Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Prostate Cancer
Ung thư tuyến tiền liệt
Prostate cancer develops in a man's prostate, the walnut-sized gland just below the bladder that produces some of the fluid in semen. It's the most common cancer in men after skin cancer. Prostate cancer often grows very slowly and may not cause significant harm. But some types are more aggressive and can spread quickly without treatment.
Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra ở tuyến tiền liệt của nam giới, đây là tuyến có kích cỡ bằng quả óc chó, nằm ngay dưới bàng quang có tác dụng sản sinh chất dịch trong tinh dịch. Ung thư tuyến tiền liệt là dạng ung thư thường gặp nhất ở nam giới sau chứng ung thư da. Bệnh này thường phát triển rất chậm và có thể không gây hại gì nghiêm trọng. Nhưng một số bệnh lại diễn tiến nhanh hơn, dữ dội hơn và có thể phát tán nhanh chóng nếu không được điều trị.
Prostate Cancer

What is prostate cancer?

Prostate cancer develops in a man's prostate, the walnut-sized gland just below the bladder that produces some of the fluid in semen. It's the most common cancer in men after skin cancer. Prostate cancer often grows very slowly and may not cause significant harm. But some types are more aggressive and can spread quickly without treatment.

Symptoms of prostate cancer

In the early stages, men may have no symptoms. Later, symptoms can include:

    * Frequent urination, especially at night

    * Difficulty starting or stopping urination

    * Weak or interrupted urinary stream

    * Painful or burning sensation during urination or ejaculation

    * Blood in urine or semen

Advanced cancer can cause deep pain in the lower back, hips, or upper thighs.

Enlarged prostate or prostate cancer?

The prostate can grow larger as men age, sometimes pressing on the bladder or urethra and causing symptoms similar to prostate cancer. This is called benign prostatic hyperplasia (BPH). It's not cancer and can be treated if symptoms become bothersome. A third problem that can cause urinary symptoms is prostatitis. This inflammation or infection may also cause a fever and in many cases is treated with medicine.

Risk factors you can't control

Growing older is the greatest risk factor for prostate cancer, particularly after age 50. After 70, studies suggest that most men have some form of prostate cancer, though there may be no outward symptoms. Family history increases a man's risk: having a father or brother with prostate cancer doubles the risk. African-Americans are at high risk and have the highest rate of prostate cancer in the world.

Risk factors you can control

Diet seems to play a role in the development of prostate cancer, which is much more common in countries where meat and high-fat dairy are mainstays. The reason for this link is unclear. Dietary fat, particularly animal fat from red meat, may boost male hormone levels. And this may fuel the growth of cancerous prostate cells. A diet too low in fruits and vegetables may also play a role.

Myths about prostate cancer

Here are some things that will not cause prostate cancer: Too much sex, a vasectomy, and masturbation. If you have an enlarged prostate (BPH), that does not mean you are at greater risk of developing prostate cancer. Researchers are still studying whether alcohol use, STDs, or prostatitis play a role in the development of prostate cancer.

Can prostate cancer be found early?

The American Cancer Society advises men to talk with a doctor about the pros and cons of screening tests, beginning at:

    * 50 for average-risk men who expect to live at least 10 more years.

    * 45 for men at high risk. This includes African-Americans.

   * 40 for men with a family history of prostate cancer.

The American Urological Association recommends a first-time PSA blood test at age 40, with follow-ups per doctor's orders. It's important to note that screening may detect cancers that are so slow-growing that treatment would offer no benefit. The treatments themselves can have serious side effects.

Screening: DRE and PSA

Your doctor may initially do a digital rectal exam (DRE) to feel for bumps or hard spots on the prostate. A blood test will measure prostate-specific antigen (PSA), a protein produced by prostate cells. An elevated level may indicate a higher chance that you have cancer, but you can have a high level and still be cancer-free. It is also possible to have a normal PSA and have prostate cancer.

PSA test results

A normal PSA level is considered to be under 4 nanograms per milliliter (ng/mL) of blood, while a PSA above 10 suggests a high risk of cancer. But there are many exceptions:

    * Men can have prostate cancer with a PSA less than 4.

