Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Kinh tế
How To Avoid Buying A "Lemon" Product
Làm thế nào để tránh mua phải hàng "kém chất lượng"
Timely, relevant information is crucial for functional, efficient markets. However, in certain industries and for some credence goods, consumers may not be able to thoroughly evaluate the goods or services they are thinking about purchasing. This leads to the possibility of the lemons problem.
Thông tin đầy đủ, kịp thời rất quan trọng để các thị trường hoạt động hiệu quả, phát huy hết chức năng. Tuy nhiên, trong một số ngành nhất định và đối với một số hàng hoá cần đến lòng tin, thì người tiêu dùng có thể không có khả năng đánh giá được hoàn toàn hàng hoá hoặc dịch vụ họ định mua. Điều này dẫn đến khả năng nảy sinh vấn đề thị trường hàng hoá kém chất lượng.
How To Avoid Buying A "Lemon" Product

Timely, relevant information is crucial for functional, efficient markets. However, in certain industries and for some credence goods, consumers may not be able to thoroughly evaluate the goods or services they are thinking about purchasing. This leads to the possibility of the lemons problem. We’ll look at this problem in detail and provide some tips for resolving it.

The Lemons Problem
The lemons problem theory states that certain industries are susceptible to asymmetric information, which can lead to a decrease in product price because the buyer is unsure about any potential problems that the asset might have, and will thus demand a deep discount. Asymmetric information occurs when a seller has more or better information than a buyer.

The lemons problem theory makes reference to unsuccessful investments that, like lemons, leave a bitter taste. The most common use of the term “lemon” is when it is applied to low-quality cars offered for sale in a used car market.

Asymmetric Info in Action

To understand how asymmetric information can produce a market of mostly low-quality goods and services, consider a used car market with only one type of car. One group of sellers is offering automobiles in good shape for $13,000, and another group is selling low-quality automobiles, or lemons, for $7,000. The average price that a buyer would be willing to pay for a car from this market is $10,000 ([$13,000 + $7,000]/2).

At a $10,000 average price point, only the sellers of low-quality cars will be willing to sell. Because sellers of high-quality cars want $13,000, most will not be willing to sell for $10,000. So this market would deal primarily in lemons, thus reducing overall product quality.

In addition to certain industries that are susceptible to asymmetric information, specific products or services known as credence goods are also prone to lemon problems. The utility of credence goods is difficult for a consumer to assess. Therefore, the value of such an item may be unclear, both before and after a consumer has purchased it.


It is reasonable to assume that consumers are able to judge the value of goods such as food, office supplies and appliances. However, it is difficult for consumers to fully value credence goods and services such as automobiles, dietary supplements and healthcare because of asymmetric information, leading to the possibility of the lemons problem. In terms of an auto purchase, for example, the numerous problems facing the vehicle might not surface immediately after the purchase.

Origins of the Lemons Problem Theory
The lemons problem theory was described by George Akerlof in a 1970 paper titled "The Market for Lemons: Quality Uncertainty and the Market Mechanism."

Akerlof explained how asymmetric information provides incentives for sellers of low-quality goods to present their products as high-quality goods, thus reducing overall product quality and consumer satisfaction. The "market mechanism" Akerlof refers to - where the bad drives out the good when only the average quality of goods in a market are considered - results in a no-trade equilibrium. Akerlof postulated that, in some cases, certain markets may fail entirely because of this market mechanism in which there is a high degree of uncertainty about product quality.

George Akerlof shared the 2001 Nobel Memorial Prize in Economic Sciences with Michael Spence and Joseph Stiglitz for their research into asymmetric information.

Solutions to Asymmetric Information
There are almost always going to be situations where consumers will not be able to make an educated purchasing decision, increasing the probability of the lemons problem. Asymmetric information and the lemon market problem are prevalent in many industries, most prominently in the automobile, banking, healthcare, pharmaceutical and professional services industries.

Increase the Amount of Information
Fortunately, there are solutions to the problem of asymmetric information. Among these solutions, increasing the access to information is paramount. Giving consumers greater access to information directly addresses the problem of asymmetric information. It is nearly impossible to provide every consumer with all the information they need to make an informed purchase decision in each instance, but if consumers can obtain enough information to make an educated decision, overall product quality can be increased, along with aggregate consumer satisfaction.

