Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Tin tức thời sự
Gaddafi forces beat up BBC team
Lực lượng Gaddafi tra tấn nhóm phóng viên BBC
Libyan leader Col Muammar Gaddafi's security forces detained and beat up a BBC news team who were trying to reach the strife-torn western city of Zawiya.
Lực lượng an ninh của nhà cầm quyền- Đại tá Libia Muammar Gaddafi đã giam giữ và tra tấn nhóm phóng viên của BBC khi họ đang tìm cách tới thành phố phía tây Zawiya trong thời điểm giao tranh khốc liệt.
Gaddafi forces beat up BBC team

Libyan leader Col Muammar Gaddafi's security forces detained and beat up a BBC news team who were trying to reach the strife-torn western city of Zawiya.

The three were beaten with fists, knees and rifles, hooded and subjected to mock executions by members of Libya's army and secret police.

The men were detained on Monday and held for 21 hours, but have now flown out of Libya.

Government forces are in a fierce fight to wrest Zawiya from rebel control.

Artillery and tanks have pounded the city - which lies 50km (30 miles) from the capital Tripoli - over the last four days.

'Gun against neck'

The BBC team showed their identification when they were detained at an army roadblock on Monday.

They had been seeking, like many journalists, to get around government restrictions by reaching besieged Zawiya.

The three of them were taken to a huge military barracks in Tripoli, where they were blindfolded, handcuffed and beaten.

One of the three, Chris Cobb-Smith, said: "We were lined up against the wall. I was the last in line - facing the wall.

"I looked and I saw a plain-clothes guy with a small sub-machine gun. He put it to everyone's neck. I saw him and he screamed at me.

"Then he walked up to me, put the gun to my neck and pulled the trigger twice. The bullets whisked past my ear. The soldiers just laughed."

A second member of the team - Feras Killani, a correspondent of Palestinian descent - is said to have been singled out for repeated beatings.

Their captors told him they did not like his reporting of the Libyan popular uprising and accused him of being a spy.

The third member of the team, cameraman Goktay Koraltan, said they were all convinced they were going to die.

During their detention, the BBC team saw evidence of torture against Libyan detainees, many of whom were from Zawiya.

'Abusive treatment'

Koraltan said: "I cannot describe how bad it was. Most of them [other detainees] were hooded and handcuffed really tightly, all with swollen hands and broken ribs. They were in agony. They were screaming."

Killani said: "Four of them [detainees] were in a very bad situation. There was evidence of torture on their faces and bodies. One of them said he had at least two broken ribs. I spent at least six hours helping them drink, sleep, urinate and move from one side to another."

A senior Libyan government official later apologised for the BBC team's ordeal.

But the BBC said in a statement that it "strongly condemns this abusive treatment".

"The safety of our staff is our primary concern especially when they are working in such difficult circumstances and it is essential that journalists working for the BBC, or any media organisation, are allowed to report on the situation in Libya without fear of attack," said the statement from Liliane Landor, languages controller of BBC Global News.

"Despite these attacks, the BBC will continue to cover the evolving story in Libya for our audiences both inside and outside the country."

Rebel bounty

Government forces have been mounting a strong fightback against the rebels who rose up in mid-February to end Col Gaddafi's 41 years in power.

The main square of Zawiya reportedly changed hands twice on Wednesday in the fighting between pro-Gaddafi forces and the insurgents.

State TV reported that the army had retaken Zawiya, and showed pictures of what it said were residents staging a pro-Gaddafi rally.

On the eastern front around the Mediterranean oil port of Ras Lanuf, rebels retreated in the face of heavy government shelling and ongoing air strikes, amid reports that oil facilities were blown up.

Col Gaddafi also launched a diplomatic offensive, dispatching envoys overseas on the eve of a summit by Nato defence ministers in Brussels.

High-ranking members of the Libyan leader's inner circle were sent to Cairo, Brussels, Lisbon and Malta to approach government officials.

The Libyan government meanwhile offered a reward for the capture of rebel leader Mustafa Abdel Jalil, the ex-justice minister.

The amount was 500,000 Libyan dinars ($400,000; £250,000).

Lực lượng Gaddafi tra tấn nhóm phóng viên BBC

Lực lượng an ninh của nhà cầm quyền- Đại tá Libya Muammar Gaddafi đã giam giữ và tra tấn nhóm phóng viên của BBC khi họ đang tìm cách tới thành phố phía tây Zawiya trong thời điểm giao tranh khốc liệt.

Ba người này bị đánh bằng cùi tay, đầu gối và súng, sau đó bị bọn quân đội Lybia và cảnh sát mật trùm đầu rồi làm nhục họ.

Những người này bị giam vào ngày thứ Hai suốt 21 giờ, nhưng hiện đã thoát nạn và rời khỏi Lybia.

Lực lượng chính phủ đang đấu tranh giành quyền kiểm soát Zawiya từ những kẻ nổi loạn.

Trong bốn ngày qua tiếng đạn pháo, xe tăng nã dữ dội vào thành phố này cách thủ đô Tripoli 50 km (khoảng 30 dặm).

