Ghi chú của biên tập: CNN quốc tế (CNN International) đã ra mắt một loạt bài kéo dài một năm "Giá mà chúng tôi trả," vào tuần này. Trong đó, CNN sẽ nghiên cứu kỹ những yếu tố và ảnh hưởng trực tiếp của sự bất ổn giá toàn cầu ở khắp nơi trên thế giới.
(CNN) -- Ở tỉnh Sơn Đông thuộc miền đông bắc Trung Quốc, được xem là khu trung tâm sản xuất ngũ cốc của quốc gia, nạn hạn hán tồi tệ nhất trong 60 năm qua đã làm dấy lên sự lo ngại về việc thiếu hụt lương thực đối với nhà sản xuất lúa mì lớn nhất thế giới này.
Nước Nga, quốc gia vẫn còn đang quay cuồng do một nạn hạn hán đã làm giảm năng suất thu hoạch lúa mì xuống còn chỉ gần 40% và hối thúc Moscow cấm xuất khẩu vào mùa hè năm ngoái, lúc này lại hy vọng về những giống cây trồng mới, dễ chịu với thời tiết của vụ này sẽ dẫn đến tiếp tục xuất khẩu lúa mì trở lại. Tuy nhiên, đất đai bị hư hại do nạn hạn hán gây ra đồng nghĩa với việc gần 10% đồng lúa ở Nga không thể trồng lúa mì được trong năm nay.
Phương tiện truyền thông xã hội có thể đã châm ngòi cho những ngọn lửa cách mạng lật đổ chính quyền ở Tunisia và Ai Cập và gây ra nhiều cuộc biểu tình khắp Trung Đông. Nhưng “ngọn lửa châm ngòi” được nhen nhóm trên “những chất dễ cháy” như mức thất nghiệp cao, tham nhũng và giá lương thực tăng. Nó là dấu hiệu cho thấy rắc rối ở Tunisia bắt đầu bằng việc hy sinh tính mệnh của Mohamed Bouazizi, người bán hàng rong chống lại cảnh sát khi họ đòi giữ xe bán hàng của anh ấy.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta phải cẩn thận, với tư cách là một cộng đồng quốc tế, không để cho giá thực phẩm không [chỉ] đe doạ an ninh quốc gia ở nhiều nước, mà còn đe doạ an ninh toàn cầu, " Ngozi Iweala, Giám đốc Điều hành của Ngân hàng Thế giới, tuyên bố với CNN.
Tăng giá lương thực đã đẩy gần 44 triệu người lâm vào cảnh nghèo đói kể từ hồi tháng sáu, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới đã công bố tuần này, đẩy số người đói kinh niên lên đến 1 tỉ.
Giá thực phẩm toàn cầu tăng 29% trong năm qua vì những cú sốc thời tiết như là nạn hạn hán ở Nga và việc cấm xuất khẩu sau đó, cũng như mức tiêu thụ nhiên liệu sinh học tăng và nhu cầu tăng cao từ các nền kinh tế mới nổi lên như là Braxin, Ấn Độ và Trung Quốc.
Lạm phát tăng là mối quan tâm hàng đầu của Trung Quốc
Tăng giá đã bắt đầu bằng việc tăng giá đường và lúa mì lên khoảng 20%. Dầu và chất béo được dùng trong nấu ăn tăng 22%, theo Ngân hàng Thế giới.
"Qua nghiên cứu chúng tôi thấy giá lúa mì toàn cầu cao hơn trực tiếp góp phần làm tăng mạnh giá lúa mì trong nước ở nhiều quốc gia," Robert Zoellick, chủ tịch ngân hàng thế giới, đã nói vào đầu tuần này. "Chỉ trong vòng sáu tháng, giá lúa mì tăng lên hơn 50% ở Kyrgyzstan; 45% ở Bangladesh và 33% ở Mông Cổ."
Tăng giá lương thực dẫn đến xung đột chính trị. Các quốc gia ở miền bắc châu Phi và Trung Đông - - nơi đất canh tác ở đó khan hiếm - - đã sục sạo mua ngũ cốc ở Đông Âu và Trung Á.
Khi Rachid Rachid còn là Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp của Ai Cập, ông đã đích thân lùng sục khắp thế giới để mua lúa mì - - với các chuyến viếng thăm đến nước Nga và Trung Á - - để cố gắng đáp ứng nhu cầu sáu triệu tấn trong nước một năm.
"Thực tế bạn biết là bạn cần số lượng nhiều như thế này để cung cấp cho mọi người ở Ai Cập và khi biết là không có số lượng nhiều như thế ở trên thế giới sẽ làm bạn thật sự lo sợ," Rachid phát biểu với CNN.
Giá của m ột ki-lô-gam hành ở Ấn Độ gần như tăng gấp đôi từ tháng chín đến tháng 12, dẫn đến bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu trong tuần này sau khi nông dân Ấn Độ phản đối và giá hành tụt xuống. Giá thực phẩm Trung Quốc tăng 10.3% vào tháng giêng, làm tăng sự lo ngại về sự “quá nóng” của nền kinh tế.
Ở Hoa Kỳ, giá tiêu dùng chỉ tăng 1.6% vào tháng giêng, nhưng như CNNMoney báo cáo, giá quần áo, dụng cụ và thực phẩm dự định sẽ tăng lên khi nhu cầu đang tăng cao từ những nền kinh tế mới nổi lên làm tăng chi phí của nguyên liệu.
“Đây là vấn đề khiến chúng ta cần thực sự chú ý tới, bởi vì nó tác động đến những gì “dễ nhạy cảm” nhất: trẻ em, phụ nữ, phụ nữ có thai và nó thật sự tác động đến tầng lớp nghèo," theo Iweala , thuộc Ngân hàng Thế giới nhận xét.