Consider once again the previous example of a used car market. A consumer without access to any external information would most likely have to rely on the word of the dealer. Access to information, such as a website, helps address the problem of asymmetrical information. Consumers may be able to check a dealer's track record on a website or they could find a list of local mechanics who can examine the used car before the purchase is made. If previous buyers are able to post comments on the website, new buyers may be forewarned about an unscrupulous dealer selling lemons. Consumers could even educate themselves regarding basic mechanical and electrical issues that could be problematic in a low-quality car.

Solutions to the Lemon Problem
Of course, there is more than one solution to the problem of asymmetric information. These include:

1. Guarantees and Warranties
Guarantees and warranties benefit both the firm, by attracting customers with an assurance of higher quality goods and services, as well as consumers who, in the case of receiving a faulty product, can return the item or have it replaced. Almost all electronic device makers, for example, offer warranties

2. Industry Standards
Firms may set requirements to produce goods and services that meet industry standards, thus attracting customers who might not be able to properly evaluate the industry's products and services. This method is practiced most often by high-quality producers of goods and services who wish to differentiate themselves from low-quality producers.

3. External Product Certification
Similar to creating industry standards, firms may attain external product certification so that consumers can rely on expert verification of the quality of their goods and services.

4. Consumer Protection Regulation
In many industries and governments act to address asymmetric information by implementing consumer protection laws designed to set a standard by which all firms must legally comply. For example, credit card issuers are subject to consumer protection laws set forth by the government.

5. Liability Laws
Liability laws are a part of consumer protection regulations as established by the government. Firms may be subject to penalties and fines if minimum industry standards are not met.

6. Licensing
Licensing falls under consumer protection regulations as well. A firm, such as a public utility, might require a license by the government to sell certain goods and services.

7. Social Regulation
Social regulation is a significant measure taken by government when other consumer protection laws fail to provide adequate regulatory functions. Oversight of a nation's banking industry is a type of social regulation designed to protect everyone.

Bottom Line
When consumers aren’t able to fully assess the things they are purchasing, there is always a chance they are going to get a lemon. Access to information, coupled with other market and regulatory solutions, can reduce the probability of the lemons problem and increase product quality and overall consumer satisfaction. (Being prepared before buying will save you thousands in the long run.

Làm thế nào để tránh mua phải hàng “kém chất lượng”

Thông tin đầy đủ, kịp thời rất quan trọng để các thị trường hoạt động hiệu quả, phát huy hết chức năng. Tuy nhiên, trong một ́ ngành nhất định và đối với một ́ hàng hoá cần đến lòng tin, thì người tiêu dùngthể khôngkhả năng đánh giá được hoàn toàn hàng hoá hoặc dịch vụ họ định mua. Điều này dẫn đến khả năng nảy sinh vấn đề thị trường hàng hoá kém chất lượng. Chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này một cách chi tiết và đưa ra một vài cách giải quyết nho nhỏ.

Vấn đề hàng kém chất lượng

Lý thuyết về vấn đề thị trường hàng kém chất lượng phát biểu rằng một số ngành rất nhạy cảm với thông tin bất cân xứng, có thể dẫn đến giảm giá sản phẩm vì người mua không chắc chắn tài sản ấy có nảy sinh bất kỳ vấn đề nào hay không, và vì vậy đòi hỏi phải giảm giá thật nhiều. Tình trạng thông tin bất cân xứng xảy ra khi người bán nắm giữ thông tin phong phú hoặc chính xác hơn người mua có.

Lý thuyết về vấn đề thị trường hàng kém chất lượng đề cập đến các khoản đầu tư bất thành mà, giống như những trái chanh, bị giập rồi thì có vị đắng. Cách dùng phổ biến nhất của thuật ngữ “lemon” là nói đến những chiếc xe hơi chất lượng thấp chào bán trên thị trường xe hơi cũ.

Thông tin bất cân xứng xảy ra

Để hiểu thông tin bất cân xứng có thể tạo ra thị trường chủ yếu là các sản phẩm và dịch vụ kém chất lượng như thế nào, hãy xem xét một thị trường xe hơi cũ với chỉ một loại. Một nhóm người bán đang rao bán những chiếc xe ôtô chất lượng tốt với giá 13 ngàn đô la, và nhóm khác đang bán những chiếu ôtô chất lượng thấp, hay những chiếc xe cũ, với giá 7 ngàn đô la. Mức giá bình quân một người mua sẵn lòng trả cho một chiếc xe ở thị trường này là 10 ngàn đô la (tức là tổng của 13 ngàn đô la và 7 ngàn đô la chia 2).