    * A prostate that is inflamed (prostatitis) or enlarged (BPH) can boost PSA levels, yet further testing may show no evidence of cancer.

    * Some BPH drugs can lower PSA levels, despite the presence of prostate cancer, called a false negative.

If either your PSA or DRE are abnormal, your doctor will order other tests.

Prostate cancer biopsy

If a physical exam or PSA test suggests a problem, your doctor may recommend a biopsy. A needle is inserted either through the rectum wall or the skin between the rectum and scrotum. Multiple small tissue samples are removed and examined under a microscope. A biopsy is the best way to detect cancer and predict whether it is slow-growing or aggressive.

Biopsy and Gleason Score

A pathologist looks for cell abnormalities and "grades" the tissue sample from 1 to 5. The sum of 2 Gleason grades is the Gleason score. These scores help determine the chances of the cancer spreading. They range from 2, less aggressive, to 10, a very aggressive cancer. Gleason scores helps guide the type of treatment your doctor will recommend.

Prostate cancer imaging

Some men may need additional tests to see if the cancer has spread beyond the prostate. These can include ultrasound, a CT scan, or an MRI scan. A radionuclide bone scan traces an injection of low-level radioactive material to help detect cancer that has spread to the bone.

In the MRI scan shown here, the tumor is the green, kidney-shaped mass in the center, next to the prostate gland (in pink).

Prostate cancer staging

Staging is used to describe how far prostate cancer has spread (metastasized) and to help determine the best treatment.

   * Stage I: Cancer is small and still within the prostate.

    * Stage II: Cancer is more advanced, but still confined to the prostate.

    * Stage III: Cancer has spread to the outer part of the prostate and nearby seminal vesicles.

    * Stage IV: Cancer has spread to lymph nodes, nearby organs or tissues such as bladder or rectum, or distant organs such as bones or lungs.

Prostate cancer survival rates

The good news about prostate cancer is that it usually grows slowly. And 9 out of 10 cases are found in the early stages. Overall, the 5-year relative survival rate is 100% for men with disease confined to the prostate or nearby tissues, and many men live much longer. When the disease has spread to distant areas, that figure drops to 31%. But these numbers are based on men diagnosed at least 5 years ago. The outlook may be better for men diagnosed and treated today.

Treatment: Watchful waiting

With low-risk cancer, one option is to watch and wait. This is determined by your biopsy, PSA test, and Gleason scores. Your doctor will order periodic testing. Other treatments – with the risk of sexual or urinary problems – may not be necessary. Some men who are older or have serious health conditions may not need treatment. However, more aggressive treatment is usually recommended for younger men or those with more aggressive disease.

Treatment: Radiation therapy

External beam radiation to kill cancer cells can be used as a first treatment or after prostate cancer surgery. It can also help relieve bone pain from the spread of cancer. In brachytherapy, tiny radioactive pellets about the size of a grain of rice are inserted into the prostate. Both methods can impair erectile function. Fatigue, urinary problems, and diarrhea are other possible side effects.

Treatment: Surgery

Removing the prostate, or radical prostatectomy, is used to eliminate the cancer when it is confined to the prostate. New techniques use smaller incisions and seek to avoid damaging nearby nerves. If lymph nodes are also cancerous, prostatectomy may not be the best option. Surgery may impair urinary and sexual function, but both can improve over time.

Treatment: Hormone therapy

Hormone therapy may shrink or slow the growth of your cancer, but unless it is used with another therapy it will not eliminate the cancer. Drugs or hormones block or stop the production of testosterone and other male hormones, called androgens. Side effects can include hot flashes, growth of breast tissue, weight gain, and impotence.

Treatment: Chemotherapy

Chemotherapy kills cancer cells throughout the body, including those outside the prostate, so it is used to treat more advanced cancer and cancer that did not respond to hormone therapy. Treatment is usually intravenous and is given in cycles lasting 3-6 months. Because the chemotherapy kills other fast-growing cells in the body, you may have hair loss and mouth sores. Other side effects include nausea, vomiting, and fatigue.

