Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Anemia
Bệnh thiếu máu
Maybe your day is so packed with things to do that you hardly have time to grab breakfast, let alone make sure you're eating right the rest of the day. Perhaps you're staying up late to get your homework finished and missing out on the sleep you need. The fact is, lots of teens are tired. And with all the demands of school and other activities, it's easy to understand why.
Có lẽ một ngày của bạn quá bận bịu đến nỗi không có thời gian để ăn điểm tâm, nói chi đến việc đảm bảo ăn đúng giờ vào các bữa còn lại. Có lẽ bạn phải thức khuya để làm xong bài tập về nhà và thiếu ngủ. Thực tế là nhiều thanh thiếu niên hiện đang rất mệt mỏi. Và với tất cả các yêu cầu ở trường và các hoạt động khác; thật dễ dàng hiểu được lý do vì sao, phải không?
Anemia

What is anemia?

Maybe your day is so packed with things to do that you hardly have time to grab breakfast, let alone make sure you're eating right the rest of the day. Perhaps you're staying up late to get your homework finished and missing out on the sleep you need. The fact is, lots of teens are tired. And with all the demands of school and other activities, it's easy to understand why.

For some people, though, there may be another explanation for why they feel so exhausted: anemia.

To understand anemia, it helps to start with breathing. The oxygen we inhale doesn't just stop in our lungs. It's needed throughout our bodies to fuel the brain and all our other organs and tissues that allow us to function. Oxygen travels to these organs through the bloodstream — specifically in the red blood cells.

Red blood cells, or RBCs, are manufactured in the body's bone marrow and act like boats, ferrying oxygen throughout the rivers of the bloodstream. RBCs contain hemoglobin, a protein that holds onto oxygen. To make enough hemoglobin, the body needs to have plenty of iron. We get this iron, along with the other nutrients necessary to make red blood cells, from food.

Anemia occurs when a person has fewer RBCs than normal. This can happen for three main reasons:

   1. Red blood cells are being lost.

   2. The body is producing RBCs slower than it should.

   3. RBCs are being destroyed by the body.

Each of these causes is linked to a different type of anemia.

Blood loss

When a small amount of blood is lost, the bone marrow is able to replace it without a person becoming anemic. But if a large amount of blood is lost over a short period of time, which can happen if someone has a serious accident or injury, for example, the bone marrow may not be able to replace the red blood cells quickly enough.

Losing a little blood over a long period of time also might lead to anemia. This can happen in girls who have heavy menstrual periods, especially if they don't get enough iron in their diets.

Iron deficiency anemia

Iron deficiency anemia is the most common type of anemia in U.S. teens. It occurs when a person's diet is lacking in iron. Iron deficiency — when the body's stores of iron are reduced — is the first step toward anemia. If the body's iron stores aren't replenished at this point, continuing iron deficiency can cause the body's normal hemoglobin production to slow down. When hemoglobin levels and red blood cell production drop below normal, a person is said to have anemia. Someone with anemia may appear pale and may be tired all the time.

There are other nutritional reasons why someone's body may not make enough RBCs. Vitamin B12 and folic acid are also needed to make red blood cells, so it's important to get enough of these nutrients in your diet. If the bone marrow is not working properly because of an infection, chronic illness, or certain medications like chemotherapy, anemia can develop.

Hemolytic anemia

In a person with hemolytic anemia, the normal lifespan of the red blood cells is shorter than normal. When blood cells die off early, the bone marrow is unable to keep up with production. This can happen for a variety of reasons. A person may have a disorder like sickle cell anemia or sphenocytosis. In other cases, the body's own immune system can cause destruction of RBCs. Antibodies can be formed as a reaction to certain infections or drugs that attack the RBCs by mistake.

Why do teens get anemia?

Because teens go through rapid growth spurts, they can be at risk for iron deficiency anemia. During a growth spurt, the body has a greater need for all types of nutrients, including iron, which we need to get in the foods we eat.

After puberty, girls are at more risk of iron deficiency anemia than guys are. That's because a girl needs more iron to compensate for the blood lost during her menstrual periods. Pregnancy can also cause a girl to develop anemia. And a teen on a diet to lose weight may be getting even less iron.

Vegetarians are more at risk of iron deficiency anemia than people who eat meat are. Red meat is the richest and best-absorbed source of iron. Although there is some iron in grains, vegetables, and some fruits and beans, there's less of it. And the iron in these food sources is not absorbed by the body as readily as the iron in meat.

What are the symptoms?

It's easy for people to overlook the symptoms of anemia because it often happens gradually over time. Looking pale can be a sign of anemia because fewer red blood cells are flowing through the blood vessels. The heart will beat faster in an effort to pump the same amount of blood and oxygen to the body, so the pulse may be faster than normal.