Tại mốc giá bình quân 10 ngàn đô la, chỉ những người bán xe hơi chất lượng thấp là sẵn lòng bán. Vì những người bán xe hơi chất lượng cao muốn mức giá phải là 13 ngàn đô la, đa số họ sẽ đồng ý không bán với giá 10 ngàn đô la. Thị trường này sẽ chủ yếu buôn bán xe hơi cũ, vì vậy làm giảm chất lượng sản phẩm chung.

Hơn nữa với một số ngành nhạy cảm với thông tin bất cân xứng, những sản phẩm và dịch vụ cụ thể được gọi là hàng hoá cần đến lòng tin cũng dễ nảy sinh vấn đề thị trường hàng kém chất lượng. Tính hữu dụng của những hàng hoá cần lòng tin này khách hàng khó có thể đánh giá được. Do đó, giá trị một món hàng như thế có thể không rõ ràng, cả lúc trước và sau khi người tiêu dùng mua nó.

Có cơ sở để giả định rằng người tiêu dùng có khả năng đánh giá giá trị hàng hoá, chẳng hạn như thực phẩm, thiết bị và đồ dùng văn phòng. Tuy nhiên, người tiêu dùng khó mà định giá đầy đủ những hàng hoá và dịch vụ cần đến lòng tin như những chiếc xe hơi, thực phẩm chức năng và dịch vụ y tế vì thông tin bất cân xứng, dẫn đến khả năng phát sinh vấn đề thị trường hàng kém chất lượng. Ví dụ, về phương diện mua xe hơi, nhiều vấn đề của chiếc xe có thể chưa xuất hiện ngay sau khi mua.


Nguồn gốc của thuyết vấn đề thị trường hàng kém chất lượng

Lý thuyết về vấn đề thị trường hàng kém chất lượng được George Akerlof nêu trong một bài báo viết năm 1970 có nhan đề: "Thị trường hàng kém chất lượng: Không xác định được chất lượng và cơ chế của thị trường này."

Akerlof giải thích cơ chế thông tin bất cân xứng khuyến khích người mua hàng chất lượng thấp bày tỏ hàng hoá của họ như những hàng hoá chất lượng cao, do đó giảm chất lượng sản phẩm chung và sự hài lòng của người tiêu dùng. "Cơ chế thị trường" Akerlof nói đến - trường hợp cái xấu hất cẳng cái tốt khi chỉ có chất lượng trung bình của hàng hoá trên thị trường được xem xét - dẫn đến cân bằng phi mậu dịch. Akerlof đòi hỏi rằng, trong một số trường hợp, một số thị trường có thể thất bại hoàn toàn vì cơ chế của thị trường này trong đó có mức độ cao không thể biết chắc về chất lượng sản phẩm.

George Akerlof cùng nhận Giải Nobel Kinh tế năm 2001 với Michael Spence và Joseph Stiglitz nhờ việc nghiên cứu về thông tin bất cân xứng.

Giải pháp cho vấn đề thông tin bất cân xứng

Những tình huống trong đó người tiêu dùng không thể quyết định việc mua có hiểu biết hầu như thường xuyên xảy ra, làm tăng khả năng nảy sinh vấn đề hàng hoá kém chất lượng. Thông tin bất cân xứng và vấn đề thị trường hàng kém chất lượng đang phổ biến ở nhiều ngành, rõ nhất là trong các ngành xe hơi, ngân hàng, y dược, và các dịch vụ chuyên nghiệp.

Tăng số lượng thông tin

Thật may mắn, có nhiều giải pháp cho vấn đề thông tin bất cân xứng. Trong số những giải pháp này, việc tăng khả năng tiếp cận thông tin là quan trọng nhất. Cho người tiêu dùng nhiều quyền tiếp cận thông tin hơn sẽ giải quyết trực tiếp vấn đề thông tin bất cân xứng. Gần như là không thể cung cấp cho từng người tiêu dùng mọi thông tin họ cần để đưa ra quyết định mua hàng có hiểu biết trong từng trường hợp, nhưng nếu người tiêu dùng có thể nhận được thông tin đầy đủ để ra quyết định có hiểu biết, thì chất lượng sản phẩm chung có thể tăng lên, cùng với sự hài lòng của tất cả mọi  khách hàng.