Treatment: Cryotherapy

Cryotherapy freezes and kills cancerous cells within the prostate. It is not as widely used because little is known about its long-term effectiveness. It's less invasive than surgery, with a shorter recovery time. Because the freezing damages nerves, as many as 80% of men become impotent after cryosurgery. There can be temporary pain and burning sensations in the bladder and bowel.

Treatment: Prostate cancer vaccine

This vaccine is designed to treat, not prevent, prostate cancer by spurring your body's immune system to attack prostate cancer cells. Immune cells are removed from your blood, activated to fight cancer, and infused back into your blood. Three cycles occur in one month. It's used for advanced prostate cancer that no longer responds to hormone therapy. Mild side-effects can occur such as fatigue, nausea, and fever.

Hope for advanced cancer

Your doctor will continue to monitor your PSA levels and may perform other tests after treatment for prostate cancer. If it recurs or spreads to other parts of the body, additional treatment may be recommended. Lifestyle choices may matter, too. One study found that prostate cancer survivors who exercised regularly had a lower risk of dying.

Coping with erectile dysfunction

Erectile dysfunction is a common side effect of prostate cancer treatments. Generally, erectile function improves within two years after surgery. Improvement may be better for younger men than for those over 70. You also may benefit from ED medications. Other treatments, such as injection therapy and vacuum devices, may help.

Food for health

A cancer-conscious diet may be the best choice for survivors who want to bolster their health and those hoping to lower their risk. That means:

    * Five or more fruits and veggies a day

    * Whole grains instead of white flour or white rice

    * Limit high-fat meat

    * Limit or eliminate processed meat (hot dogs, cold cuts, bacon)

    *  Limit alcohol to 1-2 drinks per day (if you drink)

Foods high in folate may have some action against prostate cancer (spinach, orange juice, lentils). Studies found mixed results on lycopene, an antioxidant found in tomatoes.

Supplements: Buyer beware

Be wary of supplements that are marketed to prevent prostate cancer. Some herbal substances can interfere with PSA levels. A 10-year study showed an increase in the risk of cancer for men who took folic acid supplements. A 5-year study of selenium and vitamin E did not show a decreased risk of prostate cancer. Be sure to tell your doctor if you are taking vitamins or supplements.

Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra ở tuyến tiền liệt của nam giới, đây là tuyến có kích cỡ bằng quả óc chó, nằm ngay dưới bàng quang có tác dụng sản sinh chất dịch trong tinh dịch. Ung thư tuyến tiền liệt là dạng ung thư thường gặp nhất ở nam giới sau chứng ung thư da. Bệnh này thường phát triển rất chậm và có thể không gây hại gì nghiêm trọng. Nhưng một số bệnh lại diễn tiến nhanh hơn, dữ dội hơn và có thể phát tán nhanh chóng nếu không được điều trị.

Các triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt

Trong giai đoạn đầu, thường là người ta không có triệu chứng gì. Về sau, các triệu chứng bao gồm:

    * Đi tiểu thường xuyên, nhất là vào ban đêm

* Khó tiểu hoặc khó ngừng tiểu

* Dòng nước tiểu yếu hoặc đứt đoạn

* Có cảm giác đau hoặc nóng rát khi tiểu hoặc xuất tinh

* Trong nước tiểu hoặc tinh dịch có máu

Ung thư giai đoạn cao có thể gây đau dữ dội ở vùng thắt lưng, hông hoặc bắp đùi trên.

giãn tuyến tiền liệt hay ung thư tuyến tiền liệt? 

Tuyến tiền liệt có thể phình to ra khi người đàn ông có tuổi, đôi khi nó nằm đè lên bàng quang hay niệu đạo và gây ra nhiều triệu chứng tương tự như ung thư tuyến tiền liệt. Đây được gọi là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH); không phải là ung thư và có thể điều trị được nếu các triệu chứng đó trở nên phiền toái, khó chịu. Vấn đề thứ ba có thể gây các triệu chứng đường tiểu đó là viêm tuyến tiền liệt. Chứng viêm hoặc nhiễm trùng này cũng có thể gây sốt và trong nhiều trường hợp có thể được điều trị bằng thuốc.

