Mặc dù Edith Piaf đã hát đầy thách thức “Tôi chẳng có gì hối tiếc”, song hầu hết mọi người đều có những điều hối tiếc trong cuộc đời mình. Thực ra, bất cứ ai tìm cách vượt qua thất vọng nên so sánh mình với những người khác còn bi thảm hơn – chứ đừng so sánh với những người may mắn hạnh phúc hơn mình - theo một nghiên cứu mới từ trường Đại học Concordia. Được đăng trong tạp chí Tính cách và Tâm lý xã hội Bulletin, những phát hiện này có ý nghĩa đối với cả người già và trẻ.
"Nghiên cứu của chúng tôi xem xét cách mà người trẻ và già đối mặt với những hối tiếc trong cuộc sống”, theo tác giả chính của nghiên cứu Isabelle Bauer, người đã hoàn thành luận án tiến sỹ tại Khoa Tâm lý học và Trung tâm Nghiên cứu phát triển con người của đại học Concordia. “Một cơ chế đối mặt thường thấy là dựa vào những nét tương đồng xã hội, có thể là cả tốt và xấu, tùy thuộc vào việc mọi người cho rằng họ có thể cảm thấy hết hối tiếc hay không”.
“Nói chung nếu mọi người so sánh bản thân với những người tệ hơn, họ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn”, bà Bauer, hiện là đồng nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Y tế Sunnybrook và là nhà tâm lý học lâm sàng về điều trị nhận thức hành vi của Toronto. "Khi họ so sánh mình với những người được hạnh phúc hơn, có thể làm cho họ cảm thấy thất vọng hơn."
Sức khoẻ thể chất bị ảnh hưởng
Nhìn vào những người bất hạnh hơn cũng có thể có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe thể chất: Những người tham dự sử dụng so sánh xã hội hướng về những người kém may mắn hơn cho biết họ trải qua triệu chứng cảm lạnh ít hơn. Nhìn chung, họ đã báo cáo tác động tích cực về mặt tình cảm tốt hơn trong những tháng tiếp theo.
“Những buồn bực của cảm giác hối tiếc có thể gây ra rối loạn điều hòa sinh học của các hệ hoóc-môn và miễn dịch làm mọi người dễ bị mắc các vấn đề sức khoẻ lâm sàng hơn – từ cảm lạnh cho đến các vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn lâu dài khác. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cho thấy rằng so sánh xã hội với những người kém may mắn hơn có thể cải thiện sức khỏe cảm xúc và giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khoẻ”, theo tác giả chính Carsten Wrosch, một giáo sư tại Khoa Tâm lý học Concordia và là thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Con người.
Già và trẻ
Nghiên cứu tuyển chọn 104 người trưởng thành với các độ tuổi khác nhau hoàn thành cuộc khảo sát về những hối tiếc lớn nhất của họ - ví dụ như không dành đủ thời gian cho gia đình hoặc kết hôn sai người. Người tham dự sau đó được yêu cầu báo cáo mức độ trầm trọng của những hối tiếc của họ so với người cùng trang lứa.
Không giống như những phát hiện từ các nghiên cứu về cùng một chủ đề trước đây, tuổi tác không quyết định cách mọi người thích ứng một cách hiệu quả với những hối tiếc trong cuộc sống của họ. “Hiệu quả của cơ chế đối phó phụ thuộc nhiều vào khả năng nhận thức của một cá nhân để thay đổi hối tiếc trong cuộc sống của họ hơn là độ tuổi”, Bauer nói. “Cải thiện và duy trì tốt sức khỏe cảm xúc phụ thuộc nhiều vào cơ hội một người có để sửa chữa nguyên nhân gây ra hối tiếc của họ”.
Ghi chú:
Thông tin nghiên cứu:
“Bù đắp cho những cơ hội lỡ mất: Vai trò bảo vệ của sự so sánh xã hội với những người kém may mắn hơn giúp đương đầu với những hối tiếc của tuổi trưởng thành”, xuất bản rong tạp chí Tính cách và Tâm lý xã hội Bulletin, bởi tác giả Isabelle Bauer và Carsten Wrosch của Đại học Concordia.
Đồng nghiên cứu:
Công trình này được hỗ trợ bởi Viện Nghiên cứu Y tế Canada và Hội đồng nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn của Canada.
Nguồn: Đại học Concordia
Bản quyền: Medical News Today