Tác giả Christina Wood
Trẻ nhỏ lúc nào cũng hay thắc mắc và nhu cầu thắc mắc là một phần tất yếu, quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Nhưng làm thế nào bạn có thể xử lý những câu hỏi hóc búa không thể nào tránh được đây? “Câu trả lời” có thể làm cho bạn bị bất ngờ đấy.
Có phải mẹ mua con ở cửa hàng em bé không? Tại sao kiến có màu đen? Giun ăn gì? Ngôi sao là gì? Khủng long sống ở đâu?
Khi bé Cole của tôi lên 3, thằng bé bắt đầu hay đặt câu hỏi. Lúc đầu, tôi cảm thấy quá hồi hộp vui sướng bởi tính hiếu kỳ của nó phát triển đến nỗi tôi đã trả lời từng câu hỏi một cách háo hức – hầu như là quá nhiều thông tin cho nó. Nhưng rồi tôi nhanh chóng phát hiện ra rằng những câu hỏi của nó không phải lúc nào cũng là những thắc mắc muốn biết. Và việc trả lời cho con không đơn thuần là cung cấp thông tin cho nó. Khối câu hỏi của thằng bé làm cho tôi không còn nhiệt tình như trước nữa và một số câu trả lời cho con đã trở thành chiếu lệ, đại khái.
Đó là lúc tôi đã bắt đầu tự hỏi. Những câu hỏi này quan trọng như thế nào đối với sự phát triển nhu cầu học hỏi của Cole? Có phải tôi đã khuyến khích nó thụ động bằng cách trả lời cho nó những câu hời hợt? Hay tôi làm chặn đứng tính tò mò, hiếu kỳ của nó nếu bảo rằng mẹ không biết hoặc không có thời gian nói chuyện đó?
Một vài câu hỏi của thằng bé rất thú vị, buồn cười, và cảm thấy rất hài khi trả lời con. Cũng có một vài câu hỏi quá tầm thường đến độ tôi không nghĩ ra được điều gì để nói. Một vài câu mà tôi đã trả lời đi trả lời lại nhiều lần đến mức không thể chịu đựng nổi nữa và tôi muốn lờ đi, không nghe thấy. Nhưng liệu tôi có làm tổn thương tính hiếu kỳ của con bằng cách không chấp nhận những câu hỏi nhạt nhẽo ấy một cách nghiêm túc?
Mary Mindess, giáo sư giáo dục ở Trường Đại học Lesley, Cambridge, Massachusetts, người sáng lập và điều phối viên của Hội nghị Nhà trẻ Anh Mới giải thích “Yếu tố quan trọng đối với thắc mắc của trẻ là phương tiện giao tiếp.” “Đơn thuần đó chỉ là cách mà trẻ cố muốn lôi kéo bố mẹ vào cuộc nói chuyện với chúng.” Vì vậy, câu trả lời của bạn không quan trọng bằng việc chỉ hưởng ứng theo con một cách tích cực. Đôi khi dễ nhất bạn chỉ cần nói “Ồ, đó là một câu hỏi hay đấy.”
Khi được hỏi những câu hỏi thú vị thì thường là người ta có khuynh hướng đưa ra lời giải thích chi tiết. Nhưng trẻ con – hầu như mọi người – đều thích câu trả lời ngắn gọn và chán ngấy khi phải nghe bài thuyết trình. Khoảng từ 2 đến 7 tuổi, trẻ thường suy nghĩ bằng trực quan chớ không phải là lô-gic, có nghĩa là chúng không dễ dàng hiểu các khái niệm trừu tượng. Vì thế nếu trả lời con trẻ bằng kịch bản có tính cách giả thuyết, nhiều thông tin sẽ làm cho chúng rối lên. Tốt hơn là nên trả lời ngắn gọn. Nhưng thậm chí tốt hơn nữa là nên trả lời con bằng sự minh hoạ.
Việc trả lời con ngắn gọn – thậm chí là chưa trọn vẹn – cũng là một cách hay để bắt đầu cuộc trò chuyện với chúng. Chẳng hạn như, khi Cole hỏi tôi là nó có phải ở của hàng em bé không, tôi chỉ trả lời là trẻ con không phải từ cửa hàng em bé mà ra. Điều này khởi đầu một cuộc thảo luận dài – cứ diễn tiến rời rạc đến tận hôm nay – về việc trẻ con từ đâu mà ra. Tôi cố giữ câu trả lời cho con thành một câu ngắn và chờ cho bé hỏi thêm. Bằng cách này, tôi biết được nhiều về những điều mà con đã biết và (thường hài hước) về cách trẻ 4 tuổi suy luận.