“Súng kề cổ”

Nhóm phóng viên BBC đã trình giấy tờ tuỳ thân đầy đủ khi bị giam giữ tại trạm kiểm soát quân đội vào ngày thứ Hai.

Giống như các nhà báo khác, họ đang cố tiếp cận vùng chiến sự Zawiya đang bị bao vây mà không phải chịu sự kiểm soát của chính phủ.

Ba người này bị đưa đến một khu vực quân sự lớn ở Tripoli, ở đó họ bị bịt mắt, còng tay và bị đánh đập.

Chris Cobb-Smith-một trong ba phóng viên nói rằng:” Chúng tôi đứng sếp hàng úp mặt vào tường, tôi là người đứng cuối hàng.

 “ Tôi nhìn thấy một gã mặc thường phục cầm súng máy đập vào cổ mọi người. Tôi nhìn hắn thì hắn la hét tôi.

 “ Sau đó hắn tiến lại gần tôi, kề súng vào cổ tôi và kéo cò hai lần. Nhưng đạn chỉ sượt qua tai rồi bọn lính rộ lên cười.”

Thành viên thứ hai của nhóm là Feras Killani, người gốc Palestine bị lôi ra đánh túi bụi.

Những kẻ bắt giữ nói rằng họ không thích những bài viết của ông về phong trào nổi loạn ở Lybia và buộc tội ông là gián điệp.

Thành viên thứ ba, phóng viên ảnh Goktay Koraltan thì cho rằng cả ba người họ chắc chắn sẽ chết.

Trong thời gian bị giam cầm, nhóm phóng viên BBC đã chứng kiến nhiều người bị bắt bị tra tấn, trong đó có nhiều nạn nhân từ Zawiya.

' Hành xử bạo ngược '

Koraltan cho biết: “ Tôi không thể diễn tả điều tồi tệ đó đến mức nào. Hầu hết những người bị bắt giữ đều bị trùm đầu, còng chặt tay, tay xưng vù, xương sườn gãy, họ đau đớn, la hét.”

 “ Bốn người trong đó đang trong tình trạng hết sức tồi tệ, có nhiều vết thương tra tấn trên mặt và khắp cơ thể. Một người nói rằng anh ta bị gãy ít nhất là hai cái xương sườn. Tôi phải mất sáu tiếng đồng hồ để giúp họ uống nước, đi tiểu và đi lại.”

Sau đó một quan chức cao cấp của chính phủ Libya đã xin lỗi nhóm phóng viên BBC vì đã hành xử họ.

Tuy nhiên, trong một bài phát biểu, BBC cho hay họ “ cực lực lên án cách đối xử bạo ngược như vậy”.

Giám đốc bộ phận phát thanh về tin tức quốc tế của BBC, ông Liliane Landor tuyên bố rằng “ Sự an toàn của các phóng viên là mối quan tâm chính của chúng tôi nhất là khi họ đang phải làm việc trong điều kiện khó khăn như vậy và điều quan trọng là các nhà báo đang làm việc cho BBC hay bất kỳ tổ chức truyền thông nào đều được phép đưa tin về tình hình ở Libya mà không sợ tấn công”.

 “Dù bị tấn công nhưng BBC vẫn tiếp tục  đưa tin về Lybia cho độc giả cả bên trong lẫn bên ngoài đất nước Libya”.

Tiền thưởng để bắt kẻ nổi loạn

Lực lượng chính phủ đang tăng cường chống lại quân nổi loạn vào giữa tháng Hai nhằm chấm dứt 41 năm cầm quyền của Đại tá Graddafi.

Theo như đưa tin quảng trường chính ở Zawiya đã thay tay đổi chủ hai lần vào ngày thứ Tư trong cuộc chiến giữa lực lượng Gaddafi và quân nổi dậy.

Đài truyền hình quốc gia đưa tin quân đội đã lấy lại Zawiya và cho thấy những bức ảnh về việc người dân đang tập hợp lực lượng thân Gaddafi.

Trên mặt trận phía đông quanh cảng dầu Địa Trung Hải ở Ras Lanuf, quân nổi loạn rút lui trước sự nã pháo quyết liệt của chính phủ và tiếp tục tiến hành cuộc không kích trong khi có những thông báo về vụ dầu mỏ bị đánh bom.

Đại tá Gaddafi cũng phát động cuộc tấn công về ngoại giao, gửi các phái viên ra nước ngoài trước ngày diễn ra hội nghị cấp cao do các bộ trưởng quốc phòng khối NATO tổ chức ở Brussels.

Các thành viên cấp cao thuộc nhóm nòng cốt của nhà lãnh đạo Libya được gửi tới Cairo, Brussels, Lisbon và Man – ta để tiếp cận các quan chức chính phủ.

Trong khi đó chính phủ Libya treo giải thưởng để bắt sống kẻ cầm đầu cuộc nổi loạn là Mustafa Abdel Jalil- cựu bộ trưởng tư pháp.

Tiền thưởng là 500.000 đi-na (tương đương 400.000 đô-la; 250.000 bảng)

 
Đăng bởi: Clementine
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.