Động đất và sóng thần khủng khiếp ngày nay gợi cho chúng ta có suy nghĩ là dù đạt được những tiến bộ trong xây dựng và cơ sở hạ tầng, tất cả chúng ta vẫn phải chịu những cơn thịnh nộ của Mẹ Thiên Nhiên. Trong nền kinh tế ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau ngày nay, hậu quả kinh tế từ một thảm họa tự nhiên hiếm khi chỉ tác động đến khu vực địa lý gánh chịu trận thiên tai ấy. Trên thực tế, dù thiên tai xảy ra ở xa cả hàng ngàn cây số, nó vẫn có thể làm thay đổi danh mục đầu tư của bạn ngay tại đây.
Huỷ hoại cơ sở hạ tầng
Khi chúng ta nghĩ về thiên tai, thì ngoài thiệt hại về người, việc cơ sở hạ tầng bị huỷ hoại là loại thiệt hại rõ ràng nhất. Sau hết, tin tức trên truyền hình thường chiếu những cảnh nhà cửa hoặc công ty khắp nơi ngổn ngang mà mỗi trận động đất hoặc cuồng phong vừa diễn ra.
Nhưng các hậu quả kinh tế ít khi được xem xét vượt ra khỏi bài toán chi phí để tái thiết. Đó là một vấn đề nghiêm trọng đối với các nạn nhân của những thảm hoạ tự nhiên vì hậu quả kinh tế nó để lại những vết thương kéo dài – dai dẳng nhất.
Vấn đề không lường trước được
Một trong những vấn đề lớn nhất đối với các vùng bị ảnh hưởng của thiên tai là tình trạng gián đoạn kinh doanh. Với thiệt hại về đường sá, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, và nhà cửa thường xảy ra sau những trận thiên tai lớn, các doanh nghiệp địa phương cũng thường phải đóng cửa một thời gian sau khi các dư chấn dịu dần. Trên phạm vi lớn, điều đó đã xảy ra sau khi siêu bão Katrina tàn phá bờ biển Gulf năm 2005 trước đây - các công ty lao đao từ những thiệt hại thảm khốc, hàng triệu người lao động ở Louisiana, Texas và Mississippi bị mất việc làm, cộng với vấn đề nghèo túng chênh lệch vốn đã có sẵn trong khu vực.
Với tình trạng thất nghiệp hàng loạt như vậy dẫn đến tiêu dùng sút giảm mạnh mẽ (ít nơi mở cửa buôn bán) và - do đó - các khoản thu ngân sách cần phải giúp các nỗ lực tái thiết. Hơn nữa, tác động về mặt quốc tế được cảm nhận rõ ràng trong toàn bộ lĩnh vực năng lượng khi giá dầu leo thang vì các nhà máy lọc dầu và trang thiết bị bị phá huỷ.
Ở những nơi mà nhiều vùng rộng lớn của đất nước bị thiên tai nặng nề, các chính phủ thường không còn nhiều sức cứu trợ; với việc họ sẽ thu được số thuế ít đi so với trước đây và mức tín nhiệm để vay tiền của chính phủ bị hao hụt dần, thì viện trợ nước ngoài trở thành một cái gì đó cấp thiết vô cùng.
Sự khan hiếm và ảnh hưởng của hàng hoá
Nhưng các yếu tố trên chỉ đề cập đến mức độ ảnh hưởng mà một vụ thiên tai có thể gây ra cho các danh mục đầu tư khắp nơi trên thế giới.
Qua sự phổ biến của các biên lai nhận ký thác tại Hoa Kỳ (ADR), quỹ đầu tư giao dịch trên thị trường chứng khoán (ETF) và các hình thức đa dạng hoá đầu tư quốc tế khác, khả năng các nhà đầu tư Mỹ sở hữu cổ phiếu của những công ty nước ngoài đã tăng lên đáng kể trong thập niên vừa qua. Vì vậy, việc sở hữu cổ phiếu của bất kỳ công ty cụ thể nào cũng có thể mang lại một món lợi cho nhà đầu tư dù trong một nhà máy lọc dầu ở Louisiana hay một mỏ vàng tại Châu Phi - và nó có thể đặt nhà đầu tư trước những rủi ro liên quan đến các khu vực này.
Ít nhìn thấy được bằng mắt - nhưng có lẽ còn quan trọng hơn - là những ảnh hưởng mà thiên tai có thể gây ra đối với giá cả hàng hoá. Trong trường hợp siêu bão Katrina, điểm hứng chịu trực tiếp trận bão này tại bờ biển Gulf là rất nặng nề vì thực tế gần phân nửa xăng dầu tiêu thụ ở Mỹ đi qua các nhà máy lọc dầu bị cơn bão phá huỷ. Kết quả là các nguồn cung xăng dầu ngay lập tức bị ảnh hưởng sau khi bão Katrina đổ vào đất liền. Với giá xăng dầu tăng, các tác động còn phải kể đến gồm tỷ lệ lợi nhuận sụt giảm trong các ngành - từ vận tải cho đến hàng hoá tiêu dùng.
Những điều tương tự đã xảy ra trong thị trường kim loại đồng khi những trận động đất ở Chilê bóp nghẹt sản xuất và thổi phồng giá đồng toàn cầu.
Những kiểu tăng giá này không giới hạn đối với hàng hoá trao đổi trên thị trường. Khi thiên tai ập đến, sự khan hiếm diễn ra, chi phối, và các nguyên liệu như thực phẩm, hàng hoá và thậm chí nhà cửa cũng có thể trở nên dễ dàng được chấp nhận mà không đòi hỏi chất lượng ra sao như là một kết quả tất yếu vậy.
Lời kết
Cuối cùng, thật khó có thể hình dung hết mức độ các tác động kinh tế mà một thảm hoạ tự nhiên nghiêm trọng có thể mang đến. Và mặc dù phần lớn các thảm họa tác động xấu đến kinh tế của vùng bị tàn phá trực tiếp, chúng còn có thể ảnh hưởng trên phạm vi lớn hơn. Tuy chúng ta không thể làm được nhiều để tránh cơn thịnh nộ tiếp theo của Mẹ Thiên Nhiên, chúng ta vẫn có thể chuẩn bị tốt hơn - cả về phương diện thể chất lẫn tài chính. Hiểu biết về ý nghĩa kinh tế của một thảm hoạ là bước đầu tiên hướng đến điều đó.