Mindess giải thích “Mọi người, nhưng nhất là trẻ em, cần xây dựng kiến thức của mình trên nền tảng giác quan hoặc bằng cách bổ sung thêm những gì đã biết.” Nếu trẻ thắc mắc và bạn có thể chỉ cho chúng biết bằng thí nghiệm khoa học hoặc hình ảnh thì đó là cơ sở kiến thức vững chắc hơn nhiều so với lời nói suông.
Nếu bạn quá mệt mỏi, hết cách trả lời cho con thì mạng Internet là phương tiện hỗ trợ tốt đấy: có cả phim ảnh, trò chơi, tranh minh hoạ, dẫn chứng, và hệ thống Webcam – máy quay vi-đi-ô có kết nối Internet nữa. Mới đây tôi đã chuyển sang sử dụng Internet để trả lời một trong những câu hỏi “điệp khúc” của Cole: “Vì sao mà con lại thở?” Tôi đã giải thích rất nhiều lần cho thằng bé. (Nó trông chẳng hiểu gì cả.) Tôi đã chỉ cho nó xem biểu đồ phổi trong sách trong khi nó thở mạnh ra. (Thằng bé thích làm theo yêu cầu mẹ là thở ra nhưng vẫn chưa hiểu và hỏi tiếp.) Và rồi khi tôi chỉ cho nó xem đoạn phim ảnh về phổi đang hoạt động (www.innerbody.com), nó liền hít thở một vài lần, cười vang, rồi nói, “Ồ, con hiểu rồi! Mẹ cho con xem máu đi!”
Một trong những điều làm tôi phiền muộn dai dẳng là nếu tôi không trả lời con một cách chính xác thì uy tín của tôi như một nguồn thông tin sẽ trở nên xấu xa, ô uế và thằng bé sẽ chẳng hỏi tôi thêm gì nữa. Dẫu vậy, trong khi trò chuyện với Mindess và Wallace, tôi chợt nhận ra rằng điều này sẽ xảy ra cho dù là tôi có trả lời mọi câu hỏi của con một cách hoàn hảo đi chăng nữa. Hơn nữa, điều quan trọng ở đây là mối quan hệ của chúng tôi chứ không phải là kiến thức về thiên văn học. Khi thằng bé lớn lên, nó sẽ có nhiều nguồn trả lời khác nhau – mọi người xung quanh, mạng Internet, sách báo – và nó sẽ chẳng hỏi tôi quá nhiều câu hỏi như thế nữa. Việc đó làm tôi hơi buồn nhưng đồng thời cũng giúp tôi thấy vui với một khối câu hỏi mà tôi phải chịu đựng hiện giờ.
Nhưng người ta cũng hiểu thêm một lý do chính đáng khác đối với việc sử dụng các câu hỏi hiện tại là để tạo mối quan hệ. Khi Cole lớn lên, nó sẽ vẫn phải hỏi tôi nhiều câu hỏi đại khái như “Con có thể dự một buổi tiệc qua đếm vào cuối tuần này không?” Và các câu hỏi đó như một phần quan trọng trong mối quan hệ của chúng tôi.
Mindess giải thích “Có nhiều câu hỏi mà trẻ con hay hỏi thường là để xin phép.” “Ở giai đoạn 7, 8 tuổi trẻ thường hay đề cập việc “ai cũng được đi mà”, “ai cũng làm chuyện này hoặc chuyện đó mà.” Việc trả lời những câu hỏi này trở thành việc cho trẻ biết giá trị của bạn. Nếu bạn cho phép không thảo luận về những vấn đề này – bằng cách chỉ nói “không” – trẻ sẽ không có điều gì để nói với bạn mình khi chúng giải thích tại sao mình không đi được, không làm được việc đó, hoặc không có được cái gì.”
Tôi biết điều gì sẽ xảy ra suốt các buổi tiệc thâu đêm và ý muốn bảo vệ Cole khỏi bị cám dỗ – bằng cách la toáng lên “Tuyệt đối không!” và nhốt nó vào phòng cho đến khi tàn tiệc – sẽ là một chuyện hết sức tàn ác, tôi chắc là như vậy. Hy vọng rằng, đến lúc ấy tôi sẽ biết được câu hỏi này là một dịp tốt cho tôi hướng con mình vào cuộc nói chuyện về chủ đề lạm dụng thể chất tuổi thanh thiếu niên – hoặc về bất kỳ điều gì khác xảy ra thành nỗi ác mộng của các bậc cha mẹ vào năm 2013.