Các yếu tố rủi ro mà bạn không thể kiểm soát được

Tuổi tác là yếu tố nguy hiểm nhất đối với chứng ung thư tuyến tiền liệt, nhất là ở độ tuổi sau 50. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy hầu hết nam giới sau 70 tuổi đều mắc một số kiểu ung thư tuyến tiền liệt nào đó, cho dù có thể là không có triệu chứng nào bên ngoài. Tiền sử sức khỏe gia đình cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đối với nam giới: người có bố hoặc anh trai bị ung thư tuyến tiền liệt có nguy cơ bệnh tăng gấp đôi so với người thường. Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ bị bệnh cao và có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất trên thế giới.

Các yếu tố rủi ro mà bạn có thể kiểm soát được

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bệnh ung thư tuyến tiền liệt, thường thấy nhiều hơn ở những nước mà người dân ăn thịt và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo là chính. Người ta vẫn mơ hồ sự tương quan, liên kết giữa các điều này. Chất béo trong chế độ dinh dưỡng, nhất là mỡ động vật từ các loại thịt đỏ, cũng có thể làm tăng nồng độ hooc-môn nam và làm cho tế bào ung thư tuyến tiền liệt phát triển dữ dội hơn. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng quá nghèo trái cây và rau củ cũng có thể làm phát sinh chứng bệnh này.

Những chuyện hư cấu, không có thực về bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt không do một vài nguyên nhân sau gây ra: quan hệ tình dục quá nhiều, cắt ống dẫn tinh, và thủ dâm. Nếu bạn bị giãn tuyến tiền liệt (BPH), thì điều này không đồng nhất với việc bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao hơn. Các nhà nghiên cứu vẫn còn đang tìm hiểu xem liệu có phải việc uống rượu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hoặc viêm tuyến tiền liệt, làm cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt tiến triển hay không.

Người ta có thể phát hiện ung thư tuyến tiền liệt sớm hay không?

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nam giới nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về khả năng lợi và hại của việc thử nghiệm sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt, bắt đầu từ:

* 50 tuổi đối với nam có nguy cơ mắc bệnh trung bình hy vọng kéo dài tuổi thọ ít nhất thêm 10 năm nữa.

* 45 tuổi đối với nam có nguy cơ mắc bệnh cao. Nhóm này gồm người Mỹ gốc Phi.

* 40 tuổi đối với nam có tiền sử sức khỏe gia đình bị ung thư tuyến tiền liệt.

Hội Tiết niệu Hoa Kỳ khuyến cáo nên làm xét nghiệm máu tìm kháng nguyên đặc hiệu PSA lần đầu tiên ở tuổi 40, với các quy trình tiếp theo do bác sĩ chỉ định. Cần lưu ý là phương pháp xét nghiệm sàng lọc có thể phát hiện được nhiều bệnh ung thư diễn tiến chậm đến mức mà các biện pháp điều trị cũng không cải thiện được. Tự thân các biện pháp điều trị ấy cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Xét nghiệm sàng lọc: DRE và PSA

Ban đầu bác sĩ có thể kiểm tra trực tràng bằng ngón tay (DRE) để dò tìm bướu hoặc khối u cứng trên tuyến tiền liệt. Phương pháp xét nghiệm máu sẽ đo được kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA), đây là loại prô-tê-in do tế bào tuyến tiền liệt sinh ra. Nồng độ cao có thể cho thấy nguy cơ mắc bệnh cao, nhưng cũng có thể vẫn không bị ung thư tuyến tiền liệt khi có nồng độ PSA cao. Người ta cũng có thể bị bệnh khi có nồng độ PSA ở mức bình thường.

Kết quả xét nghiệm PSA

Nồng độ PSA bình thường được xem là dưới 4 na-nô-gram mỗi mi-li-lít máu (ng/mL), trong khi đó PSA trên 10 cho thấy nguy cơ bị ung thư cao. Nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ:

* Nam giới có thể bị ung thư tuyến tiền liệt khi nồng độ PSA dưới 4.

