở thành vấn đề rất đáng quan tâm."
Giá gạo bán lẻ, sản phẩm chính của châu Á, tăng 33 phần trăm ở Băng-la-đét và tăng 23 phần trăm ở Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a. Nhưng người ta kỳ vọng là các nhà sản xuất chính trong vùng này là Thái Lan và Việt Nam đang được mùa sẽ giữ được giá gạo ổn định.
Mặc dù vậy, Kumar nói các chính phủ trong khu vực này cần hành động để ngăn giá lương thực vượt khỏi tầm kiểm soát.
"Các bạn biết là các quốc gia như Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Băng-la-đét, và thậm chí một số quốc gia ở Đông Nam Á như là In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Phi-líp-pin, rất dễ bị ảnh hưởng," ông nói thêm. "Vì vậy, chúng ta cần thực sự chú ý tới các quốc gia này, kiềm chế giá lương thực càng nhiều càng tốt, rồi đồng thời chúng ta chú ý tới việc cải tiến năng suất nông nghiệp. "
Để kiềm chế giá lương thực, Uỷ ban kinh tế và xã hội của Liên Hiệp Quốc về Châu Á - Thái Bình Dương nói rằng trong ngắn hạn các quốc gia này có thể siết chặt chính sách tiền tệ, giảm thuế và thuế nhập khẩu, và nới lỏng đối với hàng nhập khẩu trong khi ̉i chịucảnhưng là tăng dự trữ lương thực.
Liên Hiệp Quốc nói rằng các quốc gia này cũng đừng nên lơ là những việc như đầu tư nông nghiệp, chuyển đổi một số ngũ cốc thành nhiên liệu sinh học và đầu tư có tính chất đầu cơ.