Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Blood transfusions
Truyền máu
You'd probably feel a lot better if blood just stayed inside your body where it belongs. But blood transfusions save lives every day. Hospitals need blood for people who are injured, as well as for patients having heart surgery, organ transplants, cancer treatments, and treatments for other diseases that affect the blood, like sickle cell anemia. In fact, about 5 million people each year in the United States get blood transfusions.
Hẳn là bạn cảm thấy khoẻ hơn nhiều nếu máu ở đúng chỗ trong cơ thể. Nhưng việc truyền máu cũng đã cứu sống nhiều mạng người mỗi ngày đấy. Bệnh viện cần máu cho người bị thương, cũng như cho bệnh nhân mổ tim, cấy ghép nội tạng, điều trị ung thư, và chữa nhiều bệnh khác liên quan đến máu, chẳng hạn như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Thực ra thì ở Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 5 triệu người được truyền máu.
Blood transfusions

A bit about blood

You'd probably feel a lot better if blood just stayed inside your body where it belongs. But blood transfusions save lives every day. Hospitals need blood for people who are injured, as well as for patients having heart surgery, organ transplants, cancer treatments, and treatments for other diseases that affect the blood, like sickle cell anemia. In fact, about 5 million people each year in the United States get blood transfusions.

Blood is like the body's transportation system, busy making deliveries and pickups. As blood circulates throughout the body, it delivers oxygen and nutrients to all the places they're needed. Blood also collects waste products, such as carbon dioxide, and carries them to the organs responsible for making sure the wastes leave the body.

Blood is a mixture of cells and liquid, and each component has a specific job:

    * Red blood cells carry oxygen to the body's tissues and remove carbon dioxide. Red blood cells make up about 40% to 45% of a person's blood and live for 120 days.

    * White blood cells are part of the immune system, and its main defense against infection. White blood cells make up less than 1% of a person's blood.

    * Platelets are cell fragments that help blood clot, which helps to prevent and control bleeding. They are about 5% of our blood.

    * Plasma is a pale yellow liquid mixture of water, proteins, electrolytes, carbohydrates, cholesterol, hormones, and vitamins. About 55% of our blood is plasma.

The blood cells are made in the bone marrow, a spongy substance contained within many of the bones in the body. A full-grown adult has about 10 pints of blood (almost 5 liters) in his or her body.

What is a blood transfusion?

A transfusion is a relatively simple medical procedure that doctors use to make up for a loss of blood — or any part of the blood, such as red blood cells or platelets. Transfusions are usually given through an intravenous line, a tiny tube that is inserted into a vein with a small needle. The whole procedure usually takes about 2 to 4 hours, depending on how much blood is needed.

To avoid a life-threatening reaction, blood from a donor needs to match the blood type of the person receiving it. There are eight major blood types. They are:

    * O positive (about 38% of the U.S. population has this type)

    * O negative (about 7 % of the U.S. population)

    * A positive (about 34% of the U.S. population)

    * A negative (about 6% of the U.S. population)

    * B positive (about 9% of the U.S. population)

    * B negative (about 2% of the U.S. population)

    * AB positive (about 3% of the U.S. population)

    * AB negative (only about 1% of the U.S. population)

In emergencies, there are certain exceptions to the rule that the donor's blood type must match the recipient's exactly: Blood type O negative is the only type of blood that people of all other blood types can receive. This is helpful in emergency situations when the patient needs a transfusion but their blood type is unknown. Because of this, O negative donors are called "universal donors." People who have type AB blood are called "universal recipients" because they can safely receive any type of blood.

A blood transfusion usually isn't whole blood — it could be any one of the blood's components. For example, some people with cancer need blood transfusions because during chemotherapy the bone marrow may be temporarily unable to make new blood cells. For these people, a transfusion of red blood cells or platelets can help.

Other people might need plasma or only certain parts of plasma. For example, people who have hemophilia, a disease that affects their blood's ability to clot, need plasma or the clotting factors contained in plasma to help their blood clot and prevent internal bleeding.

Where does the blood come from?

In the United States, the blood supply used for transfusions comes from people who volunteer to donate their blood at local blood banks, at community centers during blood drives, or through the American Red Cross. Many people's lives depend on others being willing to donate blood.

