Tin được đưa bởi Jonathan Amos, phóng viên khoa học, BBC News
Tàu vũ trụ Stardust của NASA đã lướt nhanh qua sao chổi Tempel 1.
Cuộc gặp gỡ vào đầu ngày thứ ba (theo giờ GMT) giúp các nhà khoa học có được thông tin chính xác là làm sao những quả bóng băng và bụi lớn theo thời gian sẽ thay đổi đi.
Tempel 1 lại được viếng thăm bởi một tàu thăm dò khác vào năm 2005. Nó bắn một vật phóng vào thân của sao chổi này để làm hỗn loạn bề mặt ngoài.
Những hình ảnh được ghi lại bởi Stardust sẽ tiết lộ phạm vi của chỗ đất lún và các biến đổi khác có thể đã xảy ra trên vật thể có bề rộng 7,5 km này.
Theo yêu cầu thì tàu vũ trụ này sẽ phải tiếp cận sao chổi trong vòng khoảng cách 200 km (tương đương 120 dặm) so với nhân của nó.
Tàu vũ trụ này được lệnh phải chụp hơn 70 ảnh có độ phân giải cao; dụng cụ phân tích bụi của nó cũng đang thăm dò môi trường xung quanh vật thể này.
Sự kiện này đã xảy ra tại một khoảng cách rất lớn so với Trái đất – khoảng 336 triệu km (tương đương 209 triệu dặm).
Những hình ảnh này được dự định chiếu rọi trở lại trái đất qua Stardust vào cuối ngày thứ ba.
Jonathan.Amos-INTERNET@bbc.co.uk