Một nhiệm vụ cứu trợ khổng lồ đang được bắt đầu ở miền đông bắc Nhật Bản vào một ngày sau khi vùng này bị sóng thần tàn phá, cướp đi hàng trăm sinh mạng.
Thảm hoạ này gây ra bởi một trận động đất 8.9 độ Rích-te, được xem là mạnh nhất nước này theo như ghi chép từ trước đến nay.
Quân đội của Nhật Bản đã huy động hàng ngàn binh lính, hàng trăm máy bay và hàng tá tàu thuyền.
Chính phủ đã cảnh báo có thể có rò rỉ phóng xạ tại lò phản ứng năng lượng hạt nhân bị đóng cửa do trận động đất.
Cơn chấn động xảy ra vào buổi trưa theo giờ địa phương vào ngày thứ sáu tại độ sâu khoảng 24 km, 400 km (tương đương 250 dặm) về phía đông bắc của Tokyo.
Theo các nhà khoa học, nó mạnh hơn khoảng 8,000 lần so với trận đã tàn phá Christchurch, Niu Di-lân vào tháng trước.
Khoảng 300 người được phát hiện đã chết và hơn 500 người mất tích. Phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin cho biết tổng số người chết sẽ vượt quá 1,000.
Thủ tướng Naoto Kan dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp nội các khẩn cấp vào đầu ngày thứ bảy, trước khi đến thăm khu vực xảy ra thảm hoạ bằng trực thăng.
Quân đội của quốc gia này đã huy động hàng ngàn binh lính, 300 máy bay và 40 tàu để nỗ lực viện trợ.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho biết sẽ huy động một tàu sân bay Hoa Kỳ ở Nhật, và đang huy động thêm một chiếc khác nữa.
Trận động đất này đã gây ra sóng thần cao trên 10 m (30 bộ), với các đợt sóng cao 7m tấn công vào bờ biển Nhật bản.
Một thác nước đầy bùn quét vào những chiếc xe hơi và nhà sâu vào vùng nội địa, biến các khu vực dân cư và những ruộng lúa thành một vùng nước biển mênh mông đầy những mảnh vụn.
Một trong những vùng bị thiệt hại nặng nhất là thành phố cảng Sendai, ở quận Miyagi, nơi có hơn 300 thi thể đã được tìm thấy chỉ nội trong một khu vực.
Công ty đường sắt Nhật bản cho biết công ty không thể dò tìm được bốn chiếc xe lửa dọc theo bờ biển đông bắc. Một tàu chở 100 người cũng được báo cáo đã mất tích.
Khu vực rộng lớn Kesennuma, thuộc quận Miyagi, đã bị cháy suốt đêm, trong khi đó một phần ba thành phố được cho biết là chìm dưới biển nước.
Khoảng 1,800 ngôi nhà được báo cáo là đã bị phá hủy ở thành phố Minamisoma, thuộc quận Fukushima .
Và một đập ngăn nước vỡ tràn vào miền đông bắc của quận Fukushima, quét đi hàng loạt ngôi nhà, theo báo cáo của thông tấn xã Kyodo.
Trong khi đó, nhà chức trách Nhật Bản công bố tình trạng khẩn cấp lúc 5 giờ về các lò phản ứng tại nhà máy Fukushima I và II, khi hệ thống làm lạnh đã hư vì cơn động đất.
Họ cũng cảnh báo có thể có rò rỉ phóng xạ nhỏ khi hơi nước thoát ra khỏi những lò phản ứng này, nơi mà áp lực được báo cáo cao hơn bình thường rất nhiều.
Hàng ngàn người đã được sơ tán xung quanh khu vực hai nhà máy này.
Có hơn 50 dư chấn xảy ra - nhiều dư chấn trong số chúng có độ lớn hơn 6.0 - đã làm cả nước lo sợ.
"Đây là trận động đất lớn nhất tôi từng chứng kiến. Tôi cứ tưởng tôi sẽ chết, " Sayaka Umezawa, một sinh viên 22 tuổi tâm sự khi người này đang viếng thăm cảng Hakodate.
Ở trung tâm Tokyo, một số nhân viên văn phòng đã ở lại qua đêm trong văn phòng của họ bởi vì thang máy ngưng hoạt động.
Hàng triệu người đi xe lửa bị lâm vào hoàn cảnh khó khăn phải ở lại qua đêm, trong khi những người khác phải đi bộ về nhà, sau khi dịch vụ vận chuyển bằng xe lửa bị tạm thời ngưng hoạt động.
Có ít nhất 20 người bị thương ở Tokyo khi mái nhà của một phòng ở trường đại học đổ sập xuống trong buổi lễ tốt nghiệp.
Khoảng bốn triệu ngôi nhà ở trong và quanh thành phố bị cúp điện.
Sóng thần lan rộng khắp hai bên bờ Thái Bình Dương với tốc độ của máy bay phản lực nhưng đã suy yếu đi trước khi nó đi vào đảo Hawaii và bờ biển Tây Hoa Kỳ.
Hàng ngàn người được lệnh phải di tản khỏi miền duyên hải các bang California, Oregon và Washington.
Một cảng ở Oregon được báo cáo đã bị thiệt hại nặng nề do những cơn sóng.
Do hậu quả trực tiếp của trận động đất, cảnh báo sóng thần lan rộng ra hai bên bờ Thái Bình Dương đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ, nhiều miền duyên hải khác nơi đây, người dân đã được sơ tán.
Thế nhưng cảnh báo đã được bãi bỏ ngay sau đó ở hầu hết các khu vực, bao gồm Philippines, Indonesia, Úc và Trung Quốc.