When people know they are going to have an operation that might include a blood transfusion, they may choose to receive blood from one of several different places. Most patients choose to receive blood from volunteer blood donors. But some decide to donate their own blood before the surgery. This is called autologous blood donation.

Another option for blood transfusions is called directed donation. This is when a family member or friend donates blood specifically to be used by a designated patient. For directed donation, the donor must have a blood type that is compatible with the recipient's. He or she must also meet all the requirements of a regular volunteer blood donor. There is no medical or scientific evidence that blood from directed donors is safer or better than blood from volunteer donors.

Who can donate blood?

To donate blood, the American Red Cross requires that people be at least 17 years old and weigh more than 110 pounds. (In some states, the age is 16 with a parent's permission.) Donors must be in good health and will be screened for certain medical conditions, such as anemia. Donors who meet these requirements can give blood every 56 days.

People who meet the eligibility requirements will need to give their medical history and pass a physical exam before donating. The medical history includes questions that help blood bank staff decide if there's a risk that donors might have an infection that could be transmitted in their blood.

Are There Any Risks?

A person can't get an infection or disease from giving blood. The needles and other equipment used are sterile and they're used only on one person and then thrown away.

There are a few health risks associated with donating blood. Occasionally, donors may experience nausea, lightheadedness, dizziness, or fainting, but these symptoms usually resolve quickly.

The donor's body usually replaces the liquid part of blood (plasma) within 72 hours after giving blood. It generally takes about 4-8 weeks to regenerate the red blood cells lost during a blood donation. An iron-fortified diet plus daily iron tablets can help rebuild a donor's red blood supply.

How safe is donated blood?

Some people worry about getting diseases from infected blood, but the United States has one of the safest blood supplies in the world. Many organizations, including community blood banks and the federal government, work hard to ensure that the blood supply is safe.

All blood donors must provide a thorough history, including recent travel, infections, medicines, and health problems. In addition, all blood donations are tested for several viruses, including HIV (the virus that causes AIDS), hepatitis B, hepatitis C, syphilis, and West Nile virus. If any of these things are found, the blood is destroyed. Because blood can be infected with bacteria as well as viruses, certain blood components are tested for contamination with bacteria as well.

The U.S. Food and Drug Administration (FDA) regulates U.S. blood banks. All blood centers must pass regular inspections in order to continue their operations.

Do people get sick from transfusions?

Most people tolerate blood transfusions very well. But, like any medical procedure, there are some risks involved. These include the following:

    * Fever. Patients can experience a fever with a blood transfusion, sometimes along with chills, a headache, or nausea. These symptoms can be caused by a reaction between the recipient's immune system and immune cells in the donor’s blood. When this happens, doctors will stop the transfusion and give the patient fever-reducing medication. When the patient's temperature is back to normal, the transfusion can usually continue.

    * Allergic reaction. Allergic reactions to blood transfusions (like hives or itching) happen because of a reaction between the recipient's immune system and proteins in the donated blood. In a few rare cases, an allergic reaction can be severe (a condition called anaphylaxis). Stopping the transfusion and giving the patient medications for allergy, including antihistamines and steroids, can treat these reactions. If the reaction is mild, the transfusion can start again. If it is more serious, doctors may have to take other measures before the patient can be given a transfusion again.

    * Hemolytic reaction. The word hemolysis means the destruction of red blood cells. This reaction can be life threatening. It occurs when the patient's blood and the donated blood do not match. When the types don't match, the recipient's immune system attacks the red blood cells in the donated blood and destroys them. If a hemolytic reaction occurs, doctors stop the transfusion and treat the symptoms. Hemolytic reaction is very rare, though, as health care professionals take many precautions to confirm a patient's and donor's blood are compatible before giving a transfusion.

In almost every situation, the benefits of having a blood transfusion far outweigh the risks.

The Red Cross estimates that 15% of all blood donors in the United States are high school or college students. If you are eligible and wish to donate blood, contact your local blood bank or the American Red Cross for more information on what's involved. You could save someone's life.

Truyền máu

Tìm hiểu về máu

Hẳn là bạn cảm thấy khoẻ hơn nhiều nếu máu ở đúng chỗ trong cơ thể. Nhưng việc truyền máu cũng đã cứu sống nhiều mạng người mỗi ngày đấy. Bệnh viện cần máu cho người bị thương, cũng như cho bệnh nhân mổ tim, cấy ghép nội tạng, điều trị ung thư, và chữa nhiều bệnh khác liên quan đến máu, chẳng hạn như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Thực ra thì ở Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 5 triệu người được truyền máu.

