Cư dân thành phố miền duyên hải Sendai đang tiếp tục tìm kiếm những người sống sót giữa khung cảnh bị tàn phá
Một vụ nổ thứ hai đã xảy ra tại nhà máy hạt nhân ở Nhật bị thiệt hại trong trận động đất hôm thứ Sáu, nhưng các quan chức cho biết nó đã kìm lại vụ nổ này.
Cảnh phim trên TV cho thấy khói dâng cao lên từ lò phản ứng số 3 của nhà máy tại Fukushima, cách hai ngày sau khi vụ nổ xảy ra tại lò phản ứng số 1.
Cơ quan an toàn hạt nhân của Nhật Bản cho biết vụ nổ được cho là gây ra bởi sự tích tụ khí hy-đrô.
Các viên chức cho biết lõi lò phản ứng vẫn còn nguyên vẹn, và mức phóng xạ đã dưới giới hạn cho phép.
Các kỹ thuật viên đã và đang chiến đấu để làm lạnh ba lò phản ứng tại nhà máy Fukushima 1 từ hôm thứ Sáu, khi trận động đất và sóng thần đã kết hợp lại phá huỷ hệ thống làm lạnh.
Chính phủ cho biết hoạt động bơm nước biển vào lò phản ứng để giúp hạ thấp nhiệt độ vẫn còn diễn ra bất chấp vụ nổ.
Di tản
Thiên tai đã giết chết hàng trăm người và làm cho hàng ngàn người mất tích, làm dấy lên hoạt động cứu hộ khổng lồ.
Chúng tôi tiến về hướng nơi sóng thần tạt vào đất liền, gần đến ngôi làng nhỏ Higashiro. Chúng tôi phải đi rón rén lội qua biển bùn.
Nơi đây đáng lẽ phải là một con đường thì giờ đây bị che phủ bởi những nhánh cây gãy, một chiếc máy kéo bị làm bẹp và nhiều dây cáp điện đã bị đổ xuống. Cuộc huỷ diệt vẫn cứ tiếp tục.
Bờ biển thì ở xa đằng sau hàng cây. Ở đây, sóng đã lật đổ các ngôi nhà; chúng nằm chỏng chơ móp méo. Những hàng cây đã đập mạnh vào các toà nhà. Một chiếc xe máy nằm méo mó và cong lại.
Bên trong những ngôi nhà, đồ gỗ đã bị biến thành những que diêm, đồ đạc ném lung tung khắp nơi, và trên vài bức tường là chân dung với những khuôn mặt của những người từng sống nơi đây, bây giờ nhuộm màu bằng thứ nước tràn ngập mọi thứ.
Khi bạn nhìn chăm chú qua khung cảnh đổ nát này, nó có cảm giác như thể sự sắp đặt mọi thứ của tạo hoá đã bị xáo trộn, và không ai biết khi nào nó sẽ ổn định trở lại.
“Mọi thứ đã ra đi”
Phóng viên Rachel Harvey của BBC đang ở tại thành phố cảng Minami Sanriku, cô mô tả nó trong cảnh tượng bị tàn phá hoàn toàn, với phong cảnh vương vãi đầy mảnh vụn.
Cô ấy cho biết mọi thứ đã được làm cho bẹt dính cho đến khoảng 2 km sâu vào thành phố, và còn cho biết thêm là không chắc sẽ tìm thấy nhiều người sống sót.
Cảnh sát Nhật Bản xác nhận cho đến nay có khoảng 1.597 người tử vong, nhưng tổng số người cuối cùng được dự đoán sẽ cao hơn nhiều.
Thông tấn xã Kyodo báo cáo 2.000 thi thể đã được tìm thấy trên bờ biển của quận Miyagi vào ngày thứ hai, nhưng những tin tức này không thể xác minh được.
Hàng chục ngàn người đã được sơ tán khỏi khu vực quanh nhà máy hạt nhân Fukushima.
Ít nhất 22 người hiện được biết phải điều trị do tiếp xúc với phóng xạ.
Người phát ngôn của chính phủ - Yukio Edano cho biết có rất ít khả năng nhiễm phóng xạ từ vụ nổ mới nhất tại nhà máy này.
Ông cho biết bình khí nén của lò phản ứng đã kìm lại vụ nổ.
Những người điều hành của nhà máy Fukushima cho biết bảy người nơi đây đã mất tích và ba người bị thương do vụ nổ.
Các chuyên gia cho biết thảm hoạ về lớp gỉ Chernobyl vào những năm 1980 có nhiều khả năng không xảy ra vì các lò phản ứng này được xây dựng theo tiêu chuẩn cao hơn nhiều và có biện pháp an toàn khắt khe hơn nhiều.
Những dư chấn mạnh
Trước đó, thủ tướng Naoto Kan cho biết tình hình ở nhà máy hạt nhân đang ở mức báo động, và trận động đất này đã ném Nhật Bản vào "cơn khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ Đệ nhị thế chiến".
Nhưng sau đó, chính phủ tuyên bố rằng việc cúp điện như dự kiến đã được dời lại, cho biết việc này có thể không cần thiết nếu các chủ hộ có thể tiết kiệm năng lượng.
Chính phủ khuyên mọi người không đi làm hoặc đến trường vào ngày thứ hai vì hệ thống giao thông sẽ không thể đáp ứng nhu cầu.
Thủ đô cũng vẫn đang chịu những dư chấn thường xuyên, trong khi đó những cảnh báo về một trận động đất dữ dội khác có thể sẽ đến rất sớm.
Trong khi đó, hàng chục ngàn nhân viên tình nguyện, binh sĩ và cảnh sát đã được triển khai đến khu vực thiên tai này.
Những nhân viên cứu hộ đã thấy khung cảnh tàn phá hoàn toàn ở các thị trấn ven biển cô lập về phía đông bắc của thành phố cảng quan trọng Sendai, đã bị phá huỷ phần nào bởi những con sóng.
Ước tính sơ bộ đưa ra chi phí sửa chữa từ động đất và sóng thần nằm trong khoảng hàng chục tỉ đô-la, một tai hoạ khổng lồ đối với nền kinh tế Nhật Bản - trong khi đó nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới này đã ốm yếu trong hai thập niên qua.
Chính phủ công bố đang bơm 15 nghìn tỷ yên (tương đương 182 tỷ đô-la Mỹ; 113 tỷ bảng Anh) vào nền kinh tế để hỗ trợ các thị trường – đã bị ế ẩm khi mở cửa.