Hãy nhìn lại ví dụ trên đây về thị trường xe hơi cũ. Một người tiêu dùng không có quyền tiếp cận bất kỳ thông tin bên ngoài nào thì rất có khả năng phải tin vào lời của người buôn. Quyền tiếp cận thông tin, chẳng hạn một trang web, giúp giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng. Người tiêu dùng có thể kiểm tra lý lịch kinh doanh của một nhà bán hàng trên trang web hoặc họ có thể tìm danh sách những thợ máy ở địa phương có thể kiểm tra chiếc xe cũ trước khi mua. Nếu những người mua trước đây có thể đăng ý kiến lên trang web, thì người mua mới có thể được cảnh báo trước về một nhà bán hàng cũ không có lương tâm. Người tiêu dùng thập chí có thể tự trang bị cho mình kiến thức liên quan đến những vấn đề cơ-điện cơ bản mà có thể xảy ra trong một chiếc xe hơn chất lượng thấp.

Giải pháp cho vấn đề thị trường hàng kém chất lượng

Tất nhiên, có nhiều giải pháp cho vấn đề thông tin bất cân xứng. Những giải pháp này bao gồm:

1. Bảo đảm và bảo hành

Bảo đảm và bảo hành mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, bằng việc thu hút người tiêu dùng với sự bảo đảm hàng hoá và dịch vụ chất lượng cao hơn, và người tiêu dùng, khi mua phải sản phẩm bị mắc lỗi, có thể đem trả lại món hàng đó hoặc đổi lấy cái khác. Chẳng hạn, hầu hết các nhà sản xuất thiết bị điện tử đều có các cam kết bảo hành.

2. Tiêu chuẩn công nghiệp

Doanh nghiệp có thể đặt ra các yêu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ đáp ứng những tiêu chuẩn công nghiệp, nhờ vậy thu hút những người tiêu dùng không đủ khả năng đánh giá chính xác các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực đó. Biện pháp này thường được hầu hết các nhà sản xuất hàng hoá và dịch vụ chất lượng cao sử dụng, họ mong muốn có sự khác biệt giữa mình và những nhà sản xuất chất lượng thấp.

3. Chứng nhận sản phẩm từ  bên ngoài

Giống với việc tạo ra các chuẩn mực công nghiệp, doanh nghiệpthể đạt được chứng nhận ̀ chất lượng sản phẩm do bên ngoài cấp để người tiêu dùngthể tin tưởng vào ̣ kiểm tra đánh giá chuyên môn ̀ chất lượng hàng hoá và dịch vụ.

4. Quy định ̀ bảo ̣ người tiêu dùng

Trong nhiều ngành và các chính phủ thi hành các luật bảo vệ người tiêu dùng mà đặt ra những tiêu chuẩn theo đó tất cả các doanh nghiệp đều phải tuân thủ nhằm giải quyết tình trạng thông tin bất cân xứng. Chẳng hạn, những nhà phát hành thẻ tín dụng phải tuân thủ các quy định ̀ bảo ̣ người tiêu dùng do chính phủ đưa ra.

5. Luật ̀ trách nhiệm pháp lý

Luật ̀ trách nhiệm pháp lý là một ̣ phận trong những quy định bảo ̣ người tiêu dùngchính phủ đặt ra. Các doanh nghiệpthể phải trả giá và bị phạt tiền nếu không đáp ứng được những tiêu chuẩn công nghiệp tối thiểu.

6. Giấy phép

Việc cấp giấy phép cũng được xếp vào loại những quy định bảo ̣ người tiêu dùng. Một doanh nghiệp, chẳng hạn một công ty dịch vụ công cộng, có thể phải xin giấy phép của chính phủ mới được bán những hàng hoá và dịch vụ nào đó.

7. Quy định xã hội

Quy định xã hộimột biện pháp quan trọngchính phủ ̉ dụng khi những quy định ̀ bảo ̣ người tiêu dùng khác không thực hiện các chức năng hành pháp thoả đáng. Việc giám sát ngành ngân hàng của một quốc giamột dạng quy định xã hội nhằm bảo ̣ tất cả mọi người.

Lời kết

Khi người tiêu dùng không thể đánh giá đầy đủ những thứ mà họ mua, thì luôn xuất hiện khả năng họ sẽ mua phải món hàng kém chất lượng. Quyền tiếp cận thông tin, cùng với những giải pháp ̀ quản lý và thị trường khác, có thể giảm khả năng nảy sinh vấn đề thị trường hàng hoá kém chất lượng và có thể làm tăng chất lượng sản phẩm và ̣ hài lòng của khách hàng nói chung. (Chuẩn bị chu đáo trước khi mua sắm sẽ tiết kiệm cho bạn nhiều tiền ̀ lâu dài.)

 
Đăng bởi: alex
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.