Máu giống như một hệ thống vận chuyển của cơ thể, liên tục cung cấp máu và tiếp nhận máu trở lại. Khi máu lưu thông khắp cơ thể, nó mang khí ô-xy và dưỡng chất đến tất cả các nơi cần thiết. Ngoài ra máu cũng có nhiệm vụ thu thập chất thải, như các-bon-đi-ô-xit, và mang những chất thải này đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.

Máu là một hỗn hợp pha lẫn giữa tế bào và chất lỏng, và mỗi thành phần máu đều có một nhiệm vụ cụ thể:

* Hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển khí ô-xy đến các mô trong cơ thể và thải các-bon-đi-ô-xit. Hồng cầu cấu thành khoảng từ 40 đến 45% máu người và tồn tại trong máu thời gian là 120 ngày. 

* Tế bào bạch cầu là một phần của hệ thống miễn dịch, là “cơ quan phòng thủ” chủ yếu chống nhiễm trùng. Tế bào bạch cầu hình thành chưa đầy 1% máu trong cơ thể người.

* Tiểu cầu là những mảnh tế bào có tác dụng làm cho máu đông cục, ngăn chặn và không cho chảy máu. Tiểu cầu chiếm khoảng 5% máu.

* Huyết tương (pla-xma) là một hỗn hợp màu vàng nhạt gồm nước, prô-tê-in, chất điện phân, hy-đrát-các-bon, cholesterol, hoóc-môn, và vi-ta-min. Khoảng 55% máu trong cơ thể là pla-xma.

Tế bào máu được hình thành trong tuỷ xương, đây là chất xốp nằm trong nhiều xương của cơ thể. Người lớn trưởng thành có khoảng 10 panh máu (gần 5 lít) trong người.

Truyền máu là gì?

Truyền máu là một thủ thuật y học tương đối đơn giản mà bác sĩ sử dụng để bù đắp lượng máu mất đi – hoặc bất kỳ thành phần nào trong máu, chẳng hạn như hồng cầu hoặc tiểu cầu. Truyền máu thường được tiến hành qua đường tĩnh mạch, gồm một ống nhỏ được tiêm vào tĩnh mạch bằng kim tiêm nhỏ. Toàn bộ quá trình này thường mất khoảng chừng từ 2 đến 4 tiếng đồng hồ, tuỳ thuộc vào lượng máu cần được truyền là bao nhiêu.

Để tránh phản ứng nguy hiểm đến tính mạng, nhóm máu của người cho phải tương thích với nhóm máu của người nhận. Có 8 nhóm máu chủ yếu sau đây:

* O+ (khoảng 38% dân số Hoa Kỳ có nhóm máu này)

* O- (khoảng 7 % dân số Hoa Kỳ)

* A+ (khoảng 34% dân số Hoa Kỳ)

* A- (khoảng 6% dân số Hoa Kỳ)

* B+ (khoảng 9% dân số Hoa Kỳ)

* B- (khoảng 2% dân số Hoa Kỳ)

* AB+ (khoảng 3% dân số Hoa Kỳ)

* AB- (chỉ khoảng 1% dân số Hoa Kỳ)

Trong những trường hợp khẩn cấp cũng có một số ngoại lệ nhất định đối với quy luật nhóm máu của người cho phải phù hợp với nhóm máu của người nhận một cách chính xác. Nhóm máu O- là nhóm máu duy nhất mà tất cả các nhóm máu khác đều có thể nhận được. Điều này rất hữu ích trong những trường hợp khẩn cấp khi mà người cần truyền máu không biết nhóm máu mình là gì. Vì vậy, người cho có nhóm máu O- được gọi là “người cho phổ thông/ người có nhóm máu O”. Người có nhóm máu AB được gọi là “người nhận phổ thông” vì những người này có thể nhận được bất kỳ nhóm máu nào một cách an toàn.