As anemia progresses, a person may feel tired and short of breath, especially when climbing stairs or working out. They may develop headaches. Iron deficiency, which occurs before iron deficiency anemia develops, may affect a person's ability to concentrate, learn, and remember.

Anemia is not contagious, so you cannot catch it from someone who has it.

How is anemia diagnosed?

If you visit a doctor for suspected anemia, he or she will probably give you a physical examination. The doctor will also ask questions about any concerns and symptoms you have, your past health, your family's health (such as whether anyone in your family has anemia), any medications you're taking, any allergies you may have, and other issues. This is called the medical history.

As part of this medical history, your doctor may ask specific questions about the foods you eat. If you're a girl, the doctor may ask questions about your periods, such as how heavy the flow is, when you got your first period, how often you menstruate, and for how many days.

If your doctor suspects you are anemic, he or she will probably take a blood sample and send it to a lab for analysis. This will determine the number, size, and shape of your red blood cells, the percentage of your blood that is made up of RBCs, and the amount of hemoglobin present in the blood. With this information, a doctor can determine if a person is anemic and may order additional tests (like measuring iron levels), depending on the suspected cause of the anemia.

How is anemia treated?

The treatment of anemia depends on what's causing it. If the anemia is caused by iron deficiency, your doctor will probably prescribe an iron supplement to be taken several times a day. Your doctor may do a blood test after you have been on the iron supplement. Even if the tests show that the anemia has improved, you may have to continue taking iron for several months to replenish your body's total iron stores.

Because some people become nauseated if they take an iron supplement on an empty stomach, it can help to take it with food. Vitamin C boosts iron absorption, so drink a glass of orange or grapefruit juice when you take your iron. You can increase the chances that the iron you get from food will be absorbed by your body in other ways, too. For example, avoid drinking tea with food because a substance in tea called tannin reduces the body's ability to absorb iron found in the food or iron supplement. Milk can also interfere with iron absorption, so don't pair milk with iron-rich foods if you are concerned about getting enough iron.

Some people need more iron than others: Girls need more than guys, for example. And a girl who has heavy periods has a greater need for iron than a girl who has a light flow.

To make sure you get enough iron, eat a balanced diet every day, starting with a breakfast that includes an iron source, such as an iron-fortified cereal or bread. Lean meat, raisins, spinach, eggs, dried beans, and molasses are also good sources of iron.

If someone's anemia is caused by another medical condition, doctors will work to treat the cause. People with some types of anemia will need to see a specialist, called a hematologist, who can provide the right medical care for their needs.

The good news is that for most people anemia is easily treated. And in a few weeks you'll have your energy back!

Bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu là gì?

Có lẽ một ngày của bạn quá bận bịu đến nỗi không có thời gian để ăn điểm tâm, nói chi đến việc đảm bảo ăn đúng giờ vào các bữa còn lại. Có lẽ bạn phải thức khuya để làm xong bài tập về nhà và thiếu ngủ. Thực tế là nhiều thanh thiếu niên hiện đang rất mệt mỏi. Và với tất cả các yêu cầu ở trường và các hoạt động khác; thật dễ dàng hiểu được lý do vì sao, phải không?  

Dẫu vậy, đối với một số người thì có lẽ nguyên nhân gây kiệt sức là khác: đó là chứng thiếu máu. 

Để hiểu bệnh thiếu máu là gì, chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu hơi thở nhé. Khí ô-xy chúng ta hít không chỉ cung cấp cho phổi. Ô-xy cần thiết để cung cấp năng lượng cho não và tất cả các cơ quan, các mô khác giúp con người hoạt động. Khí ô-xy đến các cơ quan này qua máu – nhất là trong hồng cầu.

Hồng cầu, hoặc RBCs, được tạo ra trong tuỷ xương cơ thể và hoạt động như một chiếc tàu, vận chuyển khí ô-xy khắp nơi trong máu. Hồng cầu chứa hê-mô-glô-bin, loại prô-tê–in giữ khí ô-xy. Để tạo đủ hê-mô-glô-bin, cơ thể cần rất nhiều sắt. Chúng ta lấy chất sắt này, kết hợp với nhiều dưỡng chất thiết yếu khác để hình thành nên hồng cầu, từ thức ăn.

Bệnh thiếu máu xảy ra ở người có lượng hồng cầu ít hơn bình thường. Có thể vì 3 lý do chính dưới đây:

1. Bị mất hồng cầu

2. Cơ thể sản sinh hồng cầu chậm hơn mức cần thiết.

3. Cơ thể làm phá hủy hồng cầu.

Mỗi nguyên nhân gây ra một loại bệnh thiếu máu khác nhau.