* Tuyến tiền liệt bị viêm (viêm tuyến tiền liệt) hoặc bị giãn (BPH) cũng có thể làm tăng nồng độ PSA, tuy vậy khi làm xét nghiệm thêm cũng không phát hiện dấu hiệu ung thư nào. 

* Một số thuốc BPH có thể làm giảm nồng độ PSA, cho dù là bị ung thư tuyến tiền liệt, đây gọi là âm tính giả.

Nếu PSA hoặc DRE của bạn bất thường thì bác sĩ sẽ cho bạn làm thêm một số xét nghiệm khác.

Sinh thiết ung thư tuyến tiền liệt

Nếu khám sức khỏe hoặc xét nghiệm PSA cho thấy có vấn đề thì bác sĩ có thể cho làm sinh thiết. Biện pháp sinh thiết được thực hiện bằng cách tiêm kim vào vách trực tràng hoặc qua da ở vùng giữa trực tràng và bìu. Nhiều mẫu mô nhỏ được lấy ra và xét nghiệm dưới kính hiển vi. Sinh thiết là cách tốt nhất để phát hiện ra ung thư và dự đoán ung thư dẫu cho đó là ung thư chậm phát triển hoặc phát triển nhanh.

Sinh thiết và thang độ phân loại ung thư tuyến tiền liệt (số điểm Gleason (Gờ-li-son))

Nhà nghiên cứu bệnh học tìm dị dạng của tế bào và “phân loại” mẫu mô theo thang độ từ 1 đến 5. 2 mức độ gộp lại chính là hệ thống phân loại ung thư tuyến tiền liệt. Các vạch số này giúp xác định nguy cơ phát tán ung thư; dao động từ vạch 2 – ung thư giai đoạn nhẹ, đến vạch 10, ung thư giai đoạn phát triển mạnh. Bác sĩ sử dụng hệ thống phân loại này để định hướng biện pháp điều trị cho bệnh nhân. 

Hình ảnh ung thư tuyến tiền liệt

Một số người cần phải làm thêm nhiều xét nghiệm khác để xem liệu bệnh ung thư có lây lan qua vùng khác ngoài tuyến tiền liệt không. Các xét nghiệm này bao gồm siêu âm, ảnh chụp cắt lớp (chụp CT), hoặc quét MRI. Chụp cắt lớp xương nuclit phóng xạ dò tìm ra hiện tượng phun chất phóng xạ nồng độ thấp để phát hiện xem ung thư có lan tới xương chưa.

Trong thủ thuật quét MRI ở đây, khối u có màu xanh, khối hình bầu dục ở giữa, kế bên là tuyến tiền liệt (màu hồng).

Các giai đoạn ung thư tuyến tiền liệt

Thuật ngữ giai đoạn được dùng để diễn tả bệnh ung thư tuyến tiền liệt đã phát tán (di căn) ở cấp độ nào và để xác định phương pháp điều trị tốt nhất.

* Giai đoạn I: Ung thư còn nhỏ và vẫn còn nằm trong tuyến tiền liệt.

* Giai đoạn II: Ung thư đã phát triển nhiều hơn, nhưng vẫn còn nằm trong tuyến tiền liệt.

* Giai đoạn III: Ung thư đã lan qua vùng ngoài tuyến tiền liệt và ở gần túi tinh.

* Giai đoạn IV: Ung thư đã lan qua các hạch bạch huyết, các cơ quan hoặc mô gần đó chẳng hạn như bàng quang hoặc trực tràng, hoặc các cơ quan xa đó như xương hoặc phổi.

Tỉ lệ sống sót của bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt

Tin vui cho những bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt là bệnh này thường tiến triển rất chậm. Và người ta dễ dàng phát hiện ra được 9/10 ca bệnh từ giai đoạn đầu. Nhìn chung thì tỉ lệ sống sót gần 5 năm là 100% đối với nam bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt hoặc các mô lân cận, và nhiều người có thể sống được lâu hơn. Khi bệnh đã lan qua các vùng xa thì tỉ lệ này giảm còn 31%. Nhưng các con số này đều được dựa trên những người được chẩn đoán bệnh cách đây ít nhất là 5 năm. Triển vọng này có thể khả quan hơn đối với nam được khám và điều trị thời gian này.