Việc truyền máu thường không phải là truyền tất cả các thành phần máu – mà có thể là bất kỳ thành phần nào. Chẳng hạn như một vài người bị ung thư cần truyền máu bởi trong quá trình hoá trị liệu tuỷ xương có thể tạm thời không tạo tế bào máu mới được. Đối với những người này thì việc truyền hồng cầu hoặc tiểu cầu có thể có tác dụng tốt.

Những người khác có thể cần đến pla-xma hay chỉ một số thành phần trong pla-xma. Chẳng hạn như, người bị bệnh máu khó đông – căn bệnh ảnh hưởng khả năng đông tụ máu, rất cần pla-xma hoặc các thành phần đông tụ trong pla-xma nhằm giúp máu đông lại và tránh xuất huyết bên trong.

Máu có từ đâu?

Ở Mỹ, nguồn máu được dùng để truyền do nhiều người tình nguyện hiến máu ở các ngân hàng máu điạ phương, các trung tâm cộng đồng trong suốt các đợt vận động hiến máu, hoặc qua Hội Chữ thập Đỏ Hoa Kỳ. Mạng sống của nhiều người phụ thuộc vào việc sẵn lòng hiến máu của người khác.

Khi người ta biết mình sắp phẫu thuật và có thể phải truyền máu, họ có thể lựa chọn nhận máu ở một trong vài nơi cung cấp máu khác nhau. Hầu hết bệnh nhân thích được truyền máu của người tình nguyện hiến máu. Nhưng cũng có một số người tự hiến máu mình trước ca phẫu thuật. Đây gọi là truyền máu tự thân.

Người ta cũng có thể lựa chọn hiến máu theo yêu cầu đối với việc truyền máu. Đây là khi người trong gia đình hoặc bạn bè hiến máu mà nhất là được sử dụng cho bệnh nhân được chỉ định. Trong trường hợp hiến máu theo yêu cầu thì người cho phải có nhóm máu tương thích với nhóm máu của người nhận. Người hiến máu phải đáp ứng tất cả các yêu cầu của một người tình nguyện hiến máu thực sự. Chẳng có một bằng chứng y học hoặc khoa học nào cho thấy máu truyền từ người hiến theo yêu cầu an toàn hơn hoặc tốt hơn máu của người tình nguyện hiến máu.

Ai có thể hiến máu được?

Để hiến máu, Hội Chữ thập Đỏ Hoa Kỳ yêu cầu người cho máu phải từ 17 tuổi trở lên và cân nặng trên 110 pao. (Ở một số tiểu ban, có thể là 16 tuổi và có sự cho phép của bố mẹ.) Người hiến máu phải có sức khỏe tốt và sẽ được kiểm tra sàng lọc một số bệnh cụ thể nào đó, chẳng hạn như bệnh thiếu máu. Bên cạnh đó, người hiến máu đáp ứng những yêu cầu này có thể cho máu cứ 56 ngày một lần.

Người hội đủ các yêu cầu cần cho biết về tiền sử sức khỏe cua rmình và phải qua cuộc kiểm tra sức khỏe trước khi hiến máu. Tiền sử sức khoẻ bao gồm các câu hỏi có thể giúp cán bộ ngân hàng máu biết được liệu có nguy cơ người hiến máu bị nhiễm trùng có thể lây truyền trong máu của họ hay không.

Có bất kỳ rủi ro nào không?

Việc hiến máu không làm nhiễm trùng hoặc gây bệnh cho người được. Kim tiêm và dụng cụ khác đều vô trùng và chỉ được sử dụng cho một người duy nhất và được bỏ đi.

hiến máu cũng gây một vài vấn đề sức khỏe. Thường thì người hiến máu có thể bị buồn nôn, choáng váng, chóng mặt, hoặc ngất, nhưng các triệu chứng ấy thường có thể khắc phục nhanh chóng.

Cơ thể của người cho máu thường thay thế phần máu lỏng (pla-xma) trong vòng 72 tiếng đồng hồ sau khi hiến máu. Thông thường thì phải mất khoảng chừng 4 đến 8 tuần mới có thể tái tạo lại hồng cầu bị mất trong suốt quá trình hiến máu. Chế độ dinh dưỡng tăng cường sắt và viên bổ sung sắt hằng ngày có thể giúp phục hồi lại nguồn cung cấp máu của người hiến.

Độ an toàn của máu hiến như thế nào?