Mất máu

Khi cơ thể mất một ít máu thì tuỷ xương có thể thay thế được mà không xảy ra hiện tượng thiếu máu. Nhưng nếu bị mất nhiều máu trong thời gian ngắn, chẳng hạn như người bị tai nạn hoặc chấn thương nghiêm trọng, thì tuỷ xương không thay thế được hồng cầu nhanh được.

Hiện tượng mất máu ít trong một thời gian dài cũng có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu. Điều này có thể xảy ra ở các bạn gái có thời gian hành kinh dài, nhất là nếu không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết trong các bữa ăn hằng ngày.

Thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt là chứng bệnh thiếu máu thường thấy nhất ở thanh thiếu niên Hoa Kỳ. Nó xảy ra khi chế độ dinh dưỡng thiếu sắt. Tình trạng thiếu sắt là khi lượng sắt dự trữ trong cơ thể giảm-đây là bước đầu tiên dẫn đến chứng bệnh thiếu máu. Nếu lượng sắt dự trữ không được bổ sung kịp thời thì chứng thiếu sắt liên tục này sẽ có thể là nguyên nhân gây chậm sản sinh hê-mô-glô-bin bình thường trong cơ thể. Khi nồng độ hê-mô-glô-bin và mức sản sinh hồng cầu giảm dưới mức bình thường thì bệnh nhân được cho là thiếu máu. Người bị thiếu máu có thể trông rất nhợt nhạt và lúc nào cũng uể oải.  

Cũng có nhiều nguyên nhân dinh dưỡng khác làm cho cơ thể người không tạo đủ hồng cầu. Vitamin B12 và axit phô-lic cũng rất cần thiết trong việc sản sinh hồng cầu, vì vậy điều quan trọng là nên cung cấp đủ những dưỡng chất này trong các bữa ăn. Nếu tuỷ xương không hoạt động tốt do bị nhiễm trùng, bệnh mãn tính, hoặc một số dược phẩm cụ thể nào đó như hoá trị liệu, thì bệnh thiếu máu có thể phát triển thêm.

Bệnh thiếu máu do tán huyết

Ở người bị thiếu máu do tán huyết thì tuổi thọ bình thường của hồng cầu thường ngắn hơn mức thường. Khi tế bào máu chết sớm thì tủy xương không theo kịp mức sản sinh đó. Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Bệnh nhân có thể bị một chứng rối loạn nào đó chẳng hạn như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc thiếu máu do tán huyết. Trong những trường hợp khác thì hệ miễn dịch của cơ thể có thể làm phá huỷ hồng cầu. Kháng thể có thể được tạo như một phản ứng kháng một số bệnh nhiễm trùng hoặc thuốc nào đó tấn công hồng cầu do sơ suất.

Vì sao thanh thiếu niên lại bị bệnh thiếu máu?

Vì thanh thiếu niên phát triển rất nhanh nên chúng có thể có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Trong quá trình lớn nhanh như thổi ấy, cơ thể rất cần tất cả các loại dưỡng chất, bao gồm sắt, cần được bổ sung trong thực phẩm hằng ngày. 

Sau khi dậy thì, cơ thể bạn gái có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt nhiều hơn bạn trai. Đó là vì bạn gái cần nhiều sắt hơn để bù lại lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt của mình. Việc mang thai cũng có thể làm cho phụ nữ bị thiếu máu và chế độ dinh dưỡng kiêng khem để giảm cân của thanh thiếu niên cũng làm cho tình trạng thiếu sắt càng trầm trọng hơn.

Người ăn chay có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt nhiều hơn người ăn thịt. Thịt đỏ là nguồn nguồn cung cấp sắt dồi dào và dễ hấp thu nhất. Mặc dù có một ít sắt trong các loại ngũ cốc, rau củ, và một số loại quả và đậu, nhưng lượng sắt vẫn ít. Và sắt trong các nguồn thực phẩm này không dễ dàng hấp thụ vào cơ thể như sắt có trong thịt.

Triệu chứng thiếu máu là gì?

Ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy các triệu chứng của bệnh thiếu máu vì nó thường xảy ra và tiến triển theo thời gian. Vẻ ngoài nhợt nhạt, xanh xao có thể là một dấu hiệu của chứng thiếu máu vì trong mạch máu có ít hồng cầu hơn. Tim sẽ đập nhanh hơn để cố bơm cùng một lượng mái và để vận chuyển khí ô-xy đến cơ thể, cho nên mạch máu có thể nhanh hơn bình thường.

