Nhiều bậc phụ huynh không biết chắc khi nào nên bắt đầu dạy cho con biết đi vệ sinh hoặc “huấn luyện đi vệ sinh.” Không phải bé nào cũng sẵn sàng làm việc này ở cùng một lứa tuổi như nhau, thế nên điều quan trọng là bố mẹ nên quan sát, theo dõi dấu hiệu sẵn sàng của trẻ, chẳng hạn như bé không nhúc nhích một vài giây hoặc nắm chặt tã của mình.
Hầu hết trẻ nhỏ đều bắt đầu có những dấu hiệu này từ tháng 18 đến tháng 24, mặc dù cũng có một số có thể biết sớm hơn hoặc trễ hơn. Bé trai thường bắt đầu trễ hơn và phải mất thời gian lâu hơn để học cách đi vệ sinh so với bé gái.
Thay vì sử dụng tuổi tác để làm mốc tính thời điểm sẵn sàng cho bé thì người ta tìm những dấu hiệu khác cho biết bé có thể đã sẵn sàng bắt đầu việc này, chẳng hạn như bé có thể:
* làm theo các hướng dẫn đơn giản
* hiểu được các từ ngữ nói về đi vệ sinh
* kiểm soát được các cơ bài tiết
* bày tỏ nhu cầu đi vệ sinh bằng lời nói
* giữ tã khô ráo suốt 2 tiếng đồng hồ trở lên
* đi đến được bô vệ sinh, ngồi lên bô, và đi khỏi bô
* kéo tã lót, tã quần dùng một lần, hoặc quần lót xuống được
* thích ngồi bô hoặc thích mặc quần lót
Vấn đề thời gian
Cũng có một số thời điểm hết sức căng thẳng hoặc khó khăn khiến bạn muốn hoãn việc bắt đầu tập cho con đi vệ sinh – đó là khi đi du lịch, khi bạn sắp sinh em bé kế tiếp, khi con đang chuyển từ giai đoạn ngủ nôi sang ngủ giường, khi cả gia đình phải dọn sang nhà mới, hoặc khi bé bị bệnh (nhất là khi bé bị tiêu chảy, thì việc này quả là gian nan). Bạn nên chờ cho đến khi môi trường xung quanh con mình ổn định và an toàn thì hãy nên bắt đầu tập cho bé đi vệ sinh nhé.
Bên cạnh đó, một vài chuyên gia cũng khuyến cáo nên bắt đầu “quá trình” này vào mùa hè bởi khi ấy trẻ thường mặc ít quần áo, nhưng cũng không nên đợi cho đến khi nào bé sẵn sàng rồi mới tập.
Phải mất thời gian bao lâu mới tập cho con đi vệ sinh được?
Tất nhiên là quá trình tập ngồi bô cho một em bé mới chập chững biết đi không phải đơn giãn, không phải là chuyện có thể làm được ngay một sớm một chiều. Nó thường phải mất từ 3 đến 6 tháng, mặc dù một số trẻ khác cũng có thể sớm hơn hoặc lâu hơn.
Và mặc dù một số trẻ nhỏ có thể biết đi vệ sinh buổi tối mà không làm ướt hay vấy bẩn lên người (hoặc lên giường) và có thể ngồi bô được trong khoảng chừng thời gian đó, cũng có thể phải mất thêm nhiều tháng hoặc thậm chí đến nhiều năm mới có thể giữ khô ráo được suốt đêm.
Các loại bô vệ sinh
Có 2 loại bô cơ bản thích hợp với bé:
1. ghế bô rời, có kích cỡ vừa vặn cho bé mới tập đi, có lòng rỗng có thể đổ vào nhà vệ sinh được
2. ghế bô cỡ vừa cho bé mới tập đi có thể lắp vào phía trên chỗ ngồi của nhà vệ sinh, cho bé cảm giác an toàn hơn và không sợ bị té
Nếu bạn chọn loại bồn cầu có thể điều chỉnh được cho bé thì hãy nên cân nhắc xem kiểu ghế ngồi có nấc đi vệ sinh xem sao để bé có thể ngồi vào bô thoải mái. Ghế ngồi vệ sinh cũng có thể giúp trẻ chống được chân khi đi tiêu nữa.
tốt nhất là thường các bé trai nên biết cách ngồi khi đi vệ sinh rồi hãy đứng tiểu. Với những bé vụng về – hoặc sợ sệt – việc đứng lên ghế để tiểu vào nhà vệ sinh thì ghế bô có lẽ là một lựa chọn hơn hẳn.