Một số người lo lắng về việc nhiễm bệnh từ máu của người bệnh, nhưng Hoa Kỳ là một trong những nước có nguồn cung cấp máu an toàn nhất trên thế giới. Nhiều tổ chức, kể cả các ngân hàng máu cộng đồng và chính quyền liên bang, đã làm việc chặt chẽ để đảm bảo nguồn cung cấp máu luôn được an toàn.

Người hiến máu phải cho biết thông tin tiền sử sức khỏe của mình một cách tỉ mỉ như gần đây đi du lịch ở đâu, bị nhiễm trùng gì, sử dụng thuốc gì, và vấn đề sức khỏe như thế nào. Ngoài ra, người hiến máu phải được xét nghiệm một số vi-rút, gồm vi-rút HIV (vi-rút gây bệnh AIDS), viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, giang mai, và vi-rút West Nile. Nếu phát hiện ra bất kỳ loại vi-rút nào trên đây thì máu sẽ bị hủy ngay tức khắc. Bởi máu có thể bị nhiễm khuẩn và nhiễm vi-rút nên người ta cũng xét nghiệm một số thành phần máu để xem có bị nhiễm khuẩn không. 

Cơ quan kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) có nhiệm vụ kiểm soát các ngân hàng máu ở Hoa Kỳ. Tất cả các trung tâm máu phải được kiểm duyệt đều đặn để tiếp tục hoạt động của mình.

Người ta có bị bệnh do truyền máu không?

Hầu hết mọi người đều có thể dung nạp máu truyền rất tốt. Nhưng, cũng giống như bất kỳ một quy trình y học nào khác thì quy trình truyền máu cũng gây một số nguy cơ:

* Sốt. Bệnh nhân có thể bị sốt do truyền máu, đôi khi đi kèm triệu chứng ớn lạnh, nhức đầu, hoặc buồn nôn. Những triệu chứng này có thể gây ra do phản ứng giữa hệ miễn dịch của người nhận và tế bào miễn dịch trong máu của người cho. Khi bị phản ứng này thì bác sĩ sẽ ngưng truyền máu và cho bệnh nhân thuốc hạ sốt. Khi thân nhiệt của người bệnh bình thường trở lại thì việc truyền máu thường có thể tiếp tục.

* Phản ứng dị ứng. Dị ứng với việc truyền máu (như nổi mề đay hoặc ngứa) có thể xảy ra do phản ứng giữa hệ miễn dịch của người nhận và prô-tê-in trong máu của người hiến. Trong một số trường hợp hiếm thấy thì phản ứng dị ứng này có thể nghiêm trọng (chứng bệnh này gọi là sốc mẫn cảm). Ngưng truyền máu và cho bệnh nhân dùng thuốc dị ứng, như thuốc kháng histamine và xtê-rô-ít có thể giúp giảm triệu chứng này. Nếu phản ứng xảy ra nhẹ thì có thể truyền máu lại được. Ngược lại nếu bệnh nhân bị dị ứng nặng thì bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp khác trước khi cho bệnh nhân truyền máu trở lại.

* Phản ứng tán huyết. Thuật ngữ dung huyết (tiêu máu) có nghĩa là sự phá huỷ hồng cầu. Phản ứng này có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nó xảy ra khi máu của người nhận và máu của người cho không tương thích nhau. Khi các nhóm máu không tương thích nhau thì hệ miễn dịch của người nhận tấn công hồng cầu trong máu truyền và tiêu diệt chúng. Nếu phản ứng tán huyết xảy ra thì bác sĩ sẽ ngưng truyền máu và điều trị các triệu chứng. Phản ứng này rất hiếm gặp, dẫu vậy, các chuyên gia y tế nên hết sức đề phòng nhằm xác định máu của bệnh nhân và máu của người cho tương thích với nhau trước khi truyền máu.

Hầu hết các trường hợp thì lợi ích của việc truyền máu đều cao hơn tỉ lệ rủi ro.

Hội Chữ thập đỏ ước tính 15% số người hiến máu ở Hoa Kỳ là học sinh trung học hoặc sinh viên các trường cao đẳng, đại học. Nếu bạn đủ điều kiện và muốn hiến máu thì hãy liên hệ với ngân hàng máu ở địa phương mình hoặc Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ để biết thêm thông tin. Bạn có thể cứu sống được một người nào đó đấy.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.