Khi bệnh thiếu máu tiến triển thì người ta có thể cảm thấy mệt mỏi và thở hụt, nhất là khi leo cầu thang hoặc làm việc ngoài trời. Những triệu chứng ấy có thể phát triển thành bệnh nhức đầu. Tình trạng thiếu sắt xảy ra trước khi bị thiếu máu do thiếu sắt, có thể ảnh hưởng khả năng tập trung, học tập và ghi nhớ của người bệnh.

Bệnh thiếu máu không lây, vì vậy bạn không thể bị lây nhiễm từ người mắc bệnh.

Bệnh thiếu máu được chẩn đoán như thế nào?

Nếu bạn đến bác sĩ vì nghi ngờ bệnh thiếu máu thì bác sĩ sẽ cho bạn kiểm tra sức khỏe. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ hỏi về những điều có liên quan đến bệnh và các triệu chứng của bạn, sức khỏe trước đây của bạn, sức khỏe của gia đình bạn (xem liệu có ai trong gia đình mắc chứng thiếu mái không), bạn đang sử dụng loại thuốc nào, bạn có bị dị ứng không, và các vấn đề khác nữa. Đây gọi là tiền sử sức khỏe.

Trong các câu hỏi về tiền sử sức khỏe, bác sĩ có thể hỏi bạn những vấn đề cụ thể liên quan đến thức ăn hằng ngày. Nếu bạn là nữ, bác sĩ có thể hỏi bạn về chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như lượng máu chảy như thế nào, kỳ kinh đầu tiên của bạn là khi nào, bao lâu thì bạn hành kinh một lần, và kéo dài trong mấy ngày.

Nếu nghi ngờ bạn bị thiếu máu thì bác sĩ sẽ có thể lấy mẫu máu của bạn và gởi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Bảng phân tích sẽ xác định số lượng, kích cỡ và hình dạng của hồng cầu, tỉ lệ máu tạo hồng cầu, và lượng hê-mô-glô-bin hiện có trong máu. Với thông tin này, bác sĩ có thể xác định được xem bệnh nhân có bị thiếu máu không và có thể cho làm thêm các xét nghiệm khác (chẳng hạn như đo nồng độ sắt), tuỳ thuộc vào nguyên nhân khả nghi gây bệnh thiếu máu.

Bệnh thiếu máu được điều trị như thế nào?

Phương pháp điều trị bệnh thiếu máu tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Nếu thiếu máu do thiếu sắt thì bác sĩ sẽ có thể kê toa bổ sung sắt nhiều lần trong ngày. Bác sĩ cũng có thể cho làm xét nghiệm máu sau khi bạn đã bổ sung sắt. Cho dù là các xét nghiệm cho thấy tình trạng thiếu máu đã được cải thiện thì bạn cũng có thể phải tiếp tục bổ sung sắt thêm một vài tháng nữa để bổ sung thêm tổng lượng sắt dự trữ trong cơ thể.

Vì một số người bị buồn nôn nếu uống chất bổ sung sắt khi bụng đói, vì vậy bạn nên dùng khi đã no nhé. Vitamin C có tác dụng giúp hấp thụ sắt dễ dàng hơn, vì vậy nên uống một ly nước cam hoặc bưởi ép khi dùng sắt. Ngoài ra bạn cũng có thể làm tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể từ thức ăn bằng nhiều cách khác nữa. Chẳng hạn như, nên tránh uống trà khi ăn bởi chất ta-nin trong trà sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt trong thức ăn hoặc trong chất bổ sung sắt. Sữa cũng có thể gây khó hấp thụ sắt, vì vậy đừng uống sữa chung với các loại thực phẩm giàu sắt nếu bạn quan tâm đến việc bổ sung đầy đủ chất sắt.

Một số người cần sắt nhiều hơn người khác: Chẳng hạn như phụ nữ cần nhiều sắt hơn nam giới. Người có kinh nguyệt nhiều cần sắt nhiều hơn người có kinh nguyệt ít.

Để đảm bảo cung cấp đủ sắt, bạn nên có một chế độ dinh dưỡng cân đối mỗi ngày, bắt đầu với một bữa ăn sáng nhiều sắt, như ngũ cốc tăng cường sắt hoặc bánh mì. Thịt nạc, nho khô, cải bina, trứng, đậu khô, và mật đường cũng là nguồn cung cấp sắt dồi dào.

Nếu người bị thiếu máu bởi một chứng bệnh nào khác thì bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân. Người mắc một số loại bệnh thiếu máu nên đến chuyên gia y tế, bác sĩ chuyên khoa huyết học, để có thể được chăm sóc sức khỏe đúng với nhu cầu của mình.

Tin vui là hầu hết bệnh nhân bị thiếu máu đều có thể dễ dàng được điều trị. Và chỉ trong một vài tuần, bạn sẽ tràn đầy năng lượng lại thôi!

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.