Điều trị: Theo dõi có kiểm soát

Đối với bệnh ung thư ít rủi ro, ít nguy hiểm thì người ta có thể chờ đợi và theo dõi. Điều này do kết quả sinh thiết, xét nghiệm PSA, và các vạch phân loại ung thư tuyến tiền liệt của bạn xác định. Các phương pháp điều trị khác – nguy cơ mắc bệnh về tình dục hoặc đường tiểu – có thể là không cần thiết. Một số người lớn tuổi hoặc mắc bệnh nghiêm trọng có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, phương pháp điều trị liều mạnh thường được khuyến cáo cho thanh niên trẻ tuổi hoặc người bị bệnh nặng hơn.

Liệu pháp điều trị bằng bức xạ

Điều trị bằng chiếu xạ tia bên ngoài để giết tế bào ung thư có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị đầu tiên hoặc sau phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt. Nó cũng làm giảm đau xương do sự phát tán ung thư gây ra. Trong liệu pháp tia phóng xạ đến gần, nhiều viên phóng xạ li ti có kích thước nhỏ bằng hạt gạo được đặt vào tuyến tiền liệt. Cả hai phương pháp đó có thể làm giảm chức năng cương dương. Mệt mỏi, các vấn đề về đường tiểu, và tiêu chảy là một số tác dụng phụ khác có thể xảy ra. 

Điều trị bằng phẫu thuật

Thủ thuật cắt tuyến tiền liệt, hoặc cắt tuyến tiền liệt triệt căn thường được sử dụng để trị dứt căn bệnh ung thư khi chỉ nằm trong phạm vi tuyến tiền liệt. Nhiều kỹ thuật mới áp dụng với đường rạch nhỏ hơn và tránh gây tổn hại cho các dây thần kinh lân cận. Nếu các hạch bạch huyết cũng bị ung thư thì có lẽ thủ thuật cắt tuyến tiền liệt không phải là một lựa chọn tốt nhất. Phương pháp phẫu thuật có thể làm yếu chức năng niệu và tình dục, nhưng cả hai chức năng đó có thể phục hồi theo thời gian.

Điều trị bằng hooc-môn

Liệu pháp điều trị bằng hooc-môn có thể ngăn hoặc làm chậm quá trình phát triển của ung thư, nhưng nếu không được kết hợp với một liệu pháp khác thì nó cũng sẽ không chữa dứt bệnh được. Thuốc hoặc hooc-môn làm chặn hoặc ngưng sản sinh testosterone và các hooc-môn nam khác – các kích thích tố nam. Tác dụng phụ có thể gồm hiện tượng trào huyết (mất thăng bằng về hooc-môn; thân nhiệt cao, vã mồ hôi, mặt đỏ au) , phát triển mô ngực, tăng cân, và bất lực.

Điều trị bằng hoá trị liệu

Hoá trị liệu có thể trừ được tế bào ung thư ở khắp cơ thể, bao gồm những tế bào nằm ngoài tuyến tiền liệt, vì vậy liệu pháp này được sử dụng để điều trị chứng ung thư giai đoạn cao hơn và ung thư không đáp ứng được với liệu pháp hooc-môn. Phương pháp điều trị này thường áp dụng qua đường tĩnh mạch và có chu kỳ kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Bởi hoá trị liệu có thể diệt được các tế bào phát triển nhanh trong cơ thể nên bạn có thể bị rụng tóc và loét miệng. Các tác dụng phụ khác bao gồm buồn nôn, ói mửa, và mệt mỏi.