Bạn hãy mua bô hoặc ghế ngồi vệ sinh cho mỗi phòng vệ sinh ở nhà mình nhé. Thậm chí bạn cũng nên để dự phòng một cái trong thùng xe mình khi khẩn cấp nữa. Khi đi du lịch đường dài, nên nhớ chắc là phải mang theo ghế bô và cứ 1 đến 2 tiếng đồng giờ thì ngừng lại 1 lần. Nếu không thì bé có thể phải tốn nhiều thời gian hơn để tìm một nơi kín đáo hoặc tìm nhà vệ sinh công cộng.
Tã quần cho bé
Nhiều chuyên gia đôi khi cũng không đồng tình với quan điểm có nên sử dụng loại tã quần có thể bỏ đi không. Một số nghĩ rằng các tã quần đó chỉ lớn hơn tã lót một chút và có thể làm cho trẻ nghĩ chúng giống như tã lót vậy, do đó có thể làm chậm quá trình tập đi vệ sinh của bé.
Nhiều người lại cho rằng tã quần là bước đệm quan trọng và có ích giữa khi chuyển từ tã bọc sang quần lót. Vì khả năng kiểm soát bàng quang và ruột của trẻ vào ban đêm thường không nhanh nhẹn như ban ngày, thế nên nhiều phụ huynh chuộng cho con sử dụng tã quần vào buổi tối. Số khác thích quần tã bởi có thể tiện lợi khi đi chơi đây đó. Khi trẻ có thể giữ cho tã quần khô ráo được trong một vài ngày thì có thể chuyển sang cho bé mặc quần lót được.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ xem trẻ có nên sử dụng quần tã có thể bỏ đi khi ở giai đoạn chuyển tiếp từ tã sang quần lót không nhé.
Các vấn đề thường thấy
Trẻ được dạy đi vệ sinh trước thường gặp rắc rối khi sử dụng bô. Chẳng hạn như, đứa trẻ từ 2 hoặc 3 tuổi có em nhỏ có thể làm ngược lại (quay lại giai đoạn đi vệ sinh như trước)
Nhưng nếu bé đã được huấn luyện đi vệ sinh trước đó và hiện đang gặp khó khăn thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ cho chắc và loại trừ những thứ đại loại như nhiễm trùng.
Nếu bé của bạn đã 3 tuổi hoặc lớn hơn và chưa được tập ngồi bô, thì hãy thông báo cho bác sĩ biết, bác sĩ có thể tìm ra vấn đề và cho bạn lời khuyên nhằm làm cho quá trình này được dễ dàng và thoải mái hơn.
Bí quyết tập con trẻ đi vệ sinh
Thậm chí trước khi bé sẵn sàng cho việc thử ngồi bô này thì bạn cũng có thể chuẩn bị cho con bằng cách hướng dẫn con biết một số điều:
* Dùng các từ chỉ hành động đi vệ sinh (“đi tiểu”, “đi tiêu/ đi ị”, và “ngồi bô”).
* Bảo con cho bạn biết khi nào tã ướt hoặc bẩn.
* Nhận biết những trạng thái của con (“Có phải con sắp đi ị không?”) để bé có thể biết cách phân biệt đi tiểu và đi ị như thế nào.
* Đặt ghế bô cho bé có thể tập ngồi lên. Ban đầu, bé có thể mặc nguyên quần ngồi lên đó, rồi đến mặc nguyên tã, và khi đã sẵn sàng thì con bạn có thể ngồi lên bô với mông trần.
Nếu bạn đã quyết định là con mình đã sẵn sàng được rồi thì hãy ứng dụng những mẹo nhỏ sau đây nhé:
* Hãy dành ra một lúc nào đó để tập cho bé.
* Đừng cố ép con ngồi bô khi bé không muốn.
* Chỉ cho con cách ngồi vào chỗ vệ sinh và giải thích cho bé nghe là mình đang làm gì (con bạn sẽ học được bằng cách xem bạn thực hiện đấy). Bạn cũng có thể cho bé ngồi lên ghế bô và nhìn trong khi bạn – hoặc một trong những anh chị ruột của bé – đi vệ sinh nhé.
