Hồng Kông - Mức tăng trưởng kinh tế của châu Á sẽ dễ dàng đạt mức dưới 8% trong hai năm tiếp trên đà phục hồi vững chắc của khu vực này, Ngân hàng Phát triển Châu Á đã phát biểu hôm thứ Tư, đồng thời cảnh báo mối đe doạ từ tình hình tăng giá lương thực sẽ khiến thêm nhiều người dân lâm vào cảnh nghèo khổ.
Một công ty cho vay ở Manila cho biết tình hình phục hồi kinh tế khu vực này khá vững chắc mặc dù tỉ lệ tăng trưởng vẫn thấp hơn so với năm 2010 là 9%, khi vẫn đang trên con đường hồi phục mạnh mẽ từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo báo cáo kinh tế hàng năm của ngân hàng này về khu vực châu Á, 45 nền kinh tế mới đi vào công nghiệp hoá hoặc đang phát triển, ngoại trừ Nhật Bản - dự báo sẽ tăng 7,8% trong năm 2011 và 7,7% vào năm 2012.
Trưởng ban kinh tế ADB Changyong Rhee đã phát biểu: "Một châu Á đang phát triển vốn cho thấy khả năng phục hồi nhanh chóng sau đợt suy thoái toàn cầu, giờ đây đang ra sức phục hồi và tăng trưởng vượt trội thấy được ở hai gã khổng lồ trong khu vực - Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Ấn Độ - sẽ tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng khu vực và toàn cầu."
Tuy nhiên, ngân hàng này cũng cảnh báo là vấn đề lạm phát vẫn còn là một trong những thách thức lớn nhất đối với châu Á, với dự báo về giá cả sẽ tăng 5,3% trong năm nay trước khi giảm xuống còn 4,6% vào năm tới.
Các quốc gia đang phát triển của châu Á tập trung hai phần ba dân số nghèo của cả thế giới - khoảng 600 triệu người – đang có khuynh hướng phải bỏ nhiều tiền hơn để mua thực phẩm và sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi giá lương thực mỗi lúc một tăng.
Báo cáo này nhận xét: "Điều này sẽ khiến tình trạng bất bình đẳng về thu nhập trầm trọng hơn và có khả năng dẫn đến những căng thẳng trong xã hội."
Nền kinh tế yếu kém của Hoa Kỳ, vấn đề khoản nợ quốc gia ở nhiều nước sử dụng đồng tiền chung euro và sự tái thiết của Nhật Bản từ thảm hoạ kép động đất và sóng thần ngày 11 tháng ba cũng là những mối nguy cơ khác ảnh hưởng tình hình tăng trưởng.
Giá dầu cao bắt nguồn từ tình trạng bất ổn ở Trung Đông cũng có thể ngầm phá hoại công cuộc phục hồi ở châu Á, ngân hàng cho biết, trong khi cần lưu ý rằng khủng hoảng rò rỉ phóng xạ xảy ra tại nhà máy hạt nhân Nhật Bản bị sóng thần tàn phá đang làm dấy lên sự lo ngại về thế hệ hạt nhân được sử dụng như một nguồn năng lượng.
ADB khuyến khích các nền kinh tế mới nổi lên của châu Á nên đẩy mạnh mô hình liên kết "Nam liền Nam" giữa các quốc gia đang phát triển ở Nam bán cầu để tránh sự lệ thuộc vào các quốc gia công nghiệp giàu có ở phía tây và Nhật Bản, vốn có nền kinh tế đã suy yếu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Để phác thảo dự báo, ADB giả định nền kinh tế của Nhật Bản sẽ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn cỡ 1,5% trong năm nay và 1,8% vào năm 2012.
Giả sử cuộc khủng hoảng hạt nhân Nhật Bản không trầm trọng đi thì ảnh hưởng lâu dài của thảm hoạ đối với sự tăng trưởng sẽ không còn đáng lo ngại và thậm chí nó có thể thúc đẩy hơn nữa khi quốc gia này chi tiêu vào việc tái thiết.
Điều này cũng tác động không đồng đều đến phần còn lại của châu Á, vì một số quốc gia sẽ được hưởng lợi từ việc tăng xuất khẩu vật liệu xây dựng, trong khi một số nước khác lại thiếu nhu cầu vì tình trạng sản xuất hỗn loạn.
Các nền kinh tế Đông Á bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Nam Triều Tiên sẽ tăng trưởng mạnh nhất, với mức 8,4 % vào năm 2011 và 8,1% vào năm 2012.
ADB cho rằng sự mở rộng kinh tế của Trung Quốc sẽ tiếp tục bị điều khiển bởi chính sách đầu tư của chính phủ vào cơ sở hạ tầng và các tài sản cố định khác, mặc dù sẽ bị chậm lại khi kích thích tiêu dùng giảm và lãi suất tăng lên. Tăng trưởng xuất khẩu sẽ cũng chậm lại khi nhu cầu từ thị trường phương Tây vẫn tiếp tục trì trệ. ADB dự báo Trung Quốc sẽ tăng 9,6% vào năm 2011 và 9,2% vào năm 2012, thấp hơn mức 10,3% trong năm ngoái.
Nền kinh tế Ấn Độ vốn đã đạt mức 8,6% vào năm 2010, theo dự báo , sẽ tăng 8,2% vào năm 2011 trước khi vượt đến mức 8,8% vào năm 2012.
Đông Nam Á, bao gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia và Philippines, sẽ tăng trưởng 5,5% vào năm 2011 và 5,7% vào năm 2012. Indonesia, Việt Nam và Cam-pu-chia sẽ tăng hơn 6% trong năm nay và năm tới.