Điều trị bằng liệu pháp lạnh

Liệu pháp lạnh làm tê và tiêu hủy các tế bào ung thư trong tuyến tiền liệt. Liệu pháp này ít được sử dụng rộng rãi vì người ta vẫn chưa biết nhiều về tính hiệu quả lâu dài của nó. Ngoài ra nó cũng ít di căn hơn phương pháp phẫu thuật, với thời gian phục hồi ngắn hơn. Vì nhiệt độ lạnh có thể gây hại cho các dây thần kinh, nên có đến 80% nam giới trở nên bị bất lực sau khi phẫu thuật lạnh. Bệnh nhân cũng có thể bị đau và có cảm giác nóng rát ở bàng quang và ruột một thời gian ngắn.

Điều trị bằng vắc-xin ung thư tuyến tiền liệt

Loại vắc-xin này được sản xuất ra nhằm để điều trị, không phải để ngừa ung thư tuyến tiền liệt bằng cách làm tăng hệ miễn dịch của cơ thể để kháng lại tế bào gây bệnh. Các tế bào miễn dịch được lấy ra khỏi máu, được kích hoạt chống ung thư, và được truyền ngược trở lại vào máu. Người ta có thể thực hiện 3 lần/ tháng. Vắc-xin này được sử dụng cho ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cao không còn đáp ứng được với liệu pháp hooc-môn. Các tác dụng phụ nhẹ có thể xảy ra như mệt mỏi, buồn nôn, và sốt.

Niềm hy vọng cho ung thư giai đoạn cao

Bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi nồng độ PSA của bạn và có thể cho làm thêm nhiều xét nghiệm khác sau khi đã điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Nếu bệnh tái phát hoặc lan ra các bộ phận khác trên cơ thể thì phải tiến hành điều trị thêm. Lối sống của bạn cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Một công trình nghiên cứu đã phát hiện người sống sót sau chứng ung thư tuyến tiền liệt tập thể dục thường xuyên thì ít có nguy cơ tử vong hơn.

Đối phó với rối loạn chức năng cương dương

Rối loạn chức năng cương dương là một tác dụng phụ thường thấy trong quá trình điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Nhìn chung, chức năng cương dương có thể được cải thiện trong vòng 2 năm sau khi được phẫu thuật. Thanh niên trẻ tuổi có thể phục hồi nhanh hơn người già trên 70 tuổi. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc trị rối loạn cương dương. Các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như tiêm thuốc và thiết bị chân không cũng có thể có tác dụng tốt.

Thức ăn có lợi cho sức khỏe

Chế độ dinh dưỡng thận trọng với bệnh ung thư có lẽ là lựa chọn hàng đầu đối với người sống sót sau bệnh ung thư tuyến tiền liệt muốn tăng cường sức khỏe của mình và những người hy vọng giảm được nguy cơ mắc bệnh. Chế độ dinh dưỡng bao gồm:

* Ăn 5 quả trở lên và ăn rau củ mỗi ngày

* Dùng ngũ cốc nguyên hạt thay vì bột mì tinh hoặc gạo trắng

* Hạn chế các loại thịt có hàm lượng chất béo cao

    * Hạn chế hoặc không ăn các loại thịt đã được chế biến (xúc xích xông khói, món thịt nguội với phó-mát, thịt muối xông khói)

*  Hạn chế sử dụng rượu bia còn 1-2 ly mỗi ngày (nếu bạn uống rượu)

Các loại thức ăn giàu axit phô-lích có thể có một số hoạt tính chống ung thư tuyến tiền liệt (cải bina, nước cam ép, đậu lăng). Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy những kết quả tổng hợp trên lycopene, chất chống ô-xy hoá trong cà chua.

Các chất bổ sung: Người mua nên cảnh giác

Hãy nên đề phòng các chất bổ sung được quảng cáo có tác dụng phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Một số chất thảo dược có thể làm giảm nồng độ PSA. Một công trình nghiên cứu 10 năm cho thấy đã có sự tăng nguy cơ ung thư đối với nam giới sử dụng chất bổ sung axit phô-lích. Cuộc nghiên cứu 5 năm trên selen và vitamin E không cho thấy nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt giảm. Bạn nên thông báo cho bác sĩ biết nếu đang sử dụng vitamin hoặc chất bổ sung nhé.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.