* Hãy tập cho con một thói quen hằng ngày. Chẳng hạn như, bạn có thể bắt đầu hướng dẫn bằng cách cho con ngồi bô sau khi ngủ dậy mà không ướt tã, hoặc sau khi uống nhiều nước từ 45 đến 60 phút. Bạn có thể quan sát trông chừng bé đi tiểu. Chỉ cho con ngồi bô một vài phút vài lần trong ngày, và để cho bé đứng dậy nếu bé muốn.
* Cố quan sát bé đi ị nhé. Trẻ nhỏ thường có những cử chỉ rất dễ nhận biết khi có nhu cầu đi vệ sinh – mặt ửng đỏ, và có thể cau có hoặc ngồi xổm. Và nhiều trẻ thường đi vệ sinh vào đúng thời gian trong ngày mà bạn đã tập cho bé.
* Hãy cho bé ngồi bô trong vòng 15 đến 30 phút sau các bữa ăn để lợi dụng nhu cầu đi vệ sinh tự nhiên của cơ thể sau khi ăn xong (đây được gọi là phản xạ dạ dày-ruột kết).
* Hãy đổ phân của bé ra khỏi tã và cho vào nhà vệ sinh, bạn hãy cho con biết là phân bé cho vào bô.
* Đảm bảo áo quần của bé phù hợp với việc huấn luyện cho con ngồi bô. Hay nói cách khác là nên tránh những áo khoác, áo choàng và áo sơ mi có thể bị vướng ở đũng quần. Nên cho bé mặc áo quần đơn giản giai đoạn này và trẻ tập ngồi bô cần có thể tự cởi đồ được.
* Một số phụ huynh cũng thích cho con mình không mặc tã vào một lúc nào đó trong ngày. Nếu bé đi tiểu mà không mặc tã, trẻ có thể cảm thấy khó chịu và không được thoải mái. (Nhưng nếu bạn thích để mông trần cho bé thoáng một lát, bạn có thể để bô vệ sinh gần bên cạnh, để bảo vệ thảm và chăn mền của mình, và sẵn sàng lau dọn nhé.)
* Khi bé trai của bạn đã sẵn sàng đứng tiểu, thì hãy “luyện tập mục tiêu” nhé. Hãy chỉ cho bé cách đứng sao cho có thể nhắm dòng nước tiểu vào được bồn cầu.
* Hãy tặng con vài món quà nhỏ mỗi khi bé ngồi bô được, chẳng hạn như nhãn dán hoặc đọc truyện cho con nghe. Nên vẽ một biểu bồ theo hướng thành công của bé. Khi con đã tỏ ra thông thạo việc đi vệ sinh, hãy để cho bé chọn vài chiếc quần lót mới cỡ lớn để mặc nhé.
* Đảm bảo là tất cả các người trông bé – bao gồm người giữ trẻ, ông bà, và người trông trẻ – phải theo một thói quen và gọi cùng những tên chỉ các bộ phận trên cơ thể bé và cả các hoạt động trong nhà vệ sinh nữa. Bạn nên thông báo cho họ biết cách bạn đang tập cho bé và yêu cầu có những cách thức tương tự như thế để bé không bị hoang mang.
Quan trọng hơn hết là phải chắc rằng bạn nên khen ngợi những nỗ lực đi vệ sinh của bé, cho dù là không có gì đi nữa. Và luôn nhớ là tai nạn cũng có thể xảy ra. Bạn không nên phạt con trong lúc tập cho bé đi vệ sinh hoặc tỏ ra thất vọng khi trẻ làm vấy ướt hoặc dơ bẩn lên người hoặc lên giường. Thay vào đó, bạn hãy nói cho con biết đó chỉ là tai nạn không mong muốn và hãy giúp đỡ cho con nhé. Hãy chắc chắn với bé rằng chúng sẽ ngồi bô tốt giống như một trẻ lớn vậy thôi mà.
Và nếu như bạn đang lưỡng lự không biết khi nào nên bắt đầu tập cho bé theo một quy trình chung, thì hãy để cho bé bộc lộ nhé. Đừng để người khác gây áp lực cho bạn (bố mẹ ruột, bố mẹ chồng/vợ, bạn bè, anh chị em ruột, đồng nghiệp, ...). Nhiều bậc cha mẹ thế hệ trước bắt đầu tập cho con đi vệ sinh sớm hơn nhiều so với các bậc cha mẹ thời nay. Tất cả phụ thuộc vào thiên thần nhỏ của bạn. Trẻ sẽ cho bạn biết khi nào chúng